Mô hình truyền thông của Claude Shannon gồm bao nhiêu yếu tố và Weaver có đóng góp như thế nào trong mô hình truyền thông của Shannon ạ. Mong được mọi người giải đáp?
truyền thông đa phương tiện
Mô hình này được đưa ra vào năm 1949. Đây là một mô hình cơ bản, được sử dụng hết sức rộng rãi và được coi là một trong những mô hình truyền thông phổ biến nhất. Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp. Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình Shannon còn bổ sung thêm yếu tố nhiễu có thể gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người nhận.
Điểm đặc biệt nhất ở mô hình Shannon, đã xuất hiện thêm yếu tố “phản hồi” thông tin giữa người nhận với nguồn phát, đồng nghĩa với việc khẳng định truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đồng thời bác bỏ quan điểm về ảnh hưởng tuyệt đối của truyền thông tới đối tượng tiếp nhận. Xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết con người được nâng lên, với sự phát triển khoa học công nghệ, sư đa dạng trong các phương tiện truyền thông đã thúc đẩy sự dân chủ hóa, đã ra đời mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo. Theo Tạ Ngọc Tấn, ở mô hình hai chiều mềm dẻo này, công chúng tiếp nhận đóng vai trò quyết định trong quá trình truyền thông. Sự quyết định của công chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chọn kênh truyền, tự do đón nhận thông điệp mà công chúng còn tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông. Lúc này, bản thân công chúng trở thành một nguồn phát thông điệp, nếu họ muốn. Trong mô hình này, sự áp đặt chủ quan của chủ thể thông điệp có ý nghĩa rất ít đối với quy trình truyền thông.
RYU PYU
Mô hình này được đưa ra vào năm 1949. Đây là một mô hình cơ bản, được sử dụng hết sức rộng rãi và được coi là một trong những mô hình truyền thông phổ biến nhất. Mô hình này cho thấy, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người tiếp nhận thông điệp. Ngoài những đặc điểm chung kế thừa từ mô hình truyền thông của Lasswell, mô hình Shannon còn bổ sung thêm yếu tố nhiễu có thể gây ảnh hưởng tới tính rõ ràng, sự chính xác của thông điệp hay làm giảm khả năng tiếp nhận thông điệp của người nhận.
Điểm đặc biệt nhất ở mô hình Shannon, đã xuất hiện thêm yếu tố “phản hồi” thông tin giữa người nhận với nguồn phát, đồng nghĩa với việc khẳng định truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, luôn diễn ra trong bối cảnh của các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân, đồng thời bác bỏ quan điểm về ảnh hưởng tuyệt đối của truyền thông tới đối tượng tiếp nhận. Xã hội càng phát triển, trình độ hiểu biết con người được nâng lên, với sự phát triển khoa học công nghệ, sư đa dạng trong các phương tiện truyền thông đã thúc đẩy sự dân chủ hóa, đã ra đời mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo. Theo Tạ Ngọc Tấn, ở mô hình hai chiều mềm dẻo này, công chúng tiếp nhận đóng vai trò quyết định trong quá trình truyền thông. Sự quyết định của công chúng không chỉ dừng ở việc tự do lựa chọn kênh truyền, tự do đón nhận thông điệp mà công chúng còn tham gia trực tiếp, trở thành một yếu tố trong mô hình truyền thông. Lúc này, bản thân công chúng trở thành một nguồn phát thông điệp, nếu họ muốn. Trong mô hình này, sự áp đặt chủ quan của chủ thể thông điệp có ý nghĩa rất ít đối với quy trình truyền thông.