Mọi người có biết gì về chế độ nô lệ ở Tây Tạng không?
Mới đọc trên wikipedia xong . Ah men , coi thêm nhiều nguồn khác nhau , thấy thật là sốc .Không ngờ ở vùng đất Phật giáo như Tây Tạng lại có việc này
Đức Lai Lạt Ma cai trị đất nước quá xuất sắc nên nước Tây Tạng mới dễ dàng bị chiếm thế này
Có ai biết gì về chuyện này ?
tôn giáo
,lịch sử
Mình không có nhiều thông tin số liệu để dẫn chứng, nhưng mình sẽ lấy hiểu biết về lịch sử đại cương và về đạo Phật của mình để trả lời bạn. Bình luận của mình chỉ có mục đích bào chữa cho Phật giáo Tây Tạng, theo ý của bạn "Không ngờ ở vùng đất Phật giáo như Tây Tạng lại có việc này".
1. Đặc trưng chung của các thể chế xã hội tiền công nghiệp hóa đều có sự tập trung và tích lũy của cải, vật chất cho một tầng lớp nhỏ. Có 2 lý do cơ bản: một là vì sản xuất chưa dư thừa (tức là nếu chia đều kiểu universal basic income thì may ra chỉ vừa đủ, nhưng bản chất của con người là tham lam nên chỉ muốn dư chứ không muốn đủ); hai là vì phương tiện vận chuyển còn thô sơ, các thương lái buôn hàng đi xa thường nâng giá lên gấp vài chục đến vài trăm lần. Đây là bài toán nan giải của xã hội, cho dù xã hội hiện đại tự hào vì dư thừa của cải và phân phối tốt hơn thời phong kiến, nhưng vẫn còn đó rất nhiều bất công và chênh lệch. Huống gì Tây Tạng là một vùng đất khô cằn lạnh lẽo, núi non hiểm trở, canh tác và đi lại đều khó khăn. Trong hoàn cảnh này, chế độ địa chủ - nông nô là một lời giải khả dĩ, giúp quản lý đất đai và thực hiện canh tác hiệu quả.
2. Mình chưa đọc thấy trong kinh sách Phật giáo một phác họa nào về một xã hội trần gian kiểu utopia, trong đó miêu tả cách chính quyền nên điều hành đất nước như thế nào để mọi người đều giàu sang, sung túc. (Cực lạc, Tây thiên, hay các cõi sắc giới, vô sắc giới đều ko phải là trần gian, và đều chỉ đến được sau khi chết). Đức Phật thời tại thế có giảng dạy các bài học cho các bậc vua chúa, nhưng đều tập trung vào việc tu tâm dưỡng tính, chứ không đề xuất một chiến lược trị nước nào cụ thể. Kỳ vọng rằng đạo Phật có thể giúp thiết kế một xã hội utopia, giải được bài toán phân phối của cải trong hoàn cảnh (1), là ảo tưởng. Với từng cá nhân, đạo Phật cũng chỉ có thể giúp giảm sự tham lam chứ không thể xóa sạch bản tính đó trong mỗi con người. Như thế thì thành tiên thánh hết rồi.
3. Những người làm thuê, ăn ở trong nhà địa chủ có thể bị coi là "nô lệ", theo cách gọi của Trung Quốc khi đến Tây Tạng, nhưng sự phân biệt giai cấp này không giống như ở Ấn Độ với đạo Hindu, hay nô lệ da đen ở Mỹ thời xưa. Trong hai trường hợp này, giai cấp là một thứ cố hữu, bẩm sinh, không thể thay đổi. Ngược lại, ở Tây Tạng, có lẽ nhờ học được các lời dạy trong kinh Phật về sự bình đẳng, đã đề ra các quyền như
Việc
đã chứng tỏ không có tư duy phân biệt giai cấp cố hữu ở Tây Tạng.
3. Theo mình biết thì mấy trăm năm qua Tây Tạng rất ít nội chiến (có lẽ là nhờ cả nước đều theo đạo Phật) và bị xâm lược (do địa hình hiểm trở). Mình có đọc về những cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tông phái Phật giáo là phe mũ đỏ và phe mũ vàng (đức Đạt Lai Lạt Ma thuộc về phe mũ vàng), nhưng cũng không có vũ trang, đổ máu gì.
4. Nếu dẫn chứng cho 2 câu trên wiki:
là đúng, chứ không phải như mô tả của Trung Quốc, thì đây là một lời bào chữa rõ ràng cho đạo Phật. Những người chủ nô với tinh thần từ bi của đạo Phật đã không đàn áp, bóc lột những nông nô của họ.
