Mô tả công việc Phát Triển Mặt Bằng (entry-level retail)

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Chào mọi người!
Hôm nay Ryan chia sẻ góc nhìn cá nhân với bạn về công việc "Phát Triển Mặt Bằng tại Việt Nam" hiện nay nhé.
Mở đầu cho chuỗi bài viết từng phần liên quan của loạt bài này thì như bạn đã biết thị trường bán lẻ đang có những cạnh tranh rất khốc liệt và gay gắt đặt biệt ở khía cạnh số lượng và vị trí nhận diện cửa hàng trong mọi lĩnh vực.
Điều này tạo nên nhu cầu lớn của doanh nghiệp về nhân lực thực thi, và khi có cầu ắt sẽ có cung, thị trường bán lẻ đã tạo tiền đề cho sự ra đời của đội ngũ đáp ứng với các tên gọi như:
Phát Triển Cửa Hàng
Phát Triển Mạng Lưới
Phát Triển Hệ Thống
ngày nay công việc này được nhiều người biết đến hơn với tên gọi là: Phát Triển Mặt Bằng.
[Pictrure]
Vậy cụ thể Phát Triển Mặt Bằng sẽ làm những công việc gì? và mang lại giá trị gì? đội ngũ đó có thực sự cần thiết cho xã hội? hay chỉ là một nghề nổi lên theo thời và sẽ nhanh chóng bị lãng quên sau khi các doanh nghiệp chuyển mình sang Thương Mại Điện Tử?
Bạn và Ryan cùng bắt đầu tự phân tích nhé.
1/Vai trò của chuỗi hóa hệ thống cửa hàng
Trên thế giới đã có rất nhiều những doanh nghiệp lớn sở hữu hơn vài ngàn điểm giao dịch - kinh doanh trên một lãnh thổ hoặc nhiều lãnh thổ khác nhau.
ở Việt Nam có thể kể đến như: Tập đoàn MWG, FPT retail, Pharmacity, Concung, The Blue, TokyoLife....
[Pictrure]
Các địa điểm đó không đơn giản chỉ là một điểm kinh doanh và phân phối hàng hóa đến với thị trường cụ thể, mà nó còn là những mắc xích quan trọng trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng.
Số lượng cửa hàng và phạm vị phủ sóng được số hóa bằng các báo cáo tài chính, để có một bức tranh tổng thể về sự phát triển và tầm chiếm lĩnh thị trường nhằm đảm bảo môi trường đầu tư tiềm năng.
Các số liệu thu về từ nhiều điểm giao dịch, doanh thu, chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp dự đoán được hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ thị trường cục bộ đến thị trường tổng. Từ đó hiểu rõ về nhu cầu thị trường và khả năng phát triển tương lai theo cách trực quan và khá tin cậy.
[Pictrure]
Thêm một điều nhầm lẫn hay xảy ra là mở thêm số lượng cửa hàng tức là tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Đúng là thông thường doanh thu trung bình sẽ có tác động khi mở thêm cửa hàng nhưng còn lợi nhuận thì chưa biết được vì phía sau là hàng trăm chi phí vận hành thời gian đầu cần phải khấu hao.
Và thêm nhiều những lợi ích kinh tế khác nữa trong việc tạo dựng, vận hành nên một chuỗi thương hiệu mà Ryan không đủ kiến thức để chia sẻ thêm, nhưng nhiêu đây cũng đã đủ cho thấy được ý nghĩa vai trò của việc mở rộng địa điểm kinh doanh rồi bạn nhỉ! hì hì
tiếp tục sẽ là Mô tả thực tế công việc của một Chuyên Viên Phát Triển Mặt Bằng mà Ryan đã thực hiện xuyên suốt thời gian qua, có thể nó sẽ không quá tốt, quá hiệu quả nhưng đây là cách Ryan tạo ra được kết quả trong công việc.
