Mọi người nghĩ sao với quan điểm ''vì ngày xưa tao bị bố mẹ đánh nên giờ tao mới nên người''?
thinking hub
Chào bạn, mình nghĩ quan điểm này mạng đậm tính "cá nhân". Vì nó mang tính cá nhân nên có lẽ nó sẽ đúng với cá nhân ấy. Nhưng đây không phải là một chân lý hay quy luật. Vì trâu bò, ngựa có thể bị ăn roi thường xuyên, nhưng các loài ấy cũng đâu có "nên người" phải không?
Giáo dục cần kiên trì và tinh tế để hạn chế tối đa hành vi đánh đập, đòn roi. Nhưng trong thực tế, đúng là có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng đòn roi kết hợp với giảng giải, cảm hóa. Đó là những trường hợp đáng thương, vì không cha mẹ nào tự hào khi đánh con, bạn ạ. Những trận đòn là biểu hiện của sự tuyệt vọng hoặc bi thương khi chính bản thân người lớn đã trưởng thành theo cách ấy, nên không biết/không tin rằng trên đời này còn có những hình thức giáo dục tốt hơn.
Còn một hướng tiếp cận khác nữa, nếu chúng ta chú ý sẽ thấy: đó là khi mình mắc sai lầm mà có người giúp mình sửa sai, cảnh tỉnh cho mình thì mình mới biết hối cải. Bạn từng xem bộ phim Tây Du Ký chứ? nếu đại náo Thiên Cung xong mà Tôn Ngộ Không không gặp được Phật Tổ thì có lẽ đã không biết tu tâm dưỡng tính mà vẫn ngông cuồng gây họa.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ quan điểm này mạng đậm tính "cá nhân". Vì nó mang tính cá nhân nên có lẽ nó sẽ đúng với cá nhân ấy. Nhưng đây không phải là một chân lý hay quy luật. Vì trâu bò, ngựa có thể bị ăn roi thường xuyên, nhưng các loài ấy cũng đâu có "nên người" phải không?
Giáo dục cần kiên trì và tinh tế để hạn chế tối đa hành vi đánh đập, đòn roi. Nhưng trong thực tế, đúng là có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng đòn roi kết hợp với giảng giải, cảm hóa. Đó là những trường hợp đáng thương, vì không cha mẹ nào tự hào khi đánh con, bạn ạ. Những trận đòn là biểu hiện của sự tuyệt vọng hoặc bi thương khi chính bản thân người lớn đã trưởng thành theo cách ấy, nên không biết/không tin rằng trên đời này còn có những hình thức giáo dục tốt hơn.
Còn một hướng tiếp cận khác nữa, nếu chúng ta chú ý sẽ thấy: đó là khi mình mắc sai lầm mà có người giúp mình sửa sai, cảnh tỉnh cho mình thì mình mới biết hối cải. Bạn từng xem bộ phim Tây Du Ký chứ? nếu đại náo Thiên Cung xong mà Tôn Ngộ Không không gặp được Phật Tổ thì có lẽ đã không biết tu tâm dưỡng tính mà vẫn ngông cuồng gây họa.
Huyền Hà
Với mình, mọi quan điểm dạy con mà liên quan đến hai từ đánh đập thì đều vô tác dụng hết. Bởi vì mình cũng chính là đứa trẻ lớn lên trong phương pháp giáo dục như vậy, dù bản thân mình không thật sự oan ức nhưng cứ lôi ra mà đánh thì mình càng không chịu nghe lời. Không phải đôi khi mà rất nhiều khi, đòn roi sẽ phản tác dụng hoàn toàn, nó chỉ khiến đứa trẻ trở nên khó bảo khó chiều nổi loạn hơn mà thôi.
Giáo dục con trẻ phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như sự kiên nhẫn, vì đơn giản trẻ con thì không biết nhiều như người lớn, vậy nên đừng đòi hỏi chúng phải thế này thế kia đúng như ý nguyện của gia đình. Đánh đập âu chỉ là một vòng lặp hèn nhát khiến tổn thương của các thế hệ sau ngày một lớn hơn thôi.
Bùi Xuân Vy
tùy từng hoàn cảnh và từng trường hợp thôi =)))) nếu b là đứa không thể dạy bằng lời nói thì phải dạy bằng đòn roi. Sự nghiêm khắc của đòn roi sẽ làm b nên người, nhưng lạm dụng đòn roi thì đâu hẳn đã tốt, đánh nhiều quá đâm ra lì đòn, đứa trẻ chẳng còn sợ mỗi khi cha mẹ cầm roi dọa nữa. Nó trơ hơn và khi đó đòn roi lại tác dụng ngược. Nói chung mình thấy giáo dục con trẻ không phải chuyện dễ, còn phải tùy tính cách từng đứa mà đưa ra biện pháp phù hợp vì không phải đứa nào cũng giống nhau. Cho nên nếu có ai nói với b điều trên thì cũng chẳng phải suy nghĩ nhiều, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh😁