mọi người có thể giúp mình cách thi khối c thật tốt được không?

  1. Kỹ năng mềm

ví dụ như cách ôn tập, cách nhớ bài không cần phải khổ sở thuộc từng chữ, tâm lí,...

xin cảm ơn rất nhiều

Từ khóa: 

,

kỹ năng mềm

Kinh nghiệm học khối C đúng cách cực quan trọng bởi từ trước đến nay học ban C thường bị cho là học vẹt. Nhưng khối C bây giờ không đơn thuần là môn học thuộc nữa học ban C không chỉ bằng đầu óc mà bằng cả các giác quan, tâm hồn.

Một vài năm trở lại đây, số lượng thí sinh dự thi khối C giảm liên tục khiến nhiều trường đại học, cao đẳng rơi vào tình trạng thiếu hụt sinh viên. Một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là do nhiều bạn học sinh e ngại tương lai dành cho khối C và không chịu được cách học nhàm chán chỉ đơn giản là học thuộc những môn Văn, Sử, Địa.

Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy. Để học được tốt các môn khối C thì ngoài học thuộc ra bạn vẫn cần phải tư duy, logic. Để học tốt khối C và tạo niềm đam mê cho bản thân bạn cần phải làm những gì?

1. Sự đam mê, yêu thích

Dù học khối A, B, C hay D thì yếu tố đầu tiên để bạn có thể chú tâm học và đạt hiệu quả cao chính là sự đam mê, yêu thích. Bạn không thể tiếp thu kiến thức tốt khi cảm thấy không thích hoặc gượng ép. Và đương nhiên càng không muốn tìm tòi, hiểu sâu hơn về chúng.

Với những môn như Toán, Lý, Hóa bạn cần có tư duy logic cao thì các môn xã hội ngoài điều đó còn cần phải có niềm đam mê rất lớn bởi học khối C không chỉ bằng đầu óc mà bằng cả các giác quan, tâm hồn.

Yêu thích sẽ khiến bạn thấy hứng thú hơn khi học, kiến thức từ đó cũng dễ dàng được tiếp nhận một cách tự nhiên, không gò bó.

2. Sự chăm chỉ, cần cù

Các khối khác cần chăm chỉ 5, 6 thì khối C cần chăm chỉ 10. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn thành công, đạt được mục tiêu đề ra.

Khối C đòi hỏi phải kiến thức phải được lặp đi lặp lại thường xuyên và liên tục. Có như vậy những mốc thời gian trong lịch sử, những câu văn, bài thơ mới khó có thể quên.

Để làm bài tốt và nhớ kiến thức, cách tốt nhất là bạn phải làm bài tập và ôn luyện bài mỗi ngày. Viết sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, hiểu vấn đề hơn và trình bày khoa học hơn.

3. Cần có sự tư duy, logic

Nhiều bạn cho rằng học khối C đơn giản chỉ là học thuộc và dễ hơn các khối khác bởi không phải suy nghĩ quá nhiều thì sai rồi nhé.

Để học tốt được Lịch sử bạn cũng cần phải hiểu vấn đề, biết cách sâu chuỗi các sự kiện, biết đánh giá, phân tích thì mới nhớ lâu được.

Đối với môn Văn, nếu chỉ học thuộc những gì thầy cô dạy trên lớp hay chép trong văn mẫu thì khó mà đạt được điểm cao vì bạn khó mà học thuộc lòng được tất cả số đó. Cần phải có sự tư duy, logic lựa chọn ra các chi tiết, cách phân tích hay trong từng bài để kết hợp. Khi gặp đề văn khó cũng cần vận dụng các kiến thức đã học để phân tích.

Khác với Lịch sử, Địa lý sao có thể học thuộc được các số liệu, kiến thức lại rất nhiều nên rất dễ nhầm lẫn. Cần phải biết vận dụng thực tế và lấy các số liệu từ thực tế để đưa vào bài. Địa lý cũng có những công thức toán học như trong toán học, bạn cần phải tư duy, suy nghĩ để làm được.

4. Cần có phương pháp, kĩ năng

Để học tốt các môn học bạn cần phải có phương pháp, kĩ năng riêng cho từng môn. Biết lập kế hoạch cụ thể và tự tìm ra cách thức phù hợp để đạt hiệu quả cao.

5. Khối C cũng cần đi học thêm từ người hướng dẫn chuyên môn:

Giống như các khối khác, khối C cũng cần phải có người hướng dẫn, định hướng giúp bạn trong cách làm bài và cách học.

Không đơn giản chỉ là học thuộc. Giáo viên sẽ giúp bạn biết được chính xác câu trả lời cho từng dạng bài và với những bài tổng hợp yêu cầu kiến thức sâu, rộng thì kiến thức của giáo viên chính là kho tàng giúp bạn nắm được điều đó.

