Mới du nhập vào nước ta trong khoảng 10 năm đầu, tại sao Thiên Chúa giáo lại phát triển mạnh vậy?
tôn giáo
Là một người Công Giáo, mình rất vui khi nghe câu hỏi này. Mình muốn trả lời lắm nhưng với kiến thức hạn hẹp của mình thật khó để giải đáp thắc mắc của bạn. Chỉ có một điều cần đính chính đó là đạo Công Giáo đã được truyền bá vào nước ta từ những năm đầu thế kỷ 17 bạn nhé.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Tri Vu
Poli Sali
Vai trò của Công giáo khi du nhập vào Việt Nam
Cho đến nay Thiên chúa giáo đã có lịch sử trên 400 năm ở Việt Nam, so với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì Thiên chúa giáo là một tôn giáo đến muộn, tuy nhiên trải qua thời gian văn hóa Thiên chúa giáo vẫn có một chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Những đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam thể hiện trên nhiều lĩnh vực : lối sống đạo, ngôn ngữ, chữ viết, kiến trúc….
Trước hết khi truyền giáo vào Việt Nam, Thiên chúa giáo đóng vai trò như chiếc cầu nối chuyển tải những thành tố của văn minh phương tây đến với văn hóa Việt Nam. Các giáo sĩ đến truyền giáo ở nước ta lúc bấy giờ đều là những người được đào tạo chính quy trong các chủng viện, đại chủng viện, do đó rất nhiều người có trình độ uyên thâm và có những cống hiến nhất định trong việc truyền tải văn minh, văn hóa đến vùng đất ngoại.
Thứ hai sự du nhập của Thiên chúa giáo đã tạo ra một loại hình chữ viết mới ở Việt Nam đó là chữ Quốc ngữ. Kể từ lúc ra đời cho tới cuối thế kỉ XIX chữ Quốc ngữ đã dần hoàn thiện từng bước nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo như in kinh bổn và các sách giáo lí. Chữ Quốc ngữ cũng là phương tiện để ghi chép mọi hoạt động của các giáo sĩ cũng như giáo dân. Như vậy trải qua hơn hai thế kỉ kể từ khi ra đời cho đến nay chữ Quốc ngữ không chỉ được sử dụng trong phạm vi các nhà thờ và các giáo dân mà còn được lan rộng ra toàn nước ta.
Đây được coi là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam. Tuy đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo nhưng nhìn từ góc độ giao lưu văn hóa, với việc tạo lập một dạng chữ viết có ưu điểm hơn hẳn so với những dạng chữ viết trước đó, các nhà truyền đạo đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền ngôn ngữ Việt Nam.
Cùng với việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam thì các giáo sĩ đã du nhập vào nước ta rất nhiều thành tựu của kĩ thuật hiện đại phương Tây. Trong đó một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam được các giáo sĩ Thừa sai đưa vào nước ta từ rất sớm đó là ngành in. Cùng với việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, sự du nhập của công nghệ in hiện đại đã góp phần làm thay đổi nền văn hóa bản địa trong những năm đầu thế kỉ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí.
Không chỉ làm thay đổi nền văn hóa Việt Nam trên bình diện báo chí và chữ viết, Thiên chúa giáo khi du nhập vào nước ta đã góp phần làm đa dạng hóa kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ phương Tây. Với sự du nhập này đã tạo ra sự giao lưu hòa quyện văn hóa hết sức độc đáo.
--->Đây chính là lý do vì sao chỉ mới vỏn vẹn thập niên Công giáo đã trở thành Tôn giáo phát triển cực kì mạnh tại Việt Nam.
Độc Cô Cầu Bại
Thiên Tân
Đối với người không tin thì cho rằng người truyền giáo giỏi. Xong họ không biết rằng 2000 năm trước Đức Chúa Jesus trước khi thăng thiên trước mặt nhiều người đã phán với các sứ đồ rằng:
Mathio 28:19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ,20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.
Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.
"Giảng ra khắp đất" "Sự cuối cùng...=đến tận thế"
"Hãy dạy dỗ muôn dân" Đó là lời của Đấng Sáng Tạo vì thế việc muôn dân thế giới được học và biết những điều Đức Chúa Jesus dạy dỗ là việc tất phải sảy đến.
Sẽ có người dạy và tất cả thế giới đều được nghe. Tin hay không thì tuỳ theo tấm lòng mỗi người. Và điều đó vẫn được ứng nghiệm cho đến ngày nay trên toàn thế giới không giêng ở VN.