Mô hình VACB là gì? Mang lại lợi ích như thế nào?
Tôi nghe nói nhiều về mô hinh VAC, VACR,nhưng chưa biết về mô hinh VACB là gi? mô hình này mang lại lợi ích như thế nào?
nông nghiệp
Nuôi trồng theo một mô hình nhất định giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hình thức tự phát. Áp dụng mô hình VAC mang đến hiệu quả nhất định về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng chưa thực sự làm tốt công tác về vấn đề môi trường. Vì thê, thay thế VAC bằng một mô hình mới VACB là điều cần phải làm.
mô hình VAC
Điểm hạn chế trong mô hình VAC
Mô hình VAC cơ bản chính là hình thành dựa trên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên năng suất không cao, hiệu quả không đảm bảo cũng như đầu ra bấp bênh, luôn gặp phải những tình trạng như “được mùa, mât giá”. Đặc biệt mô hình này có hạn chế lớn nhất chính là sản phẩm tạo thành chưa hẳn là đã sạch, và an toàn.
Nếu như theo truyền thống, chất thải chăn nuôi sẽ được bà con xả trực tiếp xuống ao, làm thức ăn cho cá, hay làm phân bón một cách trực tiếp. Nhưng đây chính là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không những thế chất lượng của rau trồng cũng không được đảm bảo yếu tố về chất lượng.
Việc tái sử dụng mô hình VAC trong thời kỳ hội nhập, với nhu cầu thực phẩm sạch của con người ngày càng cao như hiện nay thì bắt buộc các sản phẩm làm ra phải có năng suất cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, an toàn và giá thành phù hợp. Vì thế, việc xây dựng lại mô hình VAC mới cần phải được tiến hành.
Mô hình VACB có thuận lợi gì khi áp dụng?
Thay đổi mô hình VAC tước hết chính là bổ sung phần sinh học biogas (B) kèm theo hệ thống này, đây chính là sự ra đời của mô hình VACB. Hầm khí sinh học chính là giải pháp khắc phục vấn dề chất thải trong quá trình chăn nuôi, tránh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sử dụng tố đa phế phụ phẩm nông nghiệp.
Hầm biogas có khả năng xử lý một cách an toàn vấn đề về chất thải của động vật, đồng thời cũng tạo ra nguồn năng lượng mới, có thể sử dụng làm chất đốt, chống ô nhiễm môi trường và làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Khi ứng dụng mô hình VACB thì sẽ nhận được nhiều thuận lợi đó chính là sự đầu tư của nhà nước với nhiều chính sách đầu tư, mở ra cơ hội mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những quy trình sản xuất theo VACB được dựa trên tiêu chuẩn VietGAP tạo nên hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó đầu ra cho nông sản cũng được Nhà nước giải quyết, với khả năng xuất khẩu ra nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Việc áp dụng mô hình VACB có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều ở bà con nông dân. Chú trọng đầu tư, phát triển với những nghiên cứu mới sẽ giúp cho mô hình này được ứng dụng thành công với hiệu quả về kinh tế mang lại là rất lớn.
Bạch Long
Nuôi trồng theo một mô hình nhất định giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hình thức tự phát. Áp dụng mô hình VAC mang đến hiệu quả nhất định về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng chưa thực sự làm tốt công tác về vấn đề môi trường. Vì thê, thay thế VAC bằng một mô hình mới VACB là điều cần phải làm.
mô hình VAC
Điểm hạn chế trong mô hình VAC
Mô hình VAC cơ bản chính là hình thành dựa trên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên năng suất không cao, hiệu quả không đảm bảo cũng như đầu ra bấp bênh, luôn gặp phải những tình trạng như “được mùa, mât giá”. Đặc biệt mô hình này có hạn chế lớn nhất chính là sản phẩm tạo thành chưa hẳn là đã sạch, và an toàn.
Nếu như theo truyền thống, chất thải chăn nuôi sẽ được bà con xả trực tiếp xuống ao, làm thức ăn cho cá, hay làm phân bón một cách trực tiếp. Nhưng đây chính là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không những thế chất lượng của rau trồng cũng không được đảm bảo yếu tố về chất lượng.
Việc tái sử dụng mô hình VAC trong thời kỳ hội nhập, với nhu cầu thực phẩm sạch của con người ngày càng cao như hiện nay thì bắt buộc các sản phẩm làm ra phải có năng suất cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, an toàn và giá thành phù hợp. Vì thế, việc xây dựng lại mô hình VAC mới cần phải được tiến hành.
Mô hình VACB có thuận lợi gì khi áp dụng?
Thay đổi mô hình VAC tước hết chính là bổ sung phần sinh học biogas (B) kèm theo hệ thống này, đây chính là sự ra đời của mô hình VACB. Hầm khí sinh học chính là giải pháp khắc phục vấn dề chất thải trong quá trình chăn nuôi, tránh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sử dụng tố đa phế phụ phẩm nông nghiệp.
Hầm biogas có khả năng xử lý một cách an toàn vấn đề về chất thải của động vật, đồng thời cũng tạo ra nguồn năng lượng mới, có thể sử dụng làm chất đốt, chống ô nhiễm môi trường và làm giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Khi ứng dụng mô hình VACB thì sẽ nhận được nhiều thuận lợi đó chính là sự đầu tư của nhà nước với nhiều chính sách đầu tư, mở ra cơ hội mới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những quy trình sản xuất theo VACB được dựa trên tiêu chuẩn VietGAP tạo nên hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó đầu ra cho nông sản cũng được Nhà nước giải quyết, với khả năng xuất khẩu ra nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Việc áp dụng mô hình VACB có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều ở bà con nông dân. Chú trọng đầu tư, phát triển với những nghiên cứu mới sẽ giúp cho mô hình này được ứng dụng thành công với hiệu quả về kinh tế mang lại là rất lớn.
Tống Hồ Trà Linh
Mô hinh VACB là Vườn - Ao - Chuồng - Biogas, thực chất đây là mô hình sản xuất tổng hợp khép kín VAC cộng thêm với việc xây dựng hầm biogas đem lại thêm nhiều lợi ích lớn lao cho nông dân. Tất cả phân, nước giải của người, gia súc, gia cầm, cùng phụ phế phẩm nông nghiệp khác, rác hữu cơ...sau khi dưa váo hầm biogas sẽ chuyển hóa thành một loại phân bón có hiệu lực cao đối với cây trồng, không mang yếu tố vi khuẩn gây bệnh, không còn trứng giun sán. Dùng nước thải lấy ra từ hầm biogas bón cho cây trồng, ao cá tiết kiệm chi phí mua phân hóa học. Môi trường sạch sẽ hơn, không còn mui hôi của chất thải chăn nuôi. Ngoài ra khí sinh học còn là nguồn nhiên liệu thân thiên môi trường để dun nấu, thấp sáng, sưởi ấm, chạy máy nổ, động cơ,..góp phần bảo vệ rừng, xây dựng nông thôn mới sạch đẹp hơn, giàu có và văn minh hơn.