Mọi người chia sẻ cho mình "Cách viết mục tiêu nghề nghiệp của CV được lòng NTD"?

  1. Kỹ năng mềm

Mình đã tốt nghiệp 2 năm, sau khi ra trường mình đã apply được 1 vị trí trong lần đầu tiên phỏng vấn xin việc, rồi từ đó đến nay mình chưa từng chuyển việc. Nhưng đến nay, mình cảm thấy mình không còn khả năng thăng tiến trong cty nữa, mình muốn chuyển việc, tuy nhiên kinh nghiệm làm CV của mình còn yếu. Mình tham khảo rất nhiều bài viết hướng dẫn tạo CV có phần hơi chung chung, mình muốn tham khảo ý kiến trực tiếp của mọi người thêm để rút kinh nghiệm cho bản thân khi làm CV.

Xin cảm ơn,

Từ khóa: 

,

kỹ năng mềm

Viết Objective trong CV như nào cho đỡ sáo rỗng?

Career Objective thường là phần xuất hiện ngay đầu tiên, sau phần thông tin cá nhân của CV. Vì nó xuất hiện đầu tiên nên đáng ra nó phải được đầu tư viết hay thật là hay để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thế nhưng nhiều bạn lại chỉ viết vài dòng cho có nên thành ra tạo nên một bản CV dở hơi. Những câu mình hay đọc được nhất ở phần Objective/ Mục tiêu nghề nghiệp đấy là: “Mong muốn tìm được một công việc phù hợp với bản thân.”; ‘Mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đa quốc gia’, ‘Mong muốn bla bla bla.

Việc mong muốn những thứ như trên không có gì là sai cả, tuy nhiên vấn đề của nó là nó chẳng có gì khác biệt cả, ai cũng có thể ghi những câu tương tự như vậy vào trong CV. Và nếu ai cũng có thể viết được, thì tại sao nhà tuyển dụng lại phải chọn bạn mà không chọn người ta?

Vậy Objective viết như thế nào, có cần thiết phải viết Objective hay không, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn đang còn thắc mắc về câu hỏi này.

Career Objective là cái gì?

Trước khi tìm hiểu cách viết như thế nào, chúng ta cần hiểu Objective là cái gì. Nó đơn giản là một vài dòng nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, xuất hiện ở đầu CV để giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Tuy nhiên ngoài Objective, người ta có thể viết thành các biến tấu khác như 

Career Summary, Career Profile, Executive Summary
 và nhiều cái tên khác. Và mình thì khuyến khích các bạn viết những cái Summary này vào đầu CV hơn là chỉ viết mỗi Objective như trên.

Ở đầu CV, bạn có thể viết một cái Career Summary, dùng để tóm tắt lại bản CV của bạn. Trong Career Summary đó thì nên có được ít nhất 3 ý sau:

  1. Background của bạn là gì? (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?
  2. Một vài skills thế mạnh của bạn (có liên quan đến công việc)
  3. Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể mà bạn hướng đến trong 2-3 năm tới.

Như mình đã nói ở trên, Career Summary không bắt buộc phải viết trong CV, bạn có thể chọn viết hoặc không. Với mình thì có 2 trường hợp này nên viết:

  1. Các bạn còn ít kinh nghiệm, nên CV sẽ ngắn và ít thông tin. Ta cần ‘bôi’ thêm cái Career Summary để cho CV trông đầy đặn và đẹp đẽ hơn.
  2. Các bạn có QUÁ NHIỀU kinh nghiệm, CV nếu không tóm gọn lại trông sẽ bị loãng, vì vậy cần cái Career Summary để nhà tuyển dụng đọc xong có cái nhìn khái quát về bản thân bạn trước khi đọc kĩ hơn các phần dưới.

Một số cách để viết Career Summary

Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể dùng để bắt đầu bản CV cho bản thân.

Cách 1. Giới thiệu về bản thân bạn ngay từ khi vào đề.