Để có thể học tốt khối C thì những kĩ năng trên là cần thiết và khối C không đơn giản chỉ là học thuộc!Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

6. Nên vừa học vừa tự thi thử

Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.

* Kỹ năng học và làm bài thi Địa lí

Theo cô Lữ Thanh Trước: “Học Địa lí theo kiểu học vẹt, học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị "tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất”.

Để tiếp thu kiến thức Địa lí một cách có hệ thống và nhớ được lâu, trươc hết các bạn cần đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài và ghi nhận được dàn bài. Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, cô Trước khuyên chúng ta nên thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ thống trên giấy nháp, không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa (ngoại trừ những ý bắt buộc). Với mỗi bài, nếu bạn có thể viết lại trôi chảy, đầy đủ trong ba lần thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học.

Trong bài thi Địa lí, nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ gần như năm nào cũng có. Nắm chắc các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ bạn có thể nắm chắc trong tay từ 1,5 — 2,5 điểm (tùy thuộc vào thang điểm bài thi).

----------

Phương pháp làm bài thi KHỐI C

Môn Văn: Việc lập dàn ý là điều mà nhiều bạn bỏ quên khi làm bài Văn. Hãy tập thói quen làm dàn ý trước khi thi bởi một trong những nguyên tắc quan trọng của một bài văn đạt điểm cao đó là viết văn có luận điểm. Một khi không lập dàn ý, bài văn không thể đạt kết quả cao do người viết tùy hứng, không có luận điểm. Một lưu ý đối với các bạn, đừng để mất điểm ở những lỗi không đáng có: không có phần giới thiệu tác giả, tác phẩm (phần này được 0,5 điểm trong câu 5 điểm nhưng nhiều bạn bỏ qua); trình bày không đúng cách (thụt vào đầu dòng không đều nhau hoặc viết quá liền cũng như quá xa lề, trích dẫn chứng không cân xứng ở giữa trang giấy)… Về nội dung làm bài, tôi chỉ xin lưu ý các bạn ở phần Nghị luận xã hội, cần viết Văn trên tư cách là một công dân nhỏ tuổi quan tâm đến các vấn đề xã hội, đừng cố gượng giọng như một nhà chính trị, bài của bạn chắc chắn sẽ gây mất thiện cảm với người chấm. Nhớ rằng giọng điệu của mình khi viết Văn là rất quan trọng.

Môn Sử: Các bạn nên trình bày bài Sử như một bài Văn (có mở, thân và kết). Trình bày một cách khoa học, tách ý như trong sách giáo khoa. Chỉ như vậy người chấm mới có cảm tình, những bài có ý nhưng rối rắm, xuống dòng không đúng chỗ sẽ bị mất điểm. Khi làm bài thi môn Sử, cần làm một cách khách quan, không đưa ý kiến cá nhân vào, bởi đó là việc của các nhà sử học.

Môn Địa: Đối với môn Địa, việc làm như Văn và Sử sẽ phản tác dụng. Hãy gạch từng ý rõ ràng và rành mạch, ý nhỏ hơn nên thụt vào một khoảng nhất định. Trình bày một cách rõ ràng sẽ gây thiện cảm với người chấm. Đối với kiếu bài vẽ biểu đồ, nên nắm vững các dạng biểu đồ qua từ khóa để nhận dạng cho đúng. Ví dụ như có “tỉ lệ” thì các bạn cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn, miền hoặc cột chồng, sau đó cần xem số lượng nằm trong dữ liệu để chọn cho đúng. Biểu đồ chiếm tới 3 điểm, ranh giới giữa đỗ và trượt nằm ở đây, do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên bấm máy 3 lần trước khi điền vào bài thi. Tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc về số liệu trong khi còn thừa thời gian hoang phí để rồi khi thi xong mới nuối tiếc “biết thế mình tính lại”…

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là tâm lí một số bạn thi khối C lo là “liệu giọng Văn của mình có hợp với người chấm hay không?”. Các bạn hãy yên tâm về vấn đề này, việc chấm bài thi ĐH là một việc quan trọng, có nhiều giáo viên sẽ cùng chấm bài của các bạn, nó hoàn toàn khách quan. Điều quan trọng giữ tâm lí thật thoải mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư cách một người bạn đã trải qua những ngày tháng khó khăn của kì thi và đã vượt qua nó, tôi chúc các bạn vượt vũ môn thành công vào cánh cổng trường ĐH mà các bạn mong muốn.

Trả lời

Kinh nghiệm học khối C đúng cách cực quan trọng bởi từ trước đến nay học ban C thường bị cho là học vẹt. Nhưng khối C bây giờ không đơn thuần là môn học thuộc nữa học ban C không chỉ bằng đầu óc mà bằng cả các giác quan, tâm hồn.

