[Mỗi ngày một vấn đề]: Tư duy phản biện, có hay không?

  1. Phong cách sống

Tư duy phản biện là nghệ thuật vận dụng lập luận để phân tích ý tưởng, đào sâu hơn tới tiềm năng thực sự của mỗi người. Tư duy phản biện không phải là nghĩ nhiều hơn hay kỹ hơn, mà là nghĩ tốt hơn. Việc hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện sẽ duy trì trí tò mò của bạn suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, không có con đường nào trải đầy hoa hồng. Tư duy phản biện đòi hỏi tính kỷ luật cao. Lối tư duy này được duy trì dựa trên tổng hòa của quá trình phát triển ổn định, động lực và khả năng nhìn nhận bản thân một cách chân thực nhất – ngay cả khi phải đối mặt với những thực tế khó “nuốt trôi”.

Ai cũng biết tuy nhiên người Việt Nam có những thói quen như an phận thủ thường, mặc người mặc ta,... đã giết chết một kỷ năng thúc đẩy con người phát triển. Phản biện nhiều quá như "nhiều chuyện", tạo ác cảm cho mọi người trong từng câu nói, lời lẽ; không phản biện thì lại cảm thấy không thẳng thắn, a dua,... Phản biện sai thì phán là kiến thức kém, phản biện quá thì thành soi mói, "xéo sắc" (không biết phải vậy không?

Bạn suy nghĩ sao về điều này.... Phản biện đến khi nào là vừa đây

maxresdefault
Từ khóa: 

mỗi ngày một vấn đề

,

tư duy mỗi sáng

,

tư duy phản biện

,

phong cách sống

Với mình, điều đầu tiên phải học được trước khi đạt được "tư duy phản biện" đó chính là nhận ra thực tế rất phức tạp và nhiều mặt.

Tư duy phản biện nói chung chỉ đơn giản là "không sợ bất đồng ý kiến, quan điểm." Là sự tôn trọng đóng góp của nhau trong việc tìm ra đáp án. Đôi lúc có nhiều đáp án khác nhau, đôi lúc không có đáp án, tất cả chính là cái nhìn chủ quan của mỗi người.

Học cách phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá thông tin. Lắng nghe đóng góp của người khác trong thảo luận.

Ví dụ đi: "Hoa sen mọc dưới bùn nhơ." Nếu câu này được dùng trong truyện để diễn tả một nhân vật, bạn nghĩ gì về nhân vật ấy?

Anh A nói: "Hoa sen mọc lên từ thứ bẩn thỉu như bùn đất chứng tỏ một con người đẹp mặc dù sinh ra trong một gia đình khó coi."

Chị B nói: "Tôi lại thấy khác, câu này đang ca ngợi miếng bùn đó. Việc cành hoa sen mộc mạc có thể trồi lên từ bùn nhơ cho thấy rằng miếng bùn ấy có chất dinh dưỡng, có giá trị của riêng nó, và đôi lúc những thứ đẹp đẽ phải nhừ thứ xấu mời thành."

Anh A lại thêm: "Lỡ đây là một cô nương vẻ ngoài sinh tươi, nhưng ai biết được rằng trong tâm lại chứa đựng một thứ gì đó dơ bẩn, kinh tởm, một quá khứ đen tối?"

Dạng vậy đó. Có nhiều cách nhìn khác nhau mặc dù vẫn là một câu đó thôi. Một điều quan trọng trong tư duy phản biện là không được "ngại". Vì sự thiếu tự tin dẫn đến thiếu đóng góp. Và đây là một đặc điểm thường thấy trong người Việt, ít nhất là theo trải nghiệm của mình.

Trả lời

Với mình, điều đầu tiên phải học được trước khi đạt được "tư duy phản biện" đó chính là nhận ra thực tế rất phức tạp và nhiều mặt.

Tư duy phản biện nói chung chỉ đơn giản là "không sợ bất đồng ý kiến, quan điểm." Là sự tôn trọng đóng góp của nhau trong việc tìm ra đáp án. Đôi lúc có nhiều đáp án khác nhau, đôi lúc không có đáp án, tất cả chính là cái nhìn chủ quan của mỗi người.

Học cách phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá thông tin. Lắng nghe đóng góp của người khác trong thảo luận.

Ví dụ đi: "Hoa sen mọc dưới bùn nhơ." Nếu câu này được dùng trong truyện để diễn tả một nhân vật, bạn nghĩ gì về nhân vật ấy?

Anh A nói: "Hoa sen mọc lên từ thứ bẩn thỉu như bùn đất chứng tỏ một con người đẹp mặc dù sinh ra trong một gia đình khó coi."

Chị B nói: "Tôi lại thấy khác, câu này đang ca ngợi miếng bùn đó. Việc cành hoa sen mộc mạc có thể trồi lên từ bùn nhơ cho thấy rằng miếng bùn ấy có chất dinh dưỡng, có giá trị của riêng nó, và đôi lúc những thứ đẹp đẽ phải nhừ thứ xấu mời thành."

Anh A lại thêm: "Lỡ đây là một cô nương vẻ ngoài sinh tươi, nhưng ai biết được rằng trong tâm lại chứa đựng một thứ gì đó dơ bẩn, kinh tởm, một quá khứ đen tối?"

Dạng vậy đó. Có nhiều cách nhìn khác nhau mặc dù vẫn là một câu đó thôi. Một điều quan trọng trong tư duy phản biện là không được "ngại". Vì sự thiếu tự tin dẫn đến thiếu đóng góp. Và đây là một đặc điểm thường thấy trong người Việt, ít nhất là theo trải nghiệm của mình.

Mình nghĩ việc bạn đặt vấn đề : [Mỗi ngày một vấn đề] khá hay và trọng tâm. Có 1 đề xuất là bạn nên đưa thêm hashtag #mỗi ngày một vấn đề để giúp bạn dễ tổng hợp các nội dung lại với nhau

Mình là con hay thích hỏi, và vì hay hỏi nên mình được đánh giá là tương đối hay "phản biện" người khác.

Trước một vấn đề hay một cách giải quyết vấn đề được đưa ra, mình luôn sẽ đặt một loạt câu hỏi "bản chất cái này là gì", "tại sao lại chọn cách này mà ko phải cách khác", hoặc sẽ đặt ngược lại vấn đề "nếu ko phải cái này thì có ảnh hưởng j ko" "nếu ko làm như thế này thì có cách nào khác ko"...

Việc hỏi / phản biện vấn đề giúp cho mình hiểu được các vấn đề tốt nhất, đi sâu tới bản chất và từ đó hình thành được cách tư duy giải quyết tốt; cũng như hoàn thiện góp ý được cho người khác.

Còn câu hỏi là phản biện đến khi nào là vừa? 

Bản chất với mỗi vấn đề , khi giải quyết chúng ta đều có mục đích, mục tiêu cụ thể. Vấn đề phản biện cũng dựa trên các mục tiêu cụ thể đó. Mình nghĩ phản biện đến khi nào thống nhất được các mục tiêu & cách giải quyết hướng mục tiêu phù hợp nhất (có thể chưa là tốt nhất nhưng là phù hợp nhất) 

Mình đồng tình với quan điểm ng phương Đông, không riêng gì ng Việt, nhìn chung vẫn thiếu các kĩ năng như tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Ba cái này cũng có thể là một!

Nguyên nhân thì chắc bắt nguồn tư văn hóa, mà cụ thể là từ thời phong kiến, khi mà các quốc gia trên thế giới vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế.

Vốn kiến thức lịch sử hạn hẹp cho mình biết là vào thời đại đó, trong khi nhiều nước phương tây đã bắt đầu hình thành chế độ phân quyền (kiểu dưới một nhà vua lớn có các ông vua nhỏ thay mặt quản lý đất nc) thì tại phương đông vẫn là tập quyền.

Tất nhiên luôn có những giai đoạn như 'tam quốc diễn nghĩa' tại TQ, 'tam quốc diễn nghĩa' tại Hàn Quốc (thời Silla), 'loạn 12 sứ quân' tại VN, 'thời kì sengoku' tại Nhật...nhưng tựu trung cuối cùng quyền lực vẫn đc thống nhất và quy về tay chỉ một vua.

Thế nên là văn hóa phương đông ta không quen với khái niệm 'tư duy phản biện' hay tranh luận, phê bình. Chỉ có một ông vua để nghe theo, chả việc gì và cũng chả đc phép tranh luận.

Vì ng Việt hay mắc tâm lý 'ngại', ngại ở đây vừa là ngại mất lòng ng mình đang phản biện, vừa là ngại bị những ng xung quanh bình phẩm, đánh giá nhận định của mình.

Khởi nguồn sâu xa của tâm lý ngại này thì có lẽ là do thiếu tự tin. Mà nói ng Việt mình thiếu tự tin thì cũng dễ thấy mà. Bạn cứ nhìn cách chúng ta tương tác, giao tiếp ngoài xh, so với cách mà các bạn phương tây giao tiếp, là thấy ngay sự khác biệt. 

Tại sao thiếu tự tin thì có lẽ lại do giáo dục. Cha mẹ Việt bảo bọc con cái quá mức và quá lâu (ở phương tây sau 18t là bị 'đá' ra khỏi nhà) nên con cái hình thành tâm lý ù lì, ỷ lại. Không tự mình xông pha trong đời thì làm gì mà tự tin nổi.

Mục đích của phản biện là cuối cùng cũng để tìm ra được giải pháp phù hợp tốt nhất cho vấn đề đang gặp phải. Cho nên, việc đầu tiên là phải hiểu rõ vấn đề đã. Sau đó, lắng nghe với 1 tâm thế cởi mở khi bàn luận để hiểu được những ý kiến hay suy nghĩ mà mọi người đang chia sẻ (nếu ko hiểu cứ hỏi rõ & chi tiết). Cuối cùng, dựa vào mục tiêu chung hay vấn đề mà đưa ra quan điểm thôi (hợp tình hợp lý) và tự tin sẵn sàng trả lời được những câu hỏi mà mọi người sẽ đặt ra cho bạn (còn nếu bạn ko trả lời được để thuyết phục họ thì chứng tỏ bạn cũng chưa thực sự hiểu hết những gì mình đang đưa ra -> bạn nên dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn).