Mọi người có thể chia sẻ cho mình vài điều về văn hóa, lịch sử Hàn Quốc không?

  1. Lịch sử

Mình sắp đi du học tại Hàn Quốc tuy nhiên mình chưa biết nhiều về văn hóa và lịch sử của đất nước này , mong mọi người giúp đỡ

Từ khóa: 

lịch sử

,

lịch sử

han-quoc-va-trieu-tien-la-mot1

1. Văn hóa chào hỏi

Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Chào hỏi không chỉ thay lời hỏi thăm mà còn thể hiện sự thân thiện, lòng kính trọng mà người Hàn Quốc dành cho bạn. Khi chào hỏi người Hàn thường cúi đầu kết hợp nói những câu nói quen thuộc như “Annyeonghaseyo” (안녕하세요) hay “annyeonghashimnika” (안녕하십니까) hay “gamsahamnida” (감사합니다). Người Hàn Quốc thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu chào. 

Bạn luôn phải cúi đầu đáp lễ khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Bình thường bạn không cần cúi đầu chào một đứa trẻ, thay vào đó nên có những cử chỉ như gật đầu, cười mỉm… thì chắc chắn sẽ làm đứa trẻ vui hơn và cảm thấy được tôn trọng.

2. Văn hóa trang phục

Trang phục truyền thống thể hiện những đặc trưng không thể trộn lẫn của mỗi quốc gia. Nếu đã từng tìm hiểu về Hàn Quốc chắc hẳn bạn sẽ biết Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn. Cách đây khoảng 100 năm, Hanbok được mặc như trang phục thường ngày nhưng ngày nay họ chỉ mặc hanbok trong dịp lễ Tết hay những ngày kỷ niệm đặc biệt.

Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác ngoài) và chima (váy dài). Đối với nam giới, một bộ Hanbok bao gồm có Jeogori dài đến ngang hông, chiếc quần Baji, và bên ngoài sẽ là một chiếc áo choàng Durumagi.

3. Văn hóa tặng quà

Văn hóa tặng quà là một trong những nét thu hút khách du lịch đến với Hàn Quốc. Khi tặng quà cho người Hàn Quốc bạn chắc chắn sẽ được đáp lại bởi quà tặng thể hiện tình thân hữu, kính trọng giữa người với người.

Khi tặng quà, bạn nên sử dụng giấy gòi có màu đỏ và vàng, tránh sử dụng màu xanh lá cây, trắng, đen vì đây là những màu không may mắn. Tương tự số 7 là con số may mắn ở Hàn, hãy ưu tiên tặng quà có bội số là 7 và tránh tặng quà có bội số là 4.

4. Văn hóa E - Sports

Hàn Quốc được biết đến như kinh đô thê thao điện tử trên thế giới. Tại đây người ta thành lập cả Liên đoàn thể thao điện tử, có những kênh truyền hình riêng, những sân vận động riêng và có cả ngành học riêng về thể Trung ương Hàn Quốc. Các game thủ ở xứ này được đối xử như những vận động viên thể thao thực thụ, họ được coi trọng, có fans hâm mộ, có tiền thưởng và thậm chí những gamers có thành tích xuất sắc được coi như niềm tự hào quốc gia.

Hàn Quốc được coi là thiên đường của các game thủ.

5. Văn hóa Bojagi – Vải bọc

Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.

6. Các nghi lễ trưởng thành

Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên.

7. Phong cách làm việc của người Hàn :

- Người Hàn quan tâm đến kết quả lao động, cho dù họ phải làm việc trong nhiều ngày liền và không có giờ nghỉ, trong một cuộc họp họ sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để, bất chấp thời gian có kéo dài như thế nào.

- Khi đề nghị hoặc muốn nói một vấn đề nào đó, người Hàn ít khi nói trực tiếp vào, họ sẽ dẫn chứng nhiều ví dụ để dẫn đến những gì mình muốn trình bày. Muốn hiểu được người Hàn thì tốt nhất là bạn nên nghe họ nói hết ý của họ.

 - Đúng giờ là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn. Việc một người không làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành động khiếm nhã. Nếu là một nhân viên thì đó có thể được xem là một nhân viên thiếu trách nhiệm.

 - Liên hệ trước với họ nếu như có vấn đề gì đó để trình bày, thường thì bạn phải liên hệ trước với họ khi bạn cần gặp họ, ngay cả việc viếng thăm cũng phải có sự liên lạc trước.

- Khi có mâu thuẫn, nên gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề. Trong tình huống này, có thể bạn sẽ thấy người Hàn to tiếng nếu như họ bất đồng về ý kiến với người khác, nhưng chuyện to tiếng cũng chỉ là để giải quyết vấn đề một cách triệt để theo ý họ mong muốn. Bạn có thể thấy hai người Hàn lúc tranh luận có thể quát tháo ầm ĩ, nhưng khi ra khỏi phòng họp, họ vẫn có thể bắt tay chào nhau.

 - Người Hàn rất coi trọng thể diện. Họ chú ý từ phong cách ăn mặc đến lễ nghi chào hỏi, hiệu quả công việc và cách thể hiện quyền lực để buộc cấp dưới làm việc một cách hiệu quả cũng là một cách họ giữ gìn thể diện.

8. Jongmyo Jeryeak

Nhạc tế lễ Jongmyo

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi (전주이), hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul.

Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước đây, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

9. Văn hóa múa mặt nạ - Talchum

Mặt nạ, thường được gọi là tal (탈) trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn, nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.

