Mô hình trồng rau thông minh của Nhật Bản?
nông nghiệp
Chào bạn!
Mô hình trồng rau của Nhật Bản mà bạn đề cập tới chính là hệ thống canh tác mới của Tập đoàn điện tử Panasonic. Hệ thống này là công nghệ giải pháp môi trường thông minh bao gồm hộp điều khiển trung tâm, hệ thống thông gió, hệ thống cảm ứng nhiệt độ, đo độ ẩm và đo môi trường bên ngoài nhà kính. Mục đích của hệ thống này là nhằm tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng một cách thuận lợi, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của nông sản trước các tác động không mong muốn từ môi trường tự nhiên và tiết kiệm thời gian cũng như công sức của người nông dân.
Với mô hình này, người nông dân vẫn canh tác theo các phương pháp truyền thống và Panasonic chỉ đóng vai trò tạo một không gian thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng một cách bình thường. Tổng cộng chi phí cho một gói lắp đặt thiết bị phục vụ canh tác trị giá khoảng 55 triệu yen. Dự kiến đến năm 2018 sẽ chính thức chào bán hệ thống này ra thị trường. Hiện tại, hệ thống của Panasonic đang được thử nghiệm tại khu canh tác của Công ty Kodawari tỉnh Saitama, địa phương giáp ranh với Tokyo và cũng là một trong những nơi cung cấp nông sản quanh năm cho thủ đô Tokyo.
2. Ưu điểm nhất mà hệ thống mang lại là người nông dân không phải đụng chân tay vào các khâu chăm sóc khác. Thật sự là rất tiện lợi!” Bên cạnh việc tiết kiệm sức lao động, hệ thống quản lý môi trường canh tác này còn giúp tăng năng suất nhờ tạo ra được môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng. Rau chân vịt là loại cây trồng được cho là khá “khó tính,” đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe cho canh tác, đặt biệt là trong điều kiện nhiệt độ oi bức mùa Hè. Hệ thống quản lý canh tác bước đầu mang lại thành công với rau chân vịt và tạo điều kiện để cây có thể sinh trưởng đều đặn và thu hoạch được quanh năm ngay cả trong điều kiện khí hậu mùa Hè. Với hệ thống mới này, sức lao động của con người sẽ được giải phóng đi rất nhiều.
Cụ thể như chu trình canh tác rau chân vịt gồm thông thường mất tổng cộng khoảng 32-62 ngày. Các thao tác như làm đất, gieo hạt và thu hoạch do còn người đảm nhiệm chỉ chiếm 4-5 ngày trong khi thời gian sinh trưởng của cây chiếm tới 30-60 ngày. Với phương pháp canh tác thông thường, người nông dân sẽ phải đảm nhiệm tất cả các khâu ngay cả việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong thời gian sinh trưởng, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí nhiên liệu. Hệ thống mới áp dụng này sẽ đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi gần như tuyệt đối cho cây bằng cách tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc thay thế con người. Như vậy, hệ thống mới đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt ngay cả khi số lượng người lao động ít. Thao tác sử dụng hệ thống quản lý môi trường canh tác này cũng không quá phức tạp và người nông dân hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Các chế độ trên bảng điều khiển trung tâm hiển thị các ký tự ngắn gọn, dễ hiểu bao gồm điều chỉnh điều kiện ánh sáng, tốc độ gió. Việc tưới tiêu cũng do hệ thống đảm nhiệm. Chỉ với một thao tác bấm đơn giản, nước sẽ được tưới theo dạng phun sương và đảm bảo cây trồng nhận được đủ lượng nước cần thiết. Người sử dụng cũng có thể điều chỉnh chế độ ánh sáng bằng chế độ điều khiển tự động đối với rèm kéo hai bên cùng lúc hoặc từng bên một tuỳ theo ý muốn. Giám đốc phụ trách phân phối Kodawari Village, ông Norimitsu Morishita cho biết hệ thống quản lý môi trường canh tác của Panasonic sẽ kiểm soát các điều kiện canh tác cho cây ở phía trên còn Kodawari sẽ chịu trách nhiệm phần thổ nhưỡng, chất đất cho cây trồng. Theo ông, hệ thống quản lý canh tác này giúp công ty quản lý chất lượng của cây trồng một cách kỹ lưỡng. So với nông sản được canh tác theo phương pháp thông thường, chất lượng được đánh giá là rất tốt. Hiện tại, quá trình thử nghiệm hệ thống đang ở năm thứ hai và bước sang năm thứ ba chúng tôi sẽ xem xét khả năng bán nông sản được canh tác theo kiểu mới này ra thị trường.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng mô hình canh tác tự động hóa này mang lại nhiều hứa hẹn cho ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Hệ thống kiểm soát điều kiện canh tác này giải quyết được bài toán khó về nhân lực, tiết kiệm nhiên liệu và chất lượng cây trồng. Rõ ràng, để nông sản canh tác theo kiểu mới đến được tay người tiêu dùng Nhật Bản còn cần một thời gian thử nghiệm và nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, hệ thống quản lý môi trường canh tác đã cho thấy được một hướng đi mới cho sự kết hợp thành công giữa các công ty công nghệ, người nông dân và hệ thống phân phối nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải phóng sức lao động và giảm giá thành nông sản, mang lại những lợi ích tốt nhất cho cả nhà nông lẫn người tiêu dùng. Đáng chú ý hơn cả, mô hình quản lý môi trường thông minh trong canh tác không chỉ phù hợp với điều kiện canh tác ở Nhật Bản mà còn hứa hẹn khả năng ứng dụng ở các nước khác trong một tương lai không xa.
