Mọi người nghĩ sao về thị trường sách hiện nay?

  1. Giáo dục

  2. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  3. Xã hội

Chào mọi người, mình có thắc mắc khá lớn như sau:
Trên fb hiện tại có rất nhiều quảng cáo là giúp tác giả viết sách nhanh gọn, handle dịch vụ từ a tới z và tác giả cũng không cần phải là chuyên gia?
Mình khá băn khoăn trước những quảng cáo này. Những cuốn sách đó ra sẽ được xếp vào kệ nào trong các nhà sách, và lời đề tựa sẽ có nội dung gì? Lật lại thời gian trước, khi sách bổ trợ cho hs tiểu học khá hot, có nhiều bài toán luyện tập tính toán mà đề bài gây tranh cãi, vd như: "N có 5 ngón tay, N bị đ.ứ.* mất 3 ngón hỏi N còn mấy ngón" Chống sách lậu được dân mọt khá hưởng ứng vậy những sách chính cống từ nxb như trên có nên được bài trừ?
Từ khóa: 

giáo dục

,

thấu ngành hiểu nghề

,

xã hội

Mình có đọc được bài viết này, có lẽ liên quan đến câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo nhé:

Trả lời

Mình có đọc được bài viết này, có lẽ liên quan đến câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo nhé:

Cái đáng buồn nhất mà mình thấy bây giờ là sách lậu, sách nhảm công khai bán tràn lan mà cơ quan chức năng không í ới gì. Có cầu thì ắt có cung, không phải tự nhiên mà đống sách đó hot một cách lạ thường như vậy. Thay vì đặt câu hỏi về thị trường sách, mình nghĩ nên hỏi từ thị hiếu công chúng bây giờ thế nào, tại sao họ có thể chấp nhận được những nội dung như vậy.

Xin mượn tạm cách nói của giới trẻ khi nói về teenfic thì một số loại sách hiện nay quả thực là "não tàn". Riết cứ thế này thì nên ra quy định ai mới có quyền được viết sách, nội dung như thế nào mới được xuất bản, tuyên truyền sai lệch sẽ bị phạt những gì,... Có vậy mới hy vọng được vào một thị trường sách "sạch". 

Cá nhân mình nhận định để có thể phát hành sách không phải là chuyện dễ dàng dùng tiền là có thể giải quyết. Hiển nhiên có một số người đã sử dụng phương thức không minh bạch này để ra mắt sách nhằm quảng bá thương hiệu cá nhân. Chất lượng cuốn sách ra sao, hữu ích như nào thì tạm thời chưa bàn đến khi cái danh xưng tác giả của một đầu sách thực sự quá mĩ miều và đầy thu hút. Cũng vì vậy mà có một số đầu sách trên thị trường nội dung sáo rỗng và kém chất lượng.

Để có thể xuất bản sách phải trải qua nhiều công đoạn kiểm duyệt vô cùng gắt gao, nhất là khâu xin phép. Bản thảo phải gửi đến nhà xuất bản, phải được kiểm tra từ nội dung, ý nghĩa, về ngôn từ lẫn hình ảnh nhằm đảo bảo những chuẩn mực nhất định cũng như tính thương mại trước khi được triển khai. Giai đoạn này thường khá mất thời gian do phải chỉnh sửa và làm việc qua lại giữa nhà xuất bản và các tác giả nhằm trau truốt cho tác phẩm trước khi góp mặt trên thị trường vốn cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu như mắt nhắm mắt mở, làm ngơ hay có những tiêu cực xảy ra trong quá trình này thì thương hiệu, uy tín của nhà xuất bản sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn. So với số tiền "bôi trơn" mà họ nhận được chả bao nhiêu thì quả là lợi bất cập hại. Ngoài ra, còn là lương tâm của người làm sách, mang đến cho người đọc những ấn phẩm giá trị, chất lượng góp phần nâng cao dâng trí người Việt luôn là mục tiêu của những nhà xuất bản uy tín. Do đó mình không nghĩ họ lại đưa ra quyết định thiếu cân nhắc như vậy.

Đây là quan điểm của mình, mong nhận được phản hồi từ bạn.

https://glints.com/vn/blog/wp-content/uploads/2022/07/nha%CC%80-xua%CC%82%CC%81t-ba%CC%89n-to%CC%82%CC%89ng-ho%CC%9B%CC%A3p-tphcm.jpg
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi Luật Xuất bản năm 2004 có hiệu lực, sách lậu ít hơn bây giờ. Với sự ra đời của Luật Xuất bản, mọi thủ tục in ấn, phát hành dường như thông thoáng hơn. Nhưng chính việc cấp phép dễ dàng cũng là một trong những nguyên nhân khiến sách lậu được in tràn lan.

