Mọi người nghĩ thế nào về việc đăng ký hiến xác và nội tạng?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

sức khoẻ

,

tâm sự cuộc sống

Mình đã quyết định đi hiến tạng trước ngày sinh nhật 18 tuổi của mình, đăng ký hiến tạng - như một món quà dành cho mình và cho đời.
Trước khi đăng ký hiến tạng, Mình cũng có đôi chút băn khoăn vì những lời nói thiếu tích cực của người khác.
Mẹ của một bệnh nhân chết não đã hiến tạng ở Bà Rịa - Vũng Tàu xúc động chia sẻ: “Con tôi ngã xuống nhưng cho nhiều người đứng dậy. Tôi thật sự tự hào về con mình. Bố Mẹ mình hay bảo: “Người chết là hết, xuống đất rồi cũng chỉ là thức ăn cho con giun con dế.” Mình thấy bố nói đúng và suy nghĩ rằng mình sống bấy nhiêu năm trên cuộc đời rồi kết thúc cũng chỉ là thức ăn cho những sinh vật cấp thấp hơn, vậy tại sao không nhường cơ hội sống ấy cho một hoặc nhiều người khác? Hãy để cánh cửa khép lại với mình trở thành cánh cửa mới, một cơ hội sống cho một hoặc nhiều người khác. Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại 4.0 rồi nên đừng đặt nặng chuyện "chết phải toàn thây" nữa. Biết đâu nếu linh hồn có tồn tại, chúng ta sẽ càng thanh thản và an yên vì những điều tốt đẹp ta để lại cho đời.
Đúng vậy. Một đốm lửa nhỏ dù tắt đi vẫn có thể nhóm lên nhiều ngọn lửa khác. Biết rằng đây chỉ là một điều nhỏ bé nhưng mình mong điều nhỏ bé này sẽ lan tỏa đến mọi người ạ. Mình mong rằng sau này mình mất thì sẽ được hồi sinh 1 lần nữa ở 1 cơ thể khác.
Trả lời
Mình đã quyết định đi hiến tạng trước ngày sinh nhật 18 tuổi của mình, đăng ký hiến tạng - như một món quà dành cho mình và cho đời.
Trước khi đăng ký hiến tạng, Mình cũng có đôi chút băn khoăn vì những lời nói thiếu tích cực của người khác.
Mẹ của một bệnh nhân chết não đã hiến tạng ở Bà Rịa - Vũng Tàu xúc động chia sẻ: “Con tôi ngã xuống nhưng cho nhiều người đứng dậy. Tôi thật sự tự hào về con mình. Bố Mẹ mình hay bảo: “Người chết là hết, xuống đất rồi cũng chỉ là thức ăn cho con giun con dế.” Mình thấy bố nói đúng và suy nghĩ rằng mình sống bấy nhiêu năm trên cuộc đời rồi kết thúc cũng chỉ là thức ăn cho những sinh vật cấp thấp hơn, vậy tại sao không nhường cơ hội sống ấy cho một hoặc nhiều người khác? Hãy để cánh cửa khép lại với mình trở thành cánh cửa mới, một cơ hội sống cho một hoặc nhiều người khác. Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại 4.0 rồi nên đừng đặt nặng chuyện "chết phải toàn thây" nữa. Biết đâu nếu linh hồn có tồn tại, chúng ta sẽ càng thanh thản và an yên vì những điều tốt đẹp ta để lại cho đời.
Đúng vậy. Một đốm lửa nhỏ dù tắt đi vẫn có thể nhóm lên nhiều ngọn lửa khác. Biết rằng đây chỉ là một điều nhỏ bé nhưng mình mong điều nhỏ bé này sẽ lan tỏa đến mọi người ạ. Mình mong rằng sau này mình mất thì sẽ được hồi sinh 1 lần nữa ở 1 cơ thể khác.

Quan điểm của người Á Châu mình, cứ hễ việc gì liên quan tới chết chóc, qua đời là cực kì sợ, hay hạn chế tối đa đến việc nhắc tới nó. Do đó, phần lớn những người dù rất muốn đăng ký hiến mô, hiến tạng nhân đạo, nhưng suy nghĩ không loại bỏ được tiêu cực, thì không thể thực hiện được, bản thân mình tới bây giờ mới hoàn toàn thoải mái về tâm lý để làm điều này.

Thể xác là vật chất, khi chúng ta mất đi cũng chẳng thể mang theo, thôi thì ta hiến tặng cho Khoa học để những người cần còn có thể dùng được. Và với riêng mình, nó còn là lý tưởng nữa: "01 giọt máu cho đi, 01 cuộc đời ở lại".