Editorial-minded marketer and communications strategist transforming the way brands interact with audiences through content. With over seven years of experience at consumer startups, media companies, and an agency, brings a thoughtful perspective and blend of creative chops and digital data-savvy. Entrepreneurial at heart and a team player recognized for impassioned approach and colorful ideas.

Khi bạn đọc đoạn Summary trên, bạn để ý đến những gì đầu tiên? Đó là các từ khoá ‘editorial’, ‘marketer’, ‘communication’, ‘seven years’. Chỉ cần đọc lướt qua là nhà tuyển dụng cũng có thể biết đây là một người rất kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, và nếu mình đang tuyển vị trí này, chắc chắn mình sẽ mong muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm trong CV rồi.

Với mô-tip này các bạn viết thành 1 đoạn 3 câu: 1) Tự kiếm một cái danh xưng công việc để gọi mình 2) Số năm kinh nghiệm và các ngành nghề đã làm qua và 3) Tính cách trong công việc.

Cách 2. Sale bản thân.

High-achieving Enterprise software account manager driven to increase sales in established accounts while reaching out to prospects. Help Fortune 500 companies gain a competitive edge and increase revenue by identifying customer needs, providing recommendations, and implementing technology products that solve problems and enhance capabilities.

Nếu các bạn đọc kĩ, cái này khác hẳn với cái Summary ở Cách 1. Nếu như cách 1 để giới thiệu về ngành nghề đã làm, tính cách, vị trí làm việc thì Cách 2 này nói luôn về việc bạn đã làm được gì, kết quả ra sao. Bây giờ những CV liệt kê kinh nghiệm các thứ nhiều rồi, nếu có một bạn nói luôn về giải pháp thì biết đâu sẽ gây ấn tượng hơn.

Với các này thì Summary của bạn cần có 2 câu 1) Giới thiệu về ngành nghề bạn đã làm và 2) Những thành tích mà bạn đã đạt được trong lĩnh vực đó.

Cách 3. Viết ngắn thành các gạch đầu dòng.

  • Blogger with 1 million views about Career & Personal Development.
  • 2 years experience in teaching, consulting and organising educational event.

Đây là cách thông dùng mà mình thấy nhiều bạn đã dùng, đó là viết thành các gạch đầu dòng. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn, scan dễ dàng hơn. Ngoài ra vì cái Summary nó ngắn nên trông CV của chúng ta cũng gọn gàng hơn nữa.

Bạn nào muốn viết theo gạch đầu dòng thì ít nhất nên có 2 ý:

  • Kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào, số năm bao nhiêu?
  • Một thành tích nổi bật của bạn trong công việc.

Nếu bạn hiền định viết Career Summary hoặc Objective vào trong CV, hãy đầu tư viết cho nó thật hay, đừng viết cho có. Vì nó là cái đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng đó.

Hãy đọc một lượt tin tuyển dụng, nghĩ thật kĩ xem nhà tuyển dụng cần một kĩ năng gì trong đó và viết phần Summary xoay quanh kĩ năng đó để thu hút sự chú ý từ người đọc. Bạn có thể sử dụng 3 ví dụ trên, sửa lại câu từ để phù hợp hơn với bản thân.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình 

Tư vấn cá nhân giúp tìm việc
 tại đây.

Trả lời

Viết Objective trong CV như nào cho đỡ sáo rỗng?

Career Objective thường là phần xuất hiện ngay đầu tiên, sau phần thông tin cá nhân của CV. Vì nó xuất hiện đầu tiên nên đáng ra nó phải được đầu tư viết hay thật là hay để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thế nhưng nhiều bạn lại chỉ viết vài dòng cho có nên thành ra tạo nên một bản CV dở hơi. Những câu mình hay đọc được nhất ở phần Objective/ Mục tiêu nghề nghiệp đấy là: “Mong muốn tìm được một công việc phù hợp với bản thân.”; ‘Mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đa quốc gia’, ‘Mong muốn bla bla bla.