Trên đây là một số những văn hóa mà mình tìm hiểu được, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé 💛

Văn hóa Hàn Quốc & 20 Đặc trưng văn hóa truyền thống 2021

thongtinhanquoc.com


Trả lời
han-quoc-va-trieu-tien-la-mot1

1. Văn hóa chào hỏi

Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Chào hỏi không chỉ thay lời hỏi thăm mà còn thể hiện sự thân thiện, lòng kính trọng mà người Hàn Quốc dành cho bạn. Khi chào hỏi người Hàn thường cúi đầu kết hợp nói những câu nói quen thuộc như “Annyeonghaseyo” (안녕하세요) hay “annyeonghashimnika” (안녕하십니까) hay “gamsahamnida” (감사합니다). Người Hàn Quốc thường nói sau khi kết thúc việc cúi đầu chào. 

Bạn luôn phải cúi đầu đáp lễ khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Bình thường bạn không cần cúi đầu chào một đứa trẻ, thay vào đó nên có những cử chỉ như gật đầu, cười mỉm… thì chắc chắn sẽ làm đứa trẻ vui hơn và cảm thấy được tôn trọng.

2. Văn hóa trang phục

Trang phục truyền thống thể hiện những đặc trưng không thể trộn lẫn của mỗi quốc gia. Nếu đã từng tìm hiểu về Hàn Quốc chắc hẳn bạn sẽ biết Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn. Cách đây khoảng 100 năm, Hanbok được mặc như trang phục thường ngày nhưng ngày nay họ chỉ mặc hanbok trong dịp lễ Tết hay những ngày kỷ niệm đặc biệt.

Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác ngoài) và chima (váy dài). Đối với nam giới, một bộ Hanbok bao gồm có Jeogori dài đến ngang hông, chiếc quần Baji, và bên ngoài sẽ là một chiếc áo choàng Durumagi.

3. Văn hóa tặng quà

Văn hóa tặng quà là một trong những nét thu hút khách du lịch đến với Hàn Quốc. Khi tặng quà cho người Hàn Quốc bạn chắc chắn sẽ được đáp lại bởi quà tặng thể hiện tình thân hữu, kính trọng giữa người với người.

Khi tặng quà, bạn nên sử dụng giấy gòi có màu đỏ và vàng, tránh sử dụng màu xanh lá cây, trắng, đen vì đây là những màu không may mắn. Tương tự số 7 là con số may mắn ở Hàn, hãy ưu tiên tặng quà có bội số là 7 và tránh tặng quà có bội số là 4.

4. Văn hóa E - Sports

Hàn Quốc được biết đến như kinh đô thê thao điện tử trên thế giới. Tại đây người ta thành lập cả Liên đoàn thể thao điện tử, có những kênh truyền hình riêng, những sân vận động riêng và có cả ngành học riêng về thể Trung ương Hàn Quốc. Các game thủ ở xứ này được đối xử như những vận động viên thể thao thực thụ, họ được coi trọng, có fans hâm mộ, có tiền thưởng và thậm chí những gamers có thành tích xuất sắc được coi như niềm tự hào quốc gia.

Hàn Quốc được coi là thiên đường của các game thủ.

5. Văn hóa Bojagi – Vải bọc

Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.

6. Các nghi lễ trưởng thành

Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là “Gwanhongsangje” (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên.

7. Phong cách làm việc của người Hàn :

- Người Hàn quan tâm đến kết quả lao động, cho dù họ phải làm việc trong nhiều ngày liền và không có giờ nghỉ, trong một cuộc họp họ sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để, bất chấp thời gian có kéo dài như thế nào.

- Khi đề nghị hoặc muốn nói một vấn đề nào đó, người Hàn ít khi nói trực tiếp vào, họ sẽ dẫn chứng nhiều ví dụ để dẫn đến những gì mình muốn trình bày. Muốn hiểu được người Hàn thì tốt nhất là bạn nên nghe họ nói hết ý của họ.

 - Đúng giờ là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn. Việc một người không làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành động khiếm nhã. Nếu là một nhân viên thì đó có thể được xem là một nhân viên thiếu trách nhiệm.

 - Liên hệ trước với họ nếu như có vấn đề gì đó để trình bày, thường thì bạn phải liên hệ trước với họ khi bạn cần gặp họ, ngay cả việc viếng thăm cũng phải có sự liên lạc trước.

- Khi có mâu thuẫn, nên gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề. Trong tình huống này, có thể bạn sẽ thấy người Hàn to tiếng nếu như họ bất đồng về ý kiến với người khác, nhưng chuyện to tiếng cũng chỉ là để giải quyết vấn đề một cách triệt để theo ý họ mong muốn. Bạn có thể thấy hai người Hàn lúc tranh luận có thể quát tháo ầm ĩ, nhưng khi ra khỏi phòng họp, họ vẫn có thể bắt tay chào nhau.

 - Người Hàn rất coi trọng thể diện. Họ chú ý từ phong cách ăn mặc đến lễ nghi chào hỏi, hiệu quả công việc và cách thể hiện quyền lực để buộc cấp dưới làm việc một cách hiệu quả cũng là một cách họ giữ gìn thể diện.

8. Jongmyo Jeryeak

Nhạc tế lễ Jongmyo

Vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi (전주이), hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul.

Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước đây, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

9. Văn hóa múa mặt nạ - Talchum

Mặt nạ, thường được gọi là tal (탈) trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn, nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.

Trên đây là một số những văn hóa mà mình tìm hiểu được, bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé 💛

Văn hóa Hàn Quốc & 20 Đặc trưng văn hóa truyền thống 2021

thongtinhanquoc.com


Là 1 nơi có rất nhiều cạm bẫy. Tràn ngập hoa thơm cỏ lạ......