Mọi người có đang thần thánh hoá ielts hay không?

  1. Giáo dục

  2. Ngoại ngữ

  3. Kỹ năng mềm

  4. Xã hội

Mọi người có đang thần thánh hoá Ielts trong khi nó chỉ là 1 công cụ? ielts có thực sự giá trị hay không? 
Từ khóa: 

giáo dục

,

ngoại ngữ

,

kỹ năng mềm

,

xã hội

Câu hỏi được gộp với IELTS có đang được coi trọng quá mức?

Chào bạn!

Cá nhân tôi đồng tình với nhận định đó. Tôi đã có quãng thời gian làm việc trong mảng giáo dục ngôn ngữ nói chung, và tiếng Anh nói riêng. Và việc nhìn thấy những học sinh của mình cũng như những người khác băn khoăn và thần thánh hoá IELTS là không thể tránh khỏi.

Chưa nói đến việc tấm bằng IELTS vô cùng đắt đỏ và được coi trọng quá mức, bản thân kì thi này vẫn có nhiều lỗ hổng mà tôi cho rằng không thể thể hiện được một cách toàn diện nhất có thể kĩ năng tiếng Anh của học sinh.

(1) Các trình độ của IELTS không có bài thi riêng, mà chỉ có một bài thi chung.

Khác với những kì thi năng lực ngôn ngữ khác, mỗi trình độ sẽ có một bài thi được thiết kế riêng, thì IELTS lại có 1 bài thi chung cho tất cả các trình độ. Điều này dấy lên một vấn đề là đa phần giáo viên và học sinh thường quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí chủ đạo để có thể đạt số điểm cao hơn chứ không phải tổng thể kiến thức và kĩ năng. Vì lý do đó, việc dạy mẹo cho học sinh để thoả mãn các tiêu chi đó trở nên rất phổ biến đặc biệt ở các trình độ thấp. (Bởi vì IELTS lại có tính phân hoá cao đối với các band điểm cao hơn).

(2) IELTS vẫn là một kì thi mang tính khuôn mẫu.

Không thể phủ định rằng mọi kì thi đều mang tính khuôn mẫu, nhưng IELTS đặc biệt nổi trội trong khía cạnh này. Mọi kĩ năng đều có một format bài làm chung cũng như các tiêu chí chung đều được công khai cho mọi giáo viên và người học. Điều này dẫn đến việc giáo viên và học sinh phụ thuộc vào việc giảng dạy và học các bài làm mẫu để có thể khớp được với khung tiêu chí cho điểm, tạo nên sự bị động, cứng nhắc, và tượng trưng trong kĩ năng ngôn ngữ. Hội đồng ra đề IELTS cũng đã nhận thấy vấn đề này và đang có những động thái nhằm phát hiện và đưa ra đánh giá đối với những thí sinh học vẹt, không có chiều sâu thật sự trong kĩ năng tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh vẫn có cách đối phó với sự thay đổi này.

(3) IELTS không phải là một thước đo hoàn chỉnh cho kiến thức.

Với tính đại trà ngày càng rõ của tấm bằng này, đi kèm với vai trò của nó trong các đợt tuyển sinh/tuyển dụng tại các trường đại học/công ty trong và ngoài nước, cũng như thử thách to lớn mà nó đặt ra cho đa phần người Việt không nhận được một nền giáo dục ngoại ngữ hiệu quả, nhiều người cho rằng chỉ có ai thông minh mới có thể làm tốt kỳ thi IELTS.

Trên thực tế, bản thân kĩ năng IELTS không hướng đến việc đánh giá kiến thức người học, cũng như bản thân nó cũng chỉ đại diện cho một phong cách ngôn ngữ trong tiếng Anh. Tôi không thể phủ định mục đích nguyên thuỷ của tấm bằng IELTS nhằm có thể đưa ra những thử thách để đánh giá một cách sát xao nhất khả năng ngôn ngữ và tư duy tiếng Anh của người học, nhưng việc đại trà hoá và thần thành hoá tấm bằng này bóp méo mục đích thật sự của nó.