5. Quan điểm của Trung Quốc về đạo Phật khi "giải phóng" Tây Tạng cũng là quan điểm của chủ nghĩa cộng sản về tôn giáo nói chung, xem tôn giáo như thuốc phiện, là công cụ của giới cầm quyền. Mình đồng ý rằng Tây Tạng với sự thống nhất về tôn giáo là một yếu tố giúp dễ quản lý đất nước hơn. Mình cũng thừa nhận tôn giáo rất dễ bị lợi dụng và giật dây, vì những người sùng đạo họ suy nghĩ và hành động theo đức tin. Việc Trung Quốc đem những thứ văn minh hiện đại, từ máy móc đến nhân quyền, vào Tây Tạng, nếu có cho là tốt thì cũng chỉ ngang với Pháp khai hóa Việt Nam 200 năm trước mà thôi. Tuy nhiên, theo như mình đọc thì quá trình "giải phóng" của Trung Quốc rất bạo lực, chúng đốt phá hết các tu viện, thực hiện các chính sách đồng hóa, không khác gì một cuộc xâm lược điển hình. Kết án giới lãnh đạo Tây Tạng là "lợi dụng tôn giáo" theo mình là sai, vì những vị Lạt ma đều là tu sĩ đàng hoàng, đều thông làu kinh điển. Ở Tây Tạng, tôn giáo và chính trị đã hòa vào nhau thành một thể thống nhất, một nét đặc trưng hiếm thấy ở các nước khác. Đây chỉ là những luận điểm phiến diện của một hệ tư tưởng sinh sau đẻ muộn mà thôi.
6. Về ý bạn nói vì Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo kém nên bị Trung Quốc chiếm thì không phải, cái đó là kết cục tất yếu giữa một đất nước nhỏ bé, hầu như không có quân đội, với một nước lớn. Nếu bạn đổ lỗi cho các tu viện vì sao không xây dựng quân đội, thì bạn cũng đang đổ lỗi cho những người bị trộm vì không phòng vệ. Vì không có quân đội nên sự chống cự của Tây Tạng rất yếu ớt nhưng cũng rất quằn quại. Nếu như Việt Nam chỉ có 1 Thích Quảng Đức và chưa tới vài chục người tử thiêu, thì phong trào tử vì đạo để phản đối xâm lược và đàn áp tôn giáo ở Tây Tạng lên đến hàng ngàn người, đến nay vẫn còn. Bạn có thể search từ khóa self-immolation in Tibet để đọc.
Hi vọng những thông tin của mình giúp bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về Tây Tạng. Đây là một đất nước rất sùng đạo, niềm tin của họ đối với đạo Phật rất lớn. Văn hóa và các tập tục của họ đều gắn liền với đạo Phật từ xưa, vậy mà Trung Quốc đã nhẫn tâm xóa bỏ chúng. Đây là một tội ác dã man và đáng lên án.
Nguyễn Đăng Trung Tiến
Mình không có nhiều thông tin số liệu để dẫn chứng, nhưng mình sẽ lấy hiểu biết về lịch sử đại cương và về đạo Phật của mình để trả lời bạn. Bình luận của mình chỉ có mục đích bào chữa cho Phật giáo Tây Tạng, theo ý của bạn "Không ngờ ở vùng đất Phật giáo như Tây Tạng lại có việc này".
1. Đặc trưng chung của các thể chế xã hội tiền công nghiệp hóa đều có sự tập trung và tích lũy của cải, vật chất cho một tầng lớp nhỏ. Có 2 lý do cơ bản: một là vì sản xuất chưa dư thừa (tức là nếu chia đều kiểu universal basic income thì may ra chỉ vừa đủ, nhưng bản chất của con người là tham lam nên chỉ muốn dư chứ không muốn đủ); hai là vì phương tiện vận chuyển còn thô sơ, các thương lái buôn hàng đi xa thường nâng giá lên gấp vài chục đến vài trăm lần. Đây là bài toán nan giải của xã hội, cho dù xã hội hiện đại tự hào vì dư thừa của cải và phân phối tốt hơn thời phong kiến, nhưng vẫn còn đó rất nhiều bất công và chênh lệch. Huống gì Tây Tạng là một vùng đất khô cằn lạnh lẽo, núi non hiểm trở, canh tác và đi lại đều khó khăn. Trong hoàn cảnh này, chế độ địa chủ - nông nô là một lời giải khả dĩ, giúp quản lý đất đai và thực hiện canh tác hiệu quả.
2. Mình chưa đọc thấy trong kinh sách Phật giáo một phác họa nào về một xã hội trần gian kiểu utopia, trong đó miêu tả cách chính quyền nên điều hành đất nước như thế nào để mọi người đều giàu sang, sung túc. (Cực lạc, Tây thiên, hay các cõi sắc giới, vô sắc giới đều ko phải là trần gian, và đều chỉ đến được sau khi chết). Đức Phật thời tại thế có giảng dạy các bài học cho các bậc vua chúa, nhưng đều tập trung vào việc tu tâm dưỡng tính, chứ không đề xuất một chiến lược trị nước nào cụ thể. Kỳ vọng rằng đạo Phật có thể giúp thiết kế một xã hội utopia, giải được bài toán phân phối của cải trong hoàn cảnh (1), là ảo tưởng. Với từng cá nhân, đạo Phật cũng chỉ có thể giúp giảm sự tham lam chứ không thể xóa sạch bản tính đó trong mỗi con người. Như thế thì thành tiên thánh hết rồi.
