Mọi người thấy nền giáo dục Nhật Bản từ những năm sau thế chiến thứ hai đến những năm gần đây như thế nào?
giáo dục
,lịch sử
,xã hội
Theo lý thuyết:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, công cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến (1945-1950) được xúc tiến với sự hợp tác của ba lực lượng: các nhà giáo dục Nhật Bản, các viên chức phụ trách giáo dục và thành viên Sứ đoàn giáo dục đến từ Mỹ. Cuộc cải cách giáo dục này được tiến hành toàn diện từ hệ thống trường học, tài chính giáo dục, cơ cấu tổ chức bộ giáo dục, hệ thống hành chính giáo dục địa phương cho tới khóa trình giáo dục… Thay đổi lớn nhất và trước hết là thay đổi về triết lý giáo dục.
Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, có mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là người công dân có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học…
Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, có mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là người công dân có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học…
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thuy Van
Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, có mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là người công dân có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học…
Như Quỳnh
Mình không rõ về lịch sử của họ, nhưng về cơ bản nền giáo dục tại Nhật khiến mình khá ngưỡng mộ. Họ đề cao tính tự lập, phản chiếu rất rõ truyền thống, tính cách, phong cách học tập và làm việc của người Nhật Bản. Mỗi khi nhắc đến nền giáo dục tại đây thì mình luôn vô thức nghĩ đến kỷ luật và sự tự giác. Đó cũng là điều mà hiếm có nền giáo dục nào làm được, cũng là phong cách mà Việt Nam cần học hỏi🤔