Và thực tế, việc học đại học cũng thế, nó nên là một lựa chọn phù hợp cho những ai có nhu cầu, chứ không phải là một lựa chọn đại trà mà học sinh nào cũng bắt buộc phải đưa ra.

Trả lời

Chào bạn!

Cá nhân tôi đồng tình với nhận định đó. Tôi đã có quãng thời gian làm việc trong mảng giáo dục ngôn ngữ nói chung, và tiếng Anh nói riêng. Và việc nhìn thấy những học sinh của mình cũng như những người khác băn khoăn và thần thánh hoá IELTS là không thể tránh khỏi.

Chưa nói đến việc tấm bằng IELTS vô cùng đắt đỏ và được coi trọng quá mức, bản thân kì thi này vẫn có nhiều lỗ hổng mà tôi cho rằng không thể thể hiện được một cách toàn diện nhất có thể kĩ năng tiếng Anh của học sinh.

(1) Các trình độ của IELTS không có bài thi riêng, mà chỉ có một bài thi chung.

Khác với những kì thi năng lực ngôn ngữ khác, mỗi trình độ sẽ có một bài thi được thiết kế riêng, thì IELTS lại có 1 bài thi chung cho tất cả các trình độ. Điều này dấy lên một vấn đề là đa phần giáo viên và học sinh thường quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí chủ đạo để có thể đạt số điểm cao hơn chứ không phải tổng thể kiến thức và kĩ năng. Vì lý do đó, việc dạy mẹo cho học sinh để thoả mãn các tiêu chi đó trở nên rất phổ biến đặc biệt ở các trình độ thấp. (Bởi vì IELTS lại có tính phân hoá cao đối với các band điểm cao hơn).

(2) IELTS vẫn là một kì thi mang tính khuôn mẫu.

Không thể phủ định rằng mọi kì thi đều mang tính khuôn mẫu, nhưng IELTS đặc biệt nổi trội trong khía cạnh này. Mọi kĩ năng đều có một format bài làm chung cũng như các tiêu chí chung đều được công khai cho mọi giáo viên và người học. Điều này dẫn đến việc giáo viên và học sinh phụ thuộc vào việc giảng dạy và học các bài làm mẫu để có thể khớp được với khung tiêu chí cho điểm, tạo nên sự bị động, cứng nhắc, và tượng trưng trong kĩ năng ngôn ngữ. Hội đồng ra đề IELTS cũng đã nhận thấy vấn đề này và đang có những động thái nhằm phát hiện và đưa ra đánh giá đối với những thí sinh học vẹt, không có chiều sâu thật sự trong kĩ năng tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên và học sinh vẫn có cách đối phó với sự thay đổi này.

(3) IELTS không phải là một thước đo hoàn chỉnh cho kiến thức.

Với tính đại trà ngày càng rõ của tấm bằng này, đi kèm với vai trò của nó trong các đợt tuyển sinh/tuyển dụng tại các trường đại học/công ty trong và ngoài nước, cũng như thử thách to lớn mà nó đặt ra cho đa phần người Việt không nhận được một nền giáo dục ngoại ngữ hiệu quả, nhiều người cho rằng chỉ có ai thông minh mới có thể làm tốt kỳ thi IELTS.

Trên thực tế, bản thân kĩ năng IELTS không hướng đến việc đánh giá kiến thức người học, cũng như bản thân nó cũng chỉ đại diện cho một phong cách ngôn ngữ trong tiếng Anh. Tôi không thể phủ định mục đích nguyên thuỷ của tấm bằng IELTS nhằm có thể đưa ra những thử thách để đánh giá một cách sát xao nhất khả năng ngôn ngữ và tư duy tiếng Anh của người học, nhưng việc đại trà hoá và thần thành hoá tấm bằng này bóp méo mục đích thật sự của nó.

Và thực tế, việc học đại học cũng thế, nó nên là một lựa chọn phù hợp cho những ai có nhu cầu, chứ không phải là một lựa chọn đại trà mà học sinh nào cũng bắt buộc phải đưa ra.