Một vài năm trở lại đây, số lượng thí sinh dự thi khối C giảm liên tục khiến nhiều trường đại học, cao đẳng rơi vào tình trạng thiếu hụt sinh viên. Một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này là do nhiều bạn học sinh e ngại tương lai dành cho khối C và không chịu được cách học nhàm chán chỉ đơn giản là học thuộc những môn Văn, Sử, Địa.

Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy. Để học được tốt các môn khối C thì ngoài học thuộc ra bạn vẫn cần phải tư duy, logic. Để học tốt khối C và tạo niềm đam mê cho bản thân bạn cần phải làm những gì?

1. Sự đam mê, yêu thích

Dù học khối A, B, C hay D thì yếu tố đầu tiên để bạn có thể chú tâm học và đạt hiệu quả cao chính là sự đam mê, yêu thích. Bạn không thể tiếp thu kiến thức tốt khi cảm thấy không thích hoặc gượng ép. Và đương nhiên càng không muốn tìm tòi, hiểu sâu hơn về chúng.

Với những môn như Toán, Lý, Hóa bạn cần có tư duy logic cao thì các môn xã hội ngoài điều đó còn cần phải có niềm đam mê rất lớn bởi học khối C không chỉ bằng đầu óc mà bằng cả các giác quan, tâm hồn.

Yêu thích sẽ khiến bạn thấy hứng thú hơn khi học, kiến thức từ đó cũng dễ dàng được tiếp nhận một cách tự nhiên, không gò bó.

2. Sự chăm chỉ, cần cù

Các khối khác cần chăm chỉ 5, 6 thì khối C cần chăm chỉ 10. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn thành công, đạt được mục tiêu đề ra.

Khối C đòi hỏi phải kiến thức phải được lặp đi lặp lại thường xuyên và liên tục. Có như vậy những mốc thời gian trong lịch sử, những câu văn, bài thơ mới khó có thể quên.

Để làm bài tốt và nhớ kiến thức, cách tốt nhất là bạn phải làm bài tập và ôn luyện bài mỗi ngày. Viết sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, hiểu vấn đề hơn và trình bày khoa học hơn.

3. Cần có sự tư duy, logic

Nhiều bạn cho rằng học khối C đơn giản chỉ là học thuộc và dễ hơn các khối khác bởi không phải suy nghĩ quá nhiều thì sai rồi nhé.

Để học tốt được Lịch sử bạn cũng cần phải hiểu vấn đề, biết cách sâu chuỗi các sự kiện, biết đánh giá, phân tích thì mới nhớ lâu được.

Đối với môn Văn, nếu chỉ học thuộc những gì thầy cô dạy trên lớp hay chép trong văn mẫu thì khó mà đạt được điểm cao vì bạn khó mà học thuộc lòng được tất cả số đó. Cần phải có sự tư duy, logic lựa chọn ra các chi tiết, cách phân tích hay trong từng bài để kết hợp. Khi gặp đề văn khó cũng cần vận dụng các kiến thức đã học để phân tích.

Khác với Lịch sử, Địa lý sao có thể học thuộc được các số liệu, kiến thức lại rất nhiều nên rất dễ nhầm lẫn. Cần phải biết vận dụng thực tế và lấy các số liệu từ thực tế để đưa vào bài. Địa lý cũng có những công thức toán học như trong toán học, bạn cần phải tư duy, suy nghĩ để làm được.

4. Cần có phương pháp, kĩ năng

Để học tốt các môn học bạn cần phải có phương pháp, kĩ năng riêng cho từng môn. Biết lập kế hoạch cụ thể và tự tìm ra cách thức phù hợp để đạt hiệu quả cao.

5. Khối C cũng cần đi học thêm từ người hướng dẫn chuyên môn:

Giống như các khối khác, khối C cũng cần phải có người hướng dẫn, định hướng giúp bạn trong cách làm bài và cách học.

Không đơn giản chỉ là học thuộc. Giáo viên sẽ giúp bạn biết được chính xác câu trả lời cho từng dạng bài và với những bài tổng hợp yêu cầu kiến thức sâu, rộng thì kiến thức của giáo viên chính là kho tàng giúp bạn nắm được điều đó.