Nhà sách thua chiếu sách lậu

Những chiếu sách lậu luôn trong tình trạng đông khách, trong khi tại các nhà sách, người mua chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu chỉ đến "hóng mát". Khi được hỏi giữa "sách lậu" và "sách không lậu", đa số độc giả đều có chung lựa chọn "sách lậu"! Thực tế này không khó hiểu, bởi bản thân sách lậu có ưu thế giá rẻ bằng một nửa giá bìa "sách không lậu", mà hình thức cũng không kém sách thật. Điều đáng nói là sách thật chưa ra đến thị trường, sách lậu đã bán được hàng ngàn cuốn. Chính vì thế mà sách lậu tại các tuyến phố Hà Nội được buôn bán một cách công khai, tấp nập, tràn lan đến nỗi đã hình thành nên những "con đường sách lậu" có tiếng. Giá sách thật quá cao, trong khi việc xử lý in ấn, phát hành sách lậu lại không đủ răn đe khiến sách lậu có cơ hội chiếm lĩnh thị trường.

Đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy) là 2 trong số nhiều con đường nổi tiếng sách lậu từ vài năm nay. Tại các con đường này, sách được bán phủ kín cả lối đi vốn dành cho người đi bộ. Các đầu sách ở đây vô cùng phong phú, từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến sách nghiên cứu, giáo khoa, truyện thiếu nhi... Thậm chí, có những cuốn sách "độc", chỉ có ở "quầy sách lậu" mà không hề có mặt trong các nhà sách chính thống, như: Sợi xích (tác giả Lê Kiều Như); Sát thủ đầu mưng mủ... là những cuốn sách đã bị thu hồi. Tại cung đường Láng (quận Đống Đa), đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)... cũng nhan nhản các chiếu sách lậu bán vỉa hè. Chợ sách lậu vỉa hè tại các điểm này thường tấp nập vào buổi chiều tối, khi những sinh viên và người thu nhập thấp trong giờ tan tầm.
Tại các chợ sách lậu này, sách giáo khoa trong chương trình phổ thông gần như không có. Theo lý giải của các chủ hàng, sách giáo khoa thường có giá rất rẻ, công in ấn không được bao nhiêu, trong khi các "thượng đế" đã mặc định sách lậu thường được giảm 40 - 50% giá bìa, thậm chí phải giảm hơn mới có người mua.
https://cdn.noron.vn/2023/01/04/ca2f6d40bc97a68841b902639c1fb041-1672830533.jpg


Lãi khủng

Theo chủ một cửa hàng sách lậu trên đường Trần Quốc Hoàn, sách lậu được in ấn, thậm chí được dán tem (giả) vào mỗi cuốn sách, giá chỉ bằng 40 - 50% giá bìa nên thu hút được rất nhiều người mua. Điều đó lý giải tại sao chỉ trong 3 năm, sau khi lên Hà Nội với hai bàn tay trắng, chủ cửa hàng này đã mua được nhà Hà Nội cùng với 2 cửa hàng sách với số vốn lên khoảng 600 triệu/cửa hàng.

Ngoài việc đầu tư vào các cửa hàng, mỗi chủ bán đều tranh thủ bán vỉa hè vào chiều tối. Việc bán vỉa hè, theo các chủ sách lậu, đôi khi còn lãi nhanh hơn bán trong cửa hàng. Theo bật mí của dân bán sách lậu, thời gian bán được sách nhiều nhất không phải là những ngày đầu năm học mà là các dịp sau Tết (từ mồng 1 - 10 tháng Giêng).

Theo một quy định "ngầm", những ngày này, sách được phép bày bán thoải mái trên khắp các tuyến phố mà không sợ bị "bắt". Thế nên, mỗi ngày Tết bán ở vỉa hè, mỗi chiếu sách lậu lãi 3 - 5 triệu. Đối tượng khách hàng bán lẻ của sách lậu chủ yếu là sinh viên, người thu nhập thấp. Ngoài việc bán lẻ, các cửa hàng này còn kiêm cả bán buôn cho những mối khách liên tỉnh, chủ yếu là Hải Phòng, Thái Nguyên... Để đáp ứng thị trường khách tỉnh lẻ, hiện nay rất nhiều chủ sách muốn mở rộng địa bàn chiếm thị phần. Anh Sơn, chủ 2 cửa hàng sách trên phố Trần Quốc Hoàn, cho biết sắp tới sẽ tìm hiểu thị trường sách tại Hải Phòng để mở chi nhánh, bởi thời gian gần đây có rất nhiều người lên đánh sách lậu về bán. "Trong khi tại Hà Nội, sách lậu đã bão hòa thì việc tìm về những nơi sách lậu chưa có nhiều sẽ đảm bảo được lợi nhuận, có khi còn ăn gấp nhiều lần ở đây", anh Sơn nói.