Cá nhân mình đồng tình với nhận định của bạn. 

Vì bản thân mình cũng từng đi du học và có người thân bạn bè cũng ở nước ngoài, nên mình cũng muốn chia sẻ 1 chút về việc bằng IELTS:

  • Khi bạn nộp hồ sơ đi du học, thường thì IELTS nó là điều kiện đủ để bạn apply hồ sơ, ví dụ như ngành Kinh tế sẽ yêu cầu 7.0, còn khoa học thì tầm 5.5-6.5. Dù bạn có cao hơn, nó cũng không là điểm cộng, trừ khi bạn apply ngành ngôn ngữ Anh hoặc các ngành giảng dạy.
  • Tuy nhiên, việc IELTS đòi hỏi 4 kỹ năng là rất dễ hiểu, cũng như TOEFL ( vì mình đã từng thi cả 2 bài ): LR là để mọi người có thể thuận lợi trong việc tiếp thu bài giảng, và đọc hiểu tài liệu nghiên cứu, sgk. Writting cũng rất là cần thiết, vì viết report nhiều, gửi email cho giáo sư cũng cần khả năng viết cao mà =))), kiểu làm sao để không quá lố, nhưng cũng đủ diễn tả cho giáo sư hiểu chính xác nội dung mình cần diễn đạt. Speaking thì, ôi thôi, tin mình đi, Speaking của IELTS hay TOEFL thì cũng giống nhau thôi (TOEFL sẽ khó hơn chút vì còn có mục nghe và tóm tắt nội dung bài giảng), nhưng mà, kinh nghiệm của mình và những người bạn sau n năm du học, thì giao tiếp không cần đến mức như vậy, giáo sư hay người thường thì cũng có lúc mắc lỗi sai mà, đặc biệt là giao tiếp giữ những người bạn, không ai để ý bạn sai lỗi ngữ pháp hay gì đâu :)) hay kể cả accent, mấu chốt là người nghe hiểu bạn muốn truyền đạt gì thôi. Hồi mình học đẻ thi IELTS, cô giáo bảo intonation và fluency rất ok, nhưng mà ngữ pháp sai tứ tung :))) chuyên nói thiếu từ :)) Nên mình thấy, điểm IELTS chỉ cần đủ dùng là đủ. 
  • Còn 1 điều mình cũng thấy khó hiểu, là IELTS cũng bị làm quá ở các nước khác nữa :)) ví dụ như bé mình quen, đi du học Mỹ, học cấp 3 ở Mỹ xong apply lên ĐH, Mỹ thường yêu cầu TOEFL, vì nó là tiếng Anh-Mỹ, nhưng mà trường của bé kia lại yêu cầu IELTS ??? làm bé đó trở tay không kịp, kết quả là vào trường mà bé đó ko thích lắm. Mình cũng hoang mang theo.

Đó chỉ là chút chia sẻ quan điểm cá nhân của mình, mong mn không ném đá ~ Chúc mọi người ngày mới vui vẻ ~

Ielts là gì vậy bạn

Có! Thị trường IELTS được đôn lên quá mức ở VN (Mình khẳng định điều đó luôn, dù mình cũng là người dạy học sinh thi IELTS.) Mình thấy từ cấp 2 các phụ huynh đã lo cho con luyện thi IELTS rồi.

Chứng chỉ này cũng chỉ là 1 cách kiếm tiền. Và mình đặc biệt thấy cái nhảm nhí nhất là hạn trong vòng 2 năm. Ủa chẳng lẽ ví dụ IELTS 8.5, rồi 2 năm sau là trình độ bị tụt xuống à hay sao mà "hết hạn"?! Chẳng qua người ta muốn mình đóng tiền thi lại.

Có, đặc biệt khi nhiều trường đại học dùng ielts để xét tuyển. Điều này khiến mọi người đổ xô đi học và làm bằng mọi cách để lấy được chứng chỉ này với điểm band cao. Từ đó dẫn đến biến chất và mình thấy thực sự không nên,