Mong rằng các mô tả chân thật sau đây sẽ giúp các bạn mới bắt đầu công việc có sự hình dung phần nào công việc sắp tới của mình.
Quy trình thực hiện công việc của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào một số yếu tố như:
Chiến lược phát triển công ty bạn.
Phạm vi khu vực hoạt động của bạn.
Quyền hạn và nghĩa vụ của các cấp (nhân viên, trưởng nhóm, trưởng bộ phận, trưởng phòng, giám đốc)
Công thức mặt bằng theo từng vùng, từng mô hình doanh thu, ngành hàng.
Mục tiêu theo các giai đoạn phát triển của công ty, tăng nhận diện thương hiệu hay tối đa lợi nhuận.
Vân vân và mây mây các vấn đề khác.
OK Let's Go:
1/Cách định hình công việc, tạo mặt bằng cơ hội:
Nhân viên mới tiếp nhận một khu vực phụ trách từ quản lý trực tiếp có thể là trưởng nhóm, trưởng bộ phận, trưởng dự án – người hỗ trợ chính công việc của bạn.
Đi kèm theo sẽ là công thức mặt bằng và đặc điểm môi trường xung quanh. (VD: Bách Hóa Xanh bám theo chợ, Crikel K, FamilyMart, Ministop, GS25 bám theo trường, VuaNiệm, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh bám theo trục đường chính lưu lượng lớn…)
Tiếp đến bạn sẽ tư lập quy hoạch khu vực theo góc nhìn cá nhân về địa điểm chiến lược để đặt shop và gửi cho trưởng nhóm đánh giá lại hoặc được đưa sẵn các vị trí đã quy hoạch từ trước nhằm thống nhất mặt bằng mục tiêu.
Tiếp tục bạn tiến hành quay clip môi trường xung quanh, đo đếm lưu lượng, số lượng cửa hàng trong bán kính từ 100-200m, phân loại ngành, quan sát sức mua thị trường, xác định loại hình dân cư, mật độ dân cư, khảo sát giá thuê càng nhiều càng tốt, tìm thông tin chủ nhà các vị trí chiến lược, tạo bảng thứ tự ưu tiên mục tiêu theo công thức đã có. => Bảng Cơ Sở Dữ Liệu.
Trưởng Nhóm và bạn sẽ cùng khối kinh doanh đi khảo sát thực tế các địa điểm đã chấm theo lịch cố định mỗi tuần/tháng và bạn phải cung cấp số liệu thị trường cho họ để đánh giá tiềm năng thị trường. (các số liệu yêu cầu thì tùy vào lĩnh vực hoạt động của công ty)
Tiến hành tìm kiếm và liên hệ các đầu mối thông tin mặt bằng mục tiêu để gửi đề nghị, xác nhận nhu cầu hợp tác.
Nhận lịch xem trực tiếp mặt bằng cơ hội khi được phản hồi đồng ý hợp tác/cho thuê
2/Nghiệp vụ khảo sát vị trí báo cáo thông tin mặt bằng:
[Pictrure]
1. Lưu lại vị trí trên Google maps.
2. Chụp ảnh hiện trạng kết cấu và mặt tiền (8-10 ảnh)
3. Note rõ địa chỉ hành chính. (số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố...)
4. Quay clip quang cảnh xung quanh, chú ý các yếu tố cản trở trước mặt như cây xanh, trụ biến áp, chốt CSGT, cốn rãnh.... (Quay cả 2 mặt - đối diện và mặt bằng)
5. Chú ý tìm kiếm các yếu tố kinh doanh hiện tại. (các loại hình chiếm ưu thế là gì, có cửa hàng nào cùng ngành hay không.)
6. Đo diện tích thực tế theo hiện trạng. (Lọt lòng, phủ bì, diện tích sử dụng, diện tích chiếm dụng nếu có)
7. Chụp ảnh mặt bằng cơ hội cả 2 hướng từ khoảng cách 50m-30m-10m, đánh giá khả năng nhận diện ở dãy tốc độ 20-30km.
8. Khảo sát giá thuê trong bán kính <50m càng nhiều thông tin càng tốt. (tính ra tỉ lệ giá thuê trung bình theo m2)