Việc mong muốn những thứ như trên không có gì là sai cả, tuy nhiên vấn đề của nó là nó chẳng có gì khác biệt cả, ai cũng có thể ghi những câu tương tự như vậy vào trong CV. Và nếu ai cũng có thể viết được, thì tại sao nhà tuyển dụng lại phải chọn bạn mà không chọn người ta?

Vậy Objective viết như thế nào, có cần thiết phải viết Objective hay không, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn đang còn thắc mắc về câu hỏi này.

Career Objective là cái gì?

Trước khi tìm hiểu cách viết như thế nào, chúng ta cần hiểu Objective là cái gì. Nó đơn giản là một vài dòng nói về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, xuất hiện ở đầu CV để giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Tuy nhiên ngoài Objective, người ta có thể viết thành các biến tấu khác như 

Career Summary, Career Profile, Executive Summary
 và nhiều cái tên khác. Và mình thì khuyến khích các bạn viết những cái Summary này vào đầu CV hơn là chỉ viết mỗi Objective như trên.

Ở đầu CV, bạn có thể viết một cái Career Summary, dùng để tóm tắt lại bản CV của bạn. Trong Career Summary đó thì nên có được ít nhất 3 ý sau:

  1. Background của bạn là gì? (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?
  2. Một vài skills thế mạnh của bạn (có liên quan đến công việc)
  3. Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể mà bạn hướng đến trong 2-3 năm tới.

Như mình đã nói ở trên, Career Summary không bắt buộc phải viết trong CV, bạn có thể chọn viết hoặc không. Với mình thì có 2 trường hợp này nên viết:

  1. Các bạn còn ít kinh nghiệm, nên CV sẽ ngắn và ít thông tin. Ta cần ‘bôi’ thêm cái Career Summary để cho CV trông đầy đặn và đẹp đẽ hơn.
  2. Các bạn có QUÁ NHIỀU kinh nghiệm, CV nếu không tóm gọn lại trông sẽ bị loãng, vì vậy cần cái Career Summary để nhà tuyển dụng đọc xong có cái nhìn khái quát về bản thân bạn trước khi đọc kĩ hơn các phần dưới.

Một số cách để viết Career Summary

Dưới đây là một số cách mà các bạn có thể dùng để bắt đầu bản CV cho bản thân.

Cách 1. Giới thiệu về bản thân bạn ngay từ khi vào đề.

Editorial-minded marketer and communications strategist transforming the way brands interact with audiences through content. With over seven years of experience at consumer startups, media companies, and an agency, brings a thoughtful perspective and blend of creative chops and digital data-savvy. Entrepreneurial at heart and a team player recognized for impassioned approach and colorful ideas.

Khi bạn đọc đoạn Summary trên, bạn để ý đến những gì đầu tiên? Đó là các từ khoá ‘editorial’, ‘marketer’, ‘communication’, ‘seven years’. Chỉ cần đọc lướt qua là nhà tuyển dụng cũng có thể biết đây là một người rất kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, và nếu mình đang tuyển vị trí này, chắc chắn mình sẽ mong muốn tìm hiểu thêm kinh nghiệm trong CV rồi.

Với mô-tip này các bạn viết thành 1 đoạn 3 câu: 1) Tự kiếm một cái danh xưng công việc để gọi mình 2) Số năm kinh nghiệm và các ngành nghề đã làm qua và 3) Tính cách trong công việc.

Cách 2. Sale bản thân.

High-achieving Enterprise software account manager driven to increase sales in established accounts while reaching out to prospects. Help Fortune 500 companies gain a competitive edge and increase revenue by identifying customer needs, providing recommendations, and implementing technology products that solve problems and enhance capabilities.

