Mô phỏng thí nghiệm tìm ra hạt electron - hạt bay trong ống phóng điện khí
Đây là 1 cái thí nghiệm của Thomson, thí nghiệm đã tìm ra hạt electron. Theo như hình 1 là 1 cái ống phóng điện khí, hai đầu là Cathode và Anode, electron di chuyển từ Cathode sang Anode và nó sẽ tạo ra 1 hiện tượng plasma trong ống phóng. Để làm được thì ống phóng phải nằm trong 1 điện trường.
Hình 2 là giải thích rõ cơ chế cũng như dòng điện đủ để tạo ra 1 tia sáng như trong hình 1.
Ở hình thứ 3 là ảnh vẽ lại của 2 ảnh trên, thì như các bạn có thể thấy là điện trường E luôn ngược chiều với chiều chuyển động của electron.
Ở video, mình đã làm mô phỏng các hạt electron bay trong điện trường. Trong thực tế thì có tới cả chục cả trăm ngàn hạt electron, tuy nhiên vì là mô phỏng nên mình chỉ làm 1 số ít cho các bạn hiểu và tham khảo, với điện trường rất nhỏ, cũng như hình dung ra được là các electron có bay 1 đường thẳng hay không? Thì các bạn nên biết là để ra được 1 tia sáng như trong hình, chúng ta phải tạo ra 1 dòng điện cực lớn mới có thể thấy, với lại 1 tia sáng như vậy có khi lên tới cả triệu, chục triệu hạt electron, trăm triệu hạt hoặc hơn
Số hạt mô phỏng là 1000 hạt, điện trường là 500V, bán kính 0.01m, chiều dài 0.1m, khí trơ là Ag. Mình không dám đưa công thức ra vì sợ các bạn sẽ bị rối não nên thôi, thật ra để làm được thì phải tổng hợp nhiều công thức khác nhau, phải có các bước chứng minh rồi kết hợp lại mới ra được công thức cuối để ra dược kết quả
Nguồn tham khảo:
[1] Lê Văn Hiếu, Vật lý điện tử, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2005
[2] Nguyễn Hữu Chí, Khí ion hoá, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 1995
[3] Nguyễn Hữu Chí, Trần Tuấn, Vật lí Laser, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2002.
Hoàng Minh
Kiu Kiu Duck Pea
xem video thì thấy vận tốc electron trong môi trường điện trường không phải là hằng số nhỉ :3