3. Những người làm thuê, ăn ở trong nhà địa chủ có thể bị coi là "nô lệ", theo cách gọi của Trung Quốc khi đến Tây Tạng, nhưng sự phân biệt giai cấp này không giống như ở Ấn Độ với đạo Hindu, hay nô lệ da đen ở Mỹ thời xưa. Trong hai trường hợp này, giai cấp là một thứ cố hữu, bẩm sinh, không thể thay đổi. Ngược lại, ở Tây Tạng, có lẽ nhờ học được các lời dạy trong kinh Phật về sự bình đẳng, đã đề ra các quyền như
Việc
đã chứng tỏ không có tư duy phân biệt giai cấp cố hữu ở Tây Tạng.
3. Theo mình biết thì mấy trăm năm qua Tây Tạng rất ít nội chiến (có lẽ là nhờ cả nước đều theo đạo Phật) và bị xâm lược (do địa hình hiểm trở). Mình có đọc về những cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tông phái Phật giáo là phe mũ đỏ và phe mũ vàng (đức Đạt Lai Lạt Ma thuộc về phe mũ vàng), nhưng cũng không có vũ trang, đổ máu gì.
4. Nếu dẫn chứng cho 2 câu trên wiki:
là đúng, chứ không phải như mô tả của Trung Quốc, thì đây là một lời bào chữa rõ ràng cho đạo Phật. Những người chủ nô với tinh thần từ bi của đạo Phật đã không đàn áp, bóc lột những nông nô của họ.
5. Quan điểm của Trung Quốc về đạo Phật khi "giải phóng" Tây Tạng cũng là quan điểm của chủ nghĩa cộng sản về tôn giáo nói chung, xem tôn giáo như thuốc phiện, là công cụ của giới cầm quyền. Mình đồng ý rằng Tây Tạng với sự thống nhất về tôn giáo là một yếu tố giúp dễ quản lý đất nước hơn. Mình cũng thừa nhận tôn giáo rất dễ bị lợi dụng và giật dây, vì những người sùng đạo họ suy nghĩ và hành động theo đức tin. Việc Trung Quốc đem những thứ văn minh hiện đại, từ máy móc đến nhân quyền, vào Tây Tạng, nếu có cho là tốt thì cũng chỉ ngang với Pháp khai hóa Việt Nam 200 năm trước mà thôi. Tuy nhiên, theo như mình đọc thì quá trình "giải phóng" của Trung Quốc rất bạo lực, chúng đốt phá hết các tu viện, thực hiện các chính sách đồng hóa, không khác gì một cuộc xâm lược điển hình. Kết án giới lãnh đạo Tây Tạng là "lợi dụng tôn giáo" theo mình là sai, vì những vị Lạt ma đều là tu sĩ đàng hoàng, đều thông làu kinh điển. Ở Tây Tạng, tôn giáo và chính trị đã hòa vào nhau thành một thể thống nhất, một nét đặc trưng hiếm thấy ở các nước khác. Đây chỉ là những luận điểm phiến diện của một hệ tư tưởng sinh sau đẻ muộn mà thôi.
6. Về ý bạn nói vì Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo kém nên bị Trung Quốc chiếm thì không phải, cái đó là kết cục tất yếu giữa một đất nước nhỏ bé, hầu như không có quân đội, với một nước lớn. Nếu bạn đổ lỗi cho các tu viện vì sao không xây dựng quân đội, thì bạn cũng đang đổ lỗi cho những người bị trộm vì không phòng vệ. Vì không có quân đội nên sự chống cự của Tây Tạng rất yếu ớt nhưng cũng rất quằn quại. Nếu như Việt Nam chỉ có 1 Thích Quảng Đức và chưa tới vài chục người tử thiêu, thì phong trào tử vì đạo để phản đối xâm lược và đàn áp tôn giáo ở Tây Tạng lên đến hàng ngàn người, đến nay vẫn còn. Bạn có thể search từ khóa self-immolation in Tibet để đọc.
Hi vọng những thông tin của mình giúp bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về Tây Tạng. Đây là một đất nước rất sùng đạo, niềm tin của họ đối với đạo Phật rất lớn. Văn hóa và các tập tục của họ đều gắn liền với đạo Phật từ xưa, vậy mà Trung Quốc đã nhẫn tâm xóa bỏ chúng. Đây là một tội ác dã man và đáng lên án.