Nếu các bạn đọc kĩ, cái này khác hẳn với cái Summary ở Cách 1. Nếu như cách 1 để giới thiệu về ngành nghề đã làm, tính cách, vị trí làm việc thì Cách 2 này nói luôn về việc bạn đã làm được gì, kết quả ra sao. Bây giờ những CV liệt kê kinh nghiệm các thứ nhiều rồi, nếu có một bạn nói luôn về giải pháp thì biết đâu sẽ gây ấn tượng hơn.

Với các này thì Summary của bạn cần có 2 câu 1) Giới thiệu về ngành nghề bạn đã làm và 2) Những thành tích mà bạn đã đạt được trong lĩnh vực đó.

Cách 3. Viết ngắn thành các gạch đầu dòng.

  • Blogger with 1 million views about Career & Personal Development.
  • 2 years experience in teaching, consulting and organising educational event.

Đây là cách thông dùng mà mình thấy nhiều bạn đã dùng, đó là viết thành các gạch đầu dòng. Lợi thế của việc viết thành các gạch đầu dòng là giúp cho nhà tuyển dụng đọc nhanh hơn, scan dễ dàng hơn. Ngoài ra vì cái Summary nó ngắn nên trông CV của chúng ta cũng gọn gàng hơn nữa.

Bạn nào muốn viết theo gạch đầu dòng thì ít nhất nên có 2 ý:

  • Kinh nghiệm trong những lĩnh vực nào, số năm bao nhiêu?
  • Một thành tích nổi bật của bạn trong công việc.

Nếu bạn hiền định viết Career Summary hoặc Objective vào trong CV, hãy đầu tư viết cho nó thật hay, đừng viết cho có. Vì nó là cái đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng đó.

Hãy đọc một lượt tin tuyển dụng, nghĩ thật kĩ xem nhà tuyển dụng cần một kĩ năng gì trong đó và viết phần Summary xoay quanh kĩ năng đó để thu hút sự chú ý từ người đọc. Bạn có thể sử dụng 3 ví dụ trên, sửa lại câu từ để phù hợp hơn với bản thân.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình 

Tư vấn cá nhân giúp tìm việc
 tại đây.

Không biết ý bạn nói có phải là cover letter không nhỉ mình k rõ với từ ngữ ở Việt Nam lắm

Mình nghĩ vấn đề ko phải nằm ở CV, cũng ko phải ở cách viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Mình nghĩ vấn đề lớn nhất chính là ở chỗ xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn có trao đổi rằng là sắp tới bạn muốn chuyển việc (vì 2 năm rồi & ko có cơ hội thăng tiến), và bạn cần viết 1 cái CV thu hút được nhà tuyển dụng.

Mình nghĩ, bạn switch góc nhìn 1 chút, thay vì "viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV" cho nhà tuyển dụng xem --> Xác định Mục tiêu nghề nghiệp của bạn (trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Bạn làm cho bạn, vì tương lai của bạn - Biết bạn muốn gì hoặc muốn trở thành cái gì (hoặc biết thứ mình ko muốn là gì) thì bạn mới xác định & lựa chọn con đường bạn đi rõ ràng được.

Quay trở lại cách xác định mục tiêu (hoặc viết mục tiêu nghề nghiệp), nó hãy đảm bảo các nguyên tắc của việc xác định mục tiêu:

  • Rõ ràng, súc tích
  • Có trọng tâm (công việc/ lĩnh vực/ vị trí bạn theo đuổi)
  • Có thời gian (ngắn hạn hoặc dài hạn tùy bạn) : có thể bạn chưa xác định được mục tiêu dài hạn vậy thì hãy bắt đầu bằng mục tiêu ngắn hạn & cũng đừng giấu giếm điều đó với nhà tuyển dụng
  • Có giá trị: giá trị với tổ chức/ công ty mà bạn sẽ tham gia, đóng góp ở vị trí đó chứ k phải chỉ đơn giản là giá trị bạn tạo ra cho chính bản thân bạn.