Theo tìm hiểu, người bán sách lậu chủ yếu là người thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Tây cũ), do làm ăn được nên kéo nhau cùng làm, và mối sách thường lấy ở một nhà in lậu tại quận Thanh Xuân.
Giá sách thật luôn cao hơn rất nhiều so với sách lậu. Sách từ lúc còn là bản thảo cho đến khi được in và cuối cùng đến tay bạn đọc phải chịu rất nhiều phí (phí mua bản quyền, đăng ký, thiết kế, biên tập, in ấn thành phẩm) khiến giá bị đẩy lên rất cao. Thêm vào đó, các nhà xuất bản và công ty kinh doanh không chịu hạ thấp lợi nhuận của mình càng khiến người đọc khó với tới sách thật.

Biết thừa sách lậu vẫn mua

Tại hội thảo, ông Nguyễn Nguyên, cục trưởng Cục Xuất bản, in và phát hành, cho biết thời gian gần đây, mặc dù các cơ quan quản lý đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn nhưng hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp.

Đại diện Nhà xuất bản Trẻ cho biết đơn vị này là một trong số những đơn vị xuất bản bị làm giả nhiều nhất, mặc dù họ đi đầu trong việc sử dụng tem 7 màu chống sách giả, cứ 6 tháng thay một mẫu tem gửi cho nhà in. Nguyên nhân là do in lậu, in nối bản từ nhà in, đối tác tư nhân ở ngoài in lậu…

Nhà xuất bản Trẻ mỗi năm xuất bản khoảng 2.000 đầu sách in tại 4 nhà in ở TP.HCM, đơn vị này không dám in ở phía Bắc do lo lắng

sách giả
, in nối bản, nhưng vẫn không giải quyết được nạn sách giả.

Sách lậu bán tràn lan, có bộ sách nhà xuất bản này bán giá 1,5 triệu đồng thì ngoài thị trường sách lậu chỉ rao bán 300.000 đồng. Bán sách lậu lợi nhuận cao nên các nhà sách biết sách lậu, sách giả vẫn bán. Người mua có khi cũng biết rõ là sách lậu nhưng vì rẻ nên vẫn mua.

Còn nhân viên nhà xuất bản thì nhiều khi nhìn vào tem chống sách giả cũng không biết tem giả hay tem thật, bạn đọc càng khó biết.

https://cdn.noron.vn/2023/01/04/hqdefault-1672830506.jpg

Khó hạn chế sách vô bổ

Câu chuyện mâu thuẫn giữa việc xuất bản tăng nhưng tỉ lệ đọc sách thấp từng được giới nghiên cứu tranh luận nhiều. Nhiều ý kiến được đưa ra, thậm chí là đổ lỗi cho người đọc - gia đình - nhà trường, mà không biết rằng chính việc xuất bản những cuốn sách tầm thường, vô bổ cũng “góp phần” khiến người Việt xa rời văn hoá đọc.

Có ghé thăm các hiệu sách, mới thấy thị trường sách quá bao la rộng lớn. Bỏ qua những cuốn sách có tính chất nước ngoài, người đọc vẫn phải bối rối trước những “rừng sách” mang tính thị trường, câu khách và hoàn toàn ít hấp dẫn. Thế nên, những cuốn sách mang tính thị trường bày trên giá cả năm, vẫn y nguyên không ai động tới.

Ngược lại, những cuốn sách cũ của nhiều tác giả rất xưa như tuyển tập của Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Trọng Kim, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Hồ Ngọc Cẩn, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Phùng Quán… tái bản đến vài chục lần vẫn cứ bán đều.

Với góc nhìn khách quan, đọc tên những cuốn sách mới chỉ thấy chủ yếu đề tài tình yêu gợi dục, ngôn tình, kể bí mật cá nhân, khuyên mẹo làm giàu, xúi cách lấy lòng đồng nghiệp, xu nịnh cấp trên. Thậm chí, nhiều cuốn đáng liệt hàng “sách đen” khi gieo rắc mê tín, đồi truỵ, bạo lực.

Hàng vạn đầu sách xuất bản mỗi năm nhưng đa số là vô bổ, một phần bắt nguồn từ thói hám danh, ăn xổi. Cứ đeo mác văn nhân là mỗi năm phải ra vài đầu sách, hàng nghìn câu lạc bộ thơ đua nhau ra sách nhưng không có thơ hay, đại gia thích tiếng tăm thì thuê người viết rồi ký tên mình.

"Chỉ một số quyển là thực sự hay thôi còn lại đa số là sáo rỗng"