9. Lưu file ghi chú lưu trữ riêng cập nhật mọi thông tin liên quan theo mốc thời gian.
3/Quy trình chung công việc Phát Triển Mặt Bằng.
Đặt target tạo ra bao nhiêu cơ hội/tuần/tháng để trình cho trưởng nhóm/trưởng bộ phận trực tiếp để đánh giá lần 2 và chọn ra cơ hội tiềm năng nhất để thúc đẩy kết quả.
Gặp chính chủ, chào hỏi làm quen, nắm bắt nhu cầu hợp tác, ghi nhận các đề nghị chào thuê, giai đoạn này mình không thương lượng, ghi nhận xong nhờ chủ nhà ký tên vào biên bản làm việc đảm bảo minh bạch thông tin.
Đặt tất cả thông tin mà họ đề nghị lên bảng cơ sở dữ liệu (thường các bạn mới làm thiếu or làm không kỹ cái này) tại khu vực mà mình đã thu thập được để đánh giá các đề nghị đó đang ở đâu trên bàn đàm phán, chủ nhà có đang thiện chí không?
Tiến hành báo cáo công ty về 11 hạng mục quan trọng trong hợp đồng thuê/hợp tác kinh doanh mà phía chủ nhà đã đề nghị. (11 hạng mục này sẽ được miêu tả rõ hơn trong bài viết tiếp theo tại )
Nếu là người mới thì thường bạn sẽ cần sự hỗ trợ của Trưởng Nhóm/Trưởng Bộ Phận để tham gia tư vấn cho khối Sales or Ban Giám Đốc các vấn đề về hiệu quả kinh doanh, tính nhận diện thương hiệu, chi phí cải tạo sửa chữa, chi phí loppy, thời gian khấu hao, hiệu quả logistic, thời gian khai trương, vị trí chiến lược, chi phí cơ hội, địa điểm thay thế,di dời....
Sau khi đã chốt được hạn mức "Giải Ngân" và chuẩn bị xong các món "Đồ Chơi" khi đấy sẽ tiến hành Thương Lượng với chủ nhà.
[Pictrure]
Về kỹ thuật thương lượng Ryan không dám "múa rìu qua mắt thợ" nên các bạn tự học từ người quản lý của mình và đọc thêm sách để tự tư duy công thức cho "trò chơi Tâm Lý " này nhé!
Tiếp đến thu thập Giấy Tờ Pháp Lý photo sao y của chủ nhà (danh mục đầy đủ sẽ có trong bài viết tiếp theo) tiến hành soạn thảo hợp đồng.
Lên lịch hẹn cùng Đối Tác Xây Dựng xuống thực địa khảo sát thực tế, đo đạc chính xác bằng nghiệp vụ, lên bảng vẽ hiện trang, phối cảnh 3D và trao đổi cùng chủ nhà các phương án thi công cải tạo khả thi.
[Pictrure]
Tiếp tục thuyết phục, xử lý từ chối các phát sinh về Xây Dựng, Điều Khoản Hợp Đồng, Nghĩa vụ Thuế...v..v
Ký Kết Hợp Đồng Thành Công, giữ liên lạc, hỗ trợ thắc mắc chủ nhà và công ty 24/7
[Pictrure]
Lưu trữ Hợp Đồng gửi về công ty, thông tin nội bộ đến các phòng ban tiếp nhận (Hành chánh, Kế toán, Kinh Doanh, Pháp Chế…)
Và các quy trình làm việc bổ sung chứng từ khác theo quy định của từng công ty cùng hàng trăm phát sinh khác nhau tùy theo hạ tầng thực tế và tính cách chủ nhà nữa nha.
đây là những mô tả "sơ sơ" thực tế theo kinh nghiệm bản thân về một đầu việc mở mới trong số hàng chục đầu việc khác, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ nhàm chán khi bắt tay vào.
Có dịp mình sẽ chia sẻ thêm các đầu việc khác nữa giờ thì chúc các bạn sớm hình dung được các trãi nghiệm thú vị trong thời gian sắp tới từ công việc này nhé.!
Chào thân ái và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.
Từ khóa: 

phát triển mặt bằng

,

thuê nhà

,

nhà cho thuê

,

cho thuê nhà

,

thấu ngành hiểu nghề

,

kinh doanh và khởi nghiệp