Mọi người nghĩ sao về việc 2 bạn nhỏ tác động vật lý lên chú mèo Golden ngay mùng 3 Tết (Chủ của chú mèo là chị facebook Uyên Nguyễn)?

  1. Sinh vật cảnh

  2. Xã hội

  3. Tâm lý học

Mình đọc nhiều comment nói rằng: Phải trách bố mẹ 2 đứa nhỏ chứ. Vì sự việc đáng tiếc này là do giáo dục mà ra.
Nhưng mình thấy vừa nên trách cha mẹ, vừa nên trách 2 đứa nhỏ nữa. Cho dù là trẻ con đi nữa, thì dám làm những việc đó mà không ghê tay thì thực sự không biết 2 đứa nhỏ có vấn đề gì nữa. 
Link tham khảo về vụ việc: 
https://facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0EKrqLwvqwdY1J9q6GumKzxKp9vgG9Q5ZoDWCh6FCZzHnroB9ZS1Un2UbC3RzFQHCl facebook.com

 

 

Từ khóa: 

sinh vật cảnh

,

xã hội

,

tâm lý học

Hành động của hai cháu bé khiến anh nhớ tới bộ phim "Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân". Trong đó có cảnh chú tiểu từng buộc đá, nhét đá vào các con vật nhỏ khiến chúng khổ sở và chết.

Với anh thì "nhân chi sơ tính bản thiện" và "nhân chi sơ tính bản ác" đều đúng. Bởi con người khi còn vô minh, thì không đủ năng lực để nhận biết đâu là thiện, đâu là bất thiện và nhân quả: chúng ta luôn nhận được những gì đã gieo, và thứ chúng ta nhận được sẽ luôn lớn hơn thứ chúng ta đã gieo.

Vì vậy con người cần được giáo dục. Vì nếu không có giáo dục, thì con người sẽ quay về với giống loài bản năng, ích kỷ, reo rắc đau khổ và rồi nhận lại đau khổ gấp đôi. Nói cách khác, dù mang hình người, nhưng chưa qua giáo dục thì con người vẫn chưa nên người.

Câu nói đầu tiên bóp nghẹn sự giáo dục là "trẻ con biết gì" trước mỗi sai lầm của các em. Ai cũng từng ít nhiều mắc sai lầm, nhưng sai lầm cần trở thành bài học để từng bước hoàn thiện nhân cách. Khi trẻ lầm lỗi, cha mẹ cần chỉ ra cho con thấy hành vi ấy sẽ để lại hậu quả như thế nào đối với chính bản thân các em và những cá thể xung quanh các em. Trách mắng cũng có thể có ích, nếu giúp các em mở mang hiểu biết, nhưng trách mắng sẽ là vô ích nếu nó chỉ mang đến nỗi sợ và sự khuất phục.

Trong khi quan sát trẻ em, anh nhận thấy sẽ có một số bạn nhỏ rất yêu thích tìm hiểu về thú vật, ngược lại một số bạn nhỏ rất thờ ơ khi thấy thú vật và một số bạn nhỏ rất sợ một số loài vật. Đây là một gợi ý quan trọng để nhận biết tâm tính và định hướng giáo dục con cái mà cha mẹ thường hay bỏ lỡ.

Chỉ người dại khờ mới thích gây đau khổ và thương tổn cho người khác, vì họ sẽ nhận lại những thứ ấy gấp đôi và thậm chí gấp ba nếu lương tâm cũng lên tiếng.

Trả lời

Hành động của hai cháu bé khiến anh nhớ tới bộ phim "Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân". Trong đó có cảnh chú tiểu từng buộc đá, nhét đá vào các con vật nhỏ khiến chúng khổ sở và chết.

Với anh thì "nhân chi sơ tính bản thiện" và "nhân chi sơ tính bản ác" đều đúng. Bởi con người khi còn vô minh, thì không đủ năng lực để nhận biết đâu là thiện, đâu là bất thiện và nhân quả: chúng ta luôn nhận được những gì đã gieo, và thứ chúng ta nhận được sẽ luôn lớn hơn thứ chúng ta đã gieo.

Vì vậy con người cần được giáo dục. Vì nếu không có giáo dục, thì con người sẽ quay về với giống loài bản năng, ích kỷ, reo rắc đau khổ và rồi nhận lại đau khổ gấp đôi. Nói cách khác, dù mang hình người, nhưng chưa qua giáo dục thì con người vẫn chưa nên người.

Câu nói đầu tiên bóp nghẹn sự giáo dục là "trẻ con biết gì" trước mỗi sai lầm của các em. Ai cũng từng ít nhiều mắc sai lầm, nhưng sai lầm cần trở thành bài học để từng bước hoàn thiện nhân cách. Khi trẻ lầm lỗi, cha mẹ cần chỉ ra cho con thấy hành vi ấy sẽ để lại hậu quả như thế nào đối với chính bản thân các em và những cá thể xung quanh các em. Trách mắng cũng có thể có ích, nếu giúp các em mở mang hiểu biết, nhưng trách mắng sẽ là vô ích nếu nó chỉ mang đến nỗi sợ và sự khuất phục.

Trong khi quan sát trẻ em, anh nhận thấy sẽ có một số bạn nhỏ rất yêu thích tìm hiểu về thú vật, ngược lại một số bạn nhỏ rất thờ ơ khi thấy thú vật và một số bạn nhỏ rất sợ một số loài vật. Đây là một gợi ý quan trọng để nhận biết tâm tính và định hướng giáo dục con cái mà cha mẹ thường hay bỏ lỡ.

Chỉ người dại khờ mới thích gây đau khổ và thương tổn cho người khác, vì họ sẽ nhận lại những thứ ấy gấp đôi và thậm chí gấp ba nếu lương tâm cũng lên tiếng.

Mình không phải một người thích động vật đâu, nhưng mỗi khi đọc những vụ việc như thế này mình lại đau lòng vô cùng. Với mình thì trẻ em không hoàn toàn là một trang giấy trắng, chỉ là chúng chưa bộc lộ cá tính của mình ra thôi.

Thế nhưng cha mẹ chính xác lại là tấm gương phản chiếu tính cách của con cái. Trong vụ này, rõ ràng là sự nuông chiều và thái độ coi thường của cha mẹ là động lực để những đứa trẻ tiếp tục những hành vi gây tổn hại đến người khác, đến các động vật khác. Đây không phải sự bảo vệ con cái, đây là bao che và khuyến khích những hành vi sai trái. Phải mình có khi mình còn đem đi kiện :))))))