Dương Minh Hiếu
Chào bạn!
Mô hình trồng rau của Nhật Bản mà bạn đề cập tới chính là hệ thống canh tác mới của Tập đoàn điện tử Panasonic. Hệ thống này là công nghệ giải pháp môi trường thông minh bao gồm hộp điều khiển trung tâm, hệ thống thông gió, hệ thống cảm ứng nhiệt độ, đo độ ẩm và đo môi trường bên ngoài nhà kính. Mục đích của hệ thống này là nhằm tạo ra một môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng một cách thuận lợi, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của nông sản trước các tác động không mong muốn từ môi trường tự nhiên và tiết kiệm thời gian cũng như công sức của người nông dân.
Với mô hình này, người nông dân vẫn canh tác theo các phương pháp truyền thống và Panasonic chỉ đóng vai trò tạo một không gian thuận lợi để cho cây trồng sinh trưởng một cách bình thường. Tổng cộng chi phí cho một gói lắp đặt thiết bị phục vụ canh tác trị giá khoảng 55 triệu yen. Dự kiến đến năm 2018 sẽ chính thức chào bán hệ thống này ra thị trường. Hiện tại, hệ thống của Panasonic đang được thử nghiệm tại khu canh tác của Công ty Kodawari tỉnh Saitama, địa phương giáp ranh với Tokyo và cũng là một trong những nơi cung cấp nông sản quanh năm cho thủ đô Tokyo.
2. Ưu điểm nhất mà hệ thống mang lại là người nông dân không phải đụng chân tay vào các khâu chăm sóc khác. Thật sự là rất tiện lợi!” Bên cạnh việc tiết kiệm sức lao động, hệ thống quản lý môi trường canh tác này còn giúp tăng năng suất nhờ tạo ra được môi trường lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng. Rau chân vịt là loại cây trồng được cho là khá “khó tính,” đòi hỏi điều kiện môi trường khắt khe cho canh tác, đặt biệt là trong điều kiện nhiệt độ oi bức mùa Hè. Hệ thống quản lý canh tác bước đầu mang lại thành công với rau chân vịt và tạo điều kiện để cây có thể sinh trưởng đều đặn và thu hoạch được quanh năm ngay cả trong điều kiện khí hậu mùa Hè. Với hệ thống mới này, sức lao động của con người sẽ được giải phóng đi rất nhiều.
Cụ thể như chu trình canh tác rau chân vịt gồm thông thường mất tổng cộng khoảng 32-62 ngày. Các thao tác như làm đất, gieo hạt và thu hoạch do còn người đảm nhiệm chỉ chiếm 4-5 ngày trong khi thời gian sinh trưởng của cây chiếm tới 30-60 ngày. Với phương pháp canh tác thông thường, người nông dân sẽ phải đảm nhiệm tất cả các khâu ngay cả việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong thời gian sinh trưởng, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí nhiên liệu. Hệ thống mới áp dụng này sẽ đảm bảo một môi trường an toàn, thuận lợi gần như tuyệt đối cho cây bằng cách tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc thay thế con người. Như vậy, hệ thống mới đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt ngay cả khi số lượng người lao động ít. Thao tác sử dụng hệ thống quản lý môi trường canh tác này cũng không quá phức tạp và người nông dân hoàn toàn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Các chế độ trên bảng điều khiển trung tâm hiển thị các ký tự ngắn gọn, dễ hiểu bao gồm điều chỉnh điều kiện ánh sáng, tốc độ gió. Việc tưới tiêu cũng do hệ thống đảm nhiệm. Chỉ với một thao tác bấm đơn giản, nước sẽ được tưới theo dạng phun sương và đảm bảo cây trồng nhận được đủ lượng nước cần thiết. Người sử dụng cũng có thể điều chỉnh chế độ ánh sáng bằng chế độ điều khiển tự động đối với rèm kéo hai bên cùng lúc hoặc từng bên một tuỳ theo ý muốn. Giám đốc phụ trách phân phối Kodawari Village, ông Norimitsu Morishita cho biết hệ thống quản lý môi trường canh tác của Panasonic sẽ kiểm soát các điều kiện canh tác cho cây ở phía trên còn Kodawari sẽ chịu trách nhiệm phần thổ nhưỡng, chất đất cho cây trồng. Theo ông, hệ thống quản lý canh tác này giúp công ty quản lý chất lượng của cây trồng một cách kỹ lưỡng. So với nông sản được canh tác theo phương pháp thông thường, chất lượng được đánh giá là rất tốt. Hiện tại, quá trình thử nghiệm hệ thống đang ở năm thứ hai và bước sang năm thứ ba chúng tôi sẽ xem xét khả năng bán nông sản được canh tác theo kiểu mới này ra thị trường.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng mô hình canh tác tự động hóa này mang lại nhiều hứa hẹn cho ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Hệ thống kiểm soát điều kiện canh tác này giải quyết được bài toán khó về nhân lực, tiết kiệm nhiên liệu và chất lượng cây trồng. Rõ ràng, để nông sản canh tác theo kiểu mới đến được tay người tiêu dùng Nhật Bản còn cần một thời gian thử nghiệm và nghiên cứu tiền khả thi. Tuy nhiên, hệ thống quản lý môi trường canh tác đã cho thấy được một hướng đi mới cho sự kết hợp thành công giữa các công ty công nghệ, người nông dân và hệ thống phân phối nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giải phóng sức lao động và giảm giá thành nông sản, mang lại những lợi ích tốt nhất cho cả nhