Mới làm copywriter thì cần đọc những sách gì?

  1. Marketing

Dưới đây là một số tựa sách dành cho ai mới bước vào nghề hoặc muốn bước vào nghề "bán chữ nuôi thân":

(1) Từ điển tiếng Việt: Copywriter vốn là người ăn - nằm - chơi với con chữ nên yếu tố tiên quyết là hiểu rõ tiếng Việt để xài sao cho đúng, cho duyên. Có những câu copy được viết bởi những copywriter cựu trào vẫn đi cùng năm tháng bởi họ hiểu tiếng Việt và vận dụng sắc thái ngữ nghĩa của câu chữ cho brand một cách rất tài tình.

(2) Ogilvy on Advertising (David Ogilvy) - Quảng cáo theo phong cách Ogilvy: Những góc nhìn thấu suốt về quảng cáo hiện đại của "cha đẻ ngành quảng cáo", a must-have book mà bất cứ người làm marketing và quảng cáo chuyên nghiệp nào cũng phải đọc.

(3) Ý tưởng này là của chúng mình (Huỳnh Vĩnh Sơn aka Sói Ăn Chay)

Làm bạn với hình, làm tình với chữ (Bút chì và Đốc tờ Ti)

Những câu chuyện hài hước nhưng cũng "đầy máu" và nước mắt về đời quảng cáo đầy bi thương nhưng cũng không thiếu những phút giây huy hoàng. Gần gũi, tự nhiên, 2 quyển sách đều không quá nặng về chuyên môn sẽ giúp bạn thư giãn hơn sau những ngày đầu chinh chiến với brief và client, biết thêm những câu chuyện phía sau cánh gà, những cái mà người trong ngành ai cũng biết nhưng giờ mới được viết ra.

(4) The Adweek Copywriting Handbook (Joseph Sugarman) - Khiêu vũ với ngòi bút: gã phù thủy quảng cáo hàng đầu nước Mỹ sẽ từng bước đưa bạn đi qua toàn bộ quy trình viết quảng cáo - từ việc bắt đầu nghiên cứu sản phẩm, thị trường cho đến viết ý tưởng ra giấy và rồi mài giũa, tô điểm, trang hoàng cho chúng trở nên thật tỏa sáng.

(5) The back of napkin (Dan Roam) - Chỉ cần mẩu khăn giấy: Cách tư duy bằng hình ảnh (tư duy thị giác). Dựa trên những kinh nghiệm về khoa học thị giác, Roam hướng dẫn người đọc cách làm sáng tỏ bất cứ vấn đề nào và "bán" bất cứ ý tưởng nào chỉ với một bộ công cụ vô cùng đơn giản.

(6) Bộ sách dịch của Ecoblader

  • My life in advertising (Claude C. Hopkins) - Đời quảng cáo
  • Scientific Advertising (Claude C. Hopkins) - Phòng thí nghiệm của nhà quảng cáo

Những cuốn trên chủ yếu do mình tìm đọc và được gợi ý khi mới mon men vô nghề. Cũng thắc mắc bà con đọc gì nhỉ? :D

Từ khóa: 

,

marketing

Mình nghĩ mới làm copywriter thì cần tập trung đọc các sách giải quyết vấn đề trước mắt:

[1] Làm copywriter là làm gì: đọc để hiểu còn chọn đúng agency, đúng sếp - rèn luyện đúng cách - phối hợp đúng chỗ với đồng đội.

Giải quyết vấn đề này thì mình đề xuất quyển "Sáng tạo thần sầu" của Dave Trott (tựa tiếng Anh là Creative Mischief). Đây là quyển sách đầu tay của Dave Trott lúc viết khi còn trực tiếp làm Executive Creative Director nên đậm chất kỹ thuật và thực tiễn, hai quyển sau thì thiên về cách tư duy hơn. Đọc luôn cũng tốt.

[2] Làm copywriter thì làm với ai: copywriter cũng là một mắt xích trong bộ máy sáng tạo - nên để làm việc hiệu quả thì cần hiểu đồng đội của mình là ai, ai làm cái gì, cần gì từ mình.

Đạt được điều này thì cần một quyển sách cực kỳ chi tiết, thậm chí đưa ra check-list hay template luôn. Mình đề xuất quyển "Khác biệt từ nghệ thuật quản trị khách hàng" - vốn là một quyển về client service management, cần đọc cho mọi người làm trong công ty service, đặc biệt là quảng cáo.

[3] Cũng trong câu chuyện "là một mắt xích" thì giải pháp sáng tạo cũng có nhiều giai đoạn, quá trình và mục tiêu khác nhau. Để hiểu "lúc này mình đang làm việc gì và để làm gì" thì đề xuất quyển Quảng cáo không nói láo do anh Hồ Công Hoài Phương viết. Quyển này từ khi ra mắt đến nay luôn là best seller và must-read của dân truyền thông marketing đó.

[4] Nói cho ai thì dùng chữ người đó. Việc "nói một đằng, hiểu một nẻo" không hiếm - vì người nghe (người tiêu dùng) khác mình, họ là người thường - ko quan tâm, ko có nhiều thời gian và đôi khi cũng ko hiểu biết như mình. Đặc biệt mỗi thông điệp sẽ được hiểu theo cách khác nhau tuỳ theo văn hoá.

Nên quyển sách đề xuất đọc để giải quyết vấn đề này là Mật mã văn hoá (Clotaire Rapaille).

[5] Cũng trên góc độ hiểu người tiêu dùng còn một quyển phải-đọc khác là Tư duy nhanh và chậm (Think Fast & Slow). Thông điệp chính là người tiêu dùng xem quảng cáo rất bản năng và lớt phớt, chứ không soi từng li như dân marketing - agency.

Đọc hết nhiu đó là cũng hòm hòm khá ổn rồi, 6 tháng đầu vào nghề dành thời gian đi nghiên cứu thị trường, quan sát người tiêu dùng và "gọt" chữ nữa là ổn rồi.

Trả lời

Mình nghĩ mới làm copywriter thì cần tập trung đọc các sách giải quyết vấn đề trước mắt:

[1] Làm copywriter là làm gì: đọc để hiểu còn chọn đúng agency, đúng sếp - rèn luyện đúng cách - phối hợp đúng chỗ với đồng đội.

Giải quyết vấn đề này thì mình đề xuất quyển "Sáng tạo thần sầu" của Dave Trott (tựa tiếng Anh là Creative Mischief). Đây là quyển sách đầu tay của Dave Trott lúc viết khi còn trực tiếp làm Executive Creative Director nên đậm chất kỹ thuật và thực tiễn, hai quyển sau thì thiên về cách tư duy hơn. Đọc luôn cũng tốt.

[2] Làm copywriter thì làm với ai: copywriter cũng là một mắt xích trong bộ máy sáng tạo - nên để làm việc hiệu quả thì cần hiểu đồng đội của mình là ai, ai làm cái gì, cần gì từ mình.

Đạt được điều này thì cần một quyển sách cực kỳ chi tiết, thậm chí đưa ra check-list hay template luôn. Mình đề xuất quyển "Khác biệt từ nghệ thuật quản trị khách hàng" - vốn là một quyển về client service management, cần đọc cho mọi người làm trong công ty service, đặc biệt là quảng cáo.

[3] Cũng trong câu chuyện "là một mắt xích" thì giải pháp sáng tạo cũng có nhiều giai đoạn, quá trình và mục tiêu khác nhau. Để hiểu "lúc này mình đang làm việc gì và để làm gì" thì đề xuất quyển Quảng cáo không nói láo do anh Hồ Công Hoài Phương viết. Quyển này từ khi ra mắt đến nay luôn là best seller và must-read của dân truyền thông marketing đó.

[4] Nói cho ai thì dùng chữ người đó. Việc "nói một đằng, hiểu một nẻo" không hiếm - vì người nghe (người tiêu dùng) khác mình, họ là người thường - ko quan tâm, ko có nhiều thời gian và đôi khi cũng ko hiểu biết như mình. Đặc biệt mỗi thông điệp sẽ được hiểu theo cách khác nhau tuỳ theo văn hoá.

Nên quyển sách đề xuất đọc để giải quyết vấn đề này là Mật mã văn hoá (Clotaire Rapaille).

[5] Cũng trên góc độ hiểu người tiêu dùng còn một quyển phải-đọc khác là Tư duy nhanh và chậm (Think Fast & Slow). Thông điệp chính là người tiêu dùng xem quảng cáo rất bản năng và lớt phớt, chứ không soi từng li như dân marketing - agency.

Đọc hết nhiu đó là cũng hòm hòm khá ổn rồi, 6 tháng đầu vào nghề dành thời gian đi nghiên cứu thị trường, quan sát người tiêu dùng và "gọt" chữ nữa là ổn rồi.

Mình không làm nghề copywriter, những cũng có tí liên quan tới viết lách.

Mình thường ấn tượng với khả năng dùng từ, thích đọc truyện thay vì các sách liên quan tới nghề nghiệp. Về truyện, mình thích quyển Có Một Phố Vừa Đi Qua Phố của anh Đinh Vũ Hoàng Nguyên (đã mất) và truyện của Hồ Anh Thái (Bốn Lối Vào Nhà Cười, Mười Lẻ Một ĐêmSBC Là Săn Bắt Chuột).

Mình thích Gạo, Nước Mắm, Rau Muống của Hoàng Trọng Dũng, nếu bạn nào đang làm mảng liên quan tới ẩm thực, xin hãy đọc, vì tác giả sử dụng từ ngữ một cách uyển chuyển, sinh động và cực kỳ rõ ràng trước người đọc.

Mình đề cử thêm Thương Nhớ 12, Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng.

Vũ Bằng là một trong những tác giả có khả năng "biến hóa" với ngôn từ, sử dụng các phương pháp ẩn dụ, so sánh vào hàng bậc thầy. Hồi đại học , thầy giáo dạy MKT gợi ý mình đọc Thương Nhớ 12 để làm giàu vốn từ ngữ , sau đó mình mới tìm đọc thêm được 40 năm nói láo .

Những cuốn sách cho mấy bạn copywriter mới vào nghề được mấy bạn giới thiệu vầy cũng đủ rồi. Mình xin bổ sung thêm một ý nữa là nên tìm đọc thêm thơ Bùi Giáng, Nguyên Sa; nghe nhạc Phạm Duy, mấy tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả Việt Nam từ Nam chí Bắc hay văn học miền Nam trước 75. Đọc để lượm lặt thêm vốn từ (mấy bác này dụng nhiều từ hay lắm), hiểu thêm tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp như nào.

Một quyển nữa mà mình khuyên các bạn nên đọc đó là Ý TƯỞNG NÀY LÀ CỦA CHÚNG MÌNH. Một quyển sách khá hay về cuộc sống ở Agency cũng như nghề Copywriting, tác giả viết rất hài hước và dí dỏm, và cũng như ngôn từ của tác giả cũng rất hay, chứng tỏ nhiều năm kinh nghiệm viết. Rất recommend các bạn đọc nhé !