Mọi người có biết nhà truyền thống cuả người Ê-đê tên là gì không?
Bạn có thể chia sẻ vài thông tin cụ thể, thú vị xung quanh nó để mình và mọi người hiểu rõ hơn có được không ? (chất liệu xây dựng, công dụng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng,...)
Cảm ơn ^^
tinh hoa việt nam
,văn hóa
,văn hóa
Nhà dài là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Êđê. Là nơi ở chung có khi là của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất nên có huyền thoại rằng nhà dài như tiếng chiêng ngân (vì đứng ở đầu nhà dài đánh chiêng thì cuối nhà chỉ còn nghe rất nhỏ, ra khỏi nhà là không còn nghe thấy tiếng chiêng nữa).
Nhà dài của người Ê đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà dài thường được lợp bằng cỏ tranh. Tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ gập xuống vào bên trong. Người Ê đê thường làm nhà theo hướng Bắc- Nam. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian.
Nhà dài không chỉ là không gian sống mà còn là nơi gắn kết bao thế hệ dòng tộc của người Ê đê. Khi người con gái lấy chồng, căn nhà được nối dài để làm nơi ở cho đôi vợ chồng mới. Rồi đến đời cháu gái, ngôi nhà lại tiếp tục nối. Cứ như thế, nhà cứ dài ra, mãi che chở cho cuộc sống của nhiều thế hệ... Trong không gian ấy, đêm đêm cả đại gia đình quây quần sum họp bên bếp lửa. Ðàn bà con gái dệt vải, thêu thùa; đàn ông sửa lại cái cày, cái cuốc; người già thì kể sử thi, đọc truyện thơ cho con trẻ. Cũng trong không gian ấy, các lễ nghi, tập tục của người Ê đê được thể hiện trọn vẹn như hồn cốt đại ngàn của dân tộc này.
Rất ý nghĩa!
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Hue Nguyen
Bùi Xuân Vy