Để có thể học tốt khối C thì những kĩ năng trên là cần thiết và khối C không đơn giản chỉ là học thuộc!Khi học khối C, học sinh nào cũng muốn nhớ và viết được càng nhiều càng tốt. Tôi đã từng thi rớt, rồi sau đó trúng tuyển vào ĐH khối C, nên hiểu được rất rõ tâm lý khi học ôn, rồi khi vào phòng thi... và đã tìm ra được biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

6. Nên vừa học vừa tự thi thử

Rồi tôi đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chăm đọc sách để tích lũy kiến thức, thì việc tập luyện thử sức ngồi viết tương ứng với khoảng thời gian khi thi là cực kỳ quan trọng. Nghĩ là làm. Hàng ngày, bên cạnh việc học ôn bằng việc tự đọc, tôi ngồi vào bàn tập viết, tập giải đề thi với thời gian như khi thi thật.

* Kỹ năng học và làm bài thi Địa lí

Theo cô Lữ Thanh Trước: “Học Địa lí theo kiểu học vẹt, học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị "tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất”.

Để tiếp thu kiến thức Địa lí một cách có hệ thống và nhớ được lâu, trươc hết các bạn cần đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài và ghi nhận được dàn bài. Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, cô Trước khuyên chúng ta nên thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ thống trên giấy nháp, không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa (ngoại trừ những ý bắt buộc). Với mỗi bài, nếu bạn có thể viết lại trôi chảy, đầy đủ trong ba lần thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học.

Trong bài thi Địa lí, nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ gần như năm nào cũng có. Nắm chắc các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ bạn có thể nắm chắc trong tay từ 1,5 — 2,5 điểm (tùy thuộc vào thang điểm bài thi).

----------

Phương pháp làm bài thi KHỐI C

Môn Văn: Việc lập dàn ý là điều mà nhiều bạn bỏ quên khi làm bài Văn. Hãy tập thói quen làm dàn ý trước khi thi bởi một trong những nguyên tắc quan trọng của một bài văn đạt điểm cao đó là viết văn có luận điểm. Một khi không lập dàn ý, bài văn không thể đạt kết quả cao do người viết tùy hứng, không có luận điểm. Một lưu ý đối với các bạn, đừng để mất điểm ở những lỗi không đáng có: không có phần giới thiệu tác giả, tác phẩm (phần này được 0,5 điểm trong câu 5 điểm nhưng nhiều bạn bỏ qua); trình bày không đúng cách (thụt vào đầu dòng không đều nhau hoặc viết quá liền cũng như quá xa lề, trích dẫn chứng không cân xứng ở giữa trang giấy)… Về nội dung làm bài, tôi chỉ xin lưu ý các bạn ở phần Nghị luận xã hội, cần viết Văn trên tư cách là một công dân nhỏ tuổi quan tâm đến các vấn đề xã hội, đừng cố gượng giọng như một nhà chính trị, bài của bạn chắc chắn sẽ gây mất thiện cảm với người chấm. Nhớ rằng giọng điệu của mình khi viết Văn là rất quan trọng.

Môn Sử: Các bạn nên trình bày bài Sử như một bài Văn (có mở, thân và kết). Trình bày một cách khoa học, tách ý như trong sách giáo khoa. Chỉ như vậy người chấm mới có cảm tình, những bài có ý nhưng rối rắm, xuống dòng không đúng chỗ sẽ bị mất điểm. Khi làm bài thi môn Sử, cần làm một cách khách quan, không đưa ý kiến cá nhân vào, bởi đó là việc của các nhà sử học.

Môn Địa: Đối với môn Địa, việc làm như Văn và Sử sẽ phản tác dụng. Hãy gạch từng ý rõ ràng và rành mạch, ý nhỏ hơn nên thụt vào một khoảng nhất định. Trình bày một cách rõ ràng sẽ gây thiện cảm với người chấm. Đối với kiếu bài vẽ biểu đồ, nên nắm vững các dạng biểu đồ qua từ khóa để nhận dạng cho đúng. Ví dụ như có “tỉ lệ” thì các bạn cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn, miền hoặc cột chồng, sau đó cần xem số lượng nằm trong dữ liệu để chọn cho đúng. Biểu đồ chiếm tới 3 điểm, ranh giới giữa đỗ và trượt nằm ở đây, do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên bấm máy 3 lần trước khi điền vào bài thi. Tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc về số liệu trong khi còn thừa thời gian hoang phí để rồi khi thi xong mới nuối tiếc “biết thế mình tính lại”…

Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là tâm lí một số bạn thi khối C lo là “liệu giọng Văn của mình có hợp với người chấm hay không?”. Các bạn hãy yên tâm về vấn đề này, việc chấm bài thi ĐH là một việc quan trọng, có nhiều giáo viên sẽ cùng chấm bài của các bạn, nó hoàn toàn khách quan. Điều quan trọng giữ tâm lí thật thoải mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư cách một người bạn đã trải qua những ngày tháng khó khăn của kì thi và đã vượt qua nó, tôi chúc các bạn vượt vũ môn thành công vào cánh cổng trường ĐH mà các bạn mong muốn.