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

"Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,

Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình".

Hiến xác, hiến nội tạng?

Hiến tạng là rất quý, các bệnh viện cho biết luôn thiếu và rất thiếu. Trong trường hợp lý tưởng, một người hiến tạng có thể cứu được 8-10 người.

Mình chết đi nhưng để lại sự sống của người khác. Như vậy dù không góp mặt trên cuộc đười này nữa nhưng sẽ chẳng phải luyến tiếc vì giữ gì cho riêng mình. Cuộc sống kết thúc một cách đầy trân trọng và ý nghĩa bạn à. Mình nghĩ vậy.

Thông thường một người có ý định hiến tạng khi họ trải qua những thăng trầm, biến cố của cuộc sống, hoặc khi họ ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Còn những người trẻ đang khỏe mạnh, yêu đời và đang hưởng thụ cuộc sống, trước họ là cả một đoạn đường dài chưa đi, việc nghĩ đến sẽ cho người lạ một phần cơ thể mình là rất khó.
Để đi tới quyết định hiến tạng không phải là một phút giây bồng bột, mà là cả một quá trình dài đấu tranh tâm lý, tìm hiểu kỹ lưỡng, kèm theo đó là sự lo sợ thi thoảng len lỏi vào những lúc trong đầu chớm đưa ra quyết định.

Nhưng không phải ai cũng tự quyết hoặc được gia đình, người thân ủng hộ về quyết định hiến tạng, hiến xác. Có những ý kiến "chống hiến tạng" ra đời. Lý do và lập luận của những người ngoài cuộc đưa ra lời khuyên không nên hiến tạng thường cũng rất có lý. Và gia đình mình cũng vậy. Mỗi lần mình nhắc đến hiến tạng thì cả bà và bố mẹ mình nghe chừng rất không hài lòng.

Rào cản lớn nhất trong việc hiến tạng ngày nay vẫn là định kiến và quan niệm cũ. Ngay cả với những người đồng ý cho người thân hiến tạng sau đó cũng phải chịu áp lực từ những chỉ trích của họ hàng và bạn bè.

Nhưng mình mong sớm thôi, gia đình mình sẽ chấp thuận mong muốn của mình. Xã hội cũng sẽ có cái nhìn thoáng hơn, nhân đạo hơn về việc làm vô cùng ý nghĩa này.

Mình suy nghĩ đơn giản lắm. Đằng nào khi chết đi, thân xác này không chôn để phân hủy từ từ thì cũng là một hũ tro cốt, không hơn không kém, chẳng để là gì.Thay vì để thân xác này, nội tạng này chết đi theo ta thì sao không để nó sống trong thân thể của một người khác nhỉ😊

https://cdn.noron.vn/2022/05/06/5594529712938689-1651772330.jpg

Đây là một nghĩa cử cao đẹp. Đáng ủng hộ, cơ thể của bạn sẽ được tiếp tục sống thêm một đời nữa... Nhưng mình cũng mong bạn hiểu là cơ thể của bạn không phải chỉ để cấy ghép trực tiếp vào người đâu. Mà một cách gián tiếp. Các bộ phận cơ thể được hiến sẽ trở thành công cụ để học cho các bạn sinh viên Y. Các bạn ấy cũng đang thiếu mẫu để thực hành lắm. Nói chung là nhiều người không chịu đc cái vấn đề này nên là có những gia đình vẫn đến xin lại một phần xác dù đã bị hiến. Bạn đọc Khi hơi thở hóa thinh không sẽ hiểu.
.
Nhưng dù sao ai lựa chọn thế nào cũng nên tôn trọng, trở thành công cụ học cho bác sĩ tương lai cũng là một cách cứu người.
Mình thấy đây là một nghĩa cử cao đẹp và nên được nhân rộng ra trong xã hội. Sau khi chết, các hành động đã được gieo trồng không mất đi và được tồn tại dưới hình thức năng lượng hạt giống trong kho tàng tâm thức. Các hạt giống nghiệp đi theo sự tái sinh của con người từ kiếp này sang kiếp khác, góp phần tạo ra các phẩm chất, thiên tính, lối sống, cá tính, làm cho người A khác với người B, C, D.
Nếu sức khỏe mô tạng tốt, thông thường, người hiến mô tạng có thể trao quyền được sống cho 6-13 người. Hành động hiến mô tạng là phúc lành cho nhiều người và gia đình của mình. Về phương diện nhân quả, người hiến mô tạng do gieo nhân cho người khác sẽ đạt quả phúc về sức khỏe và tuổi thọ, cuộc sống tốt đẹp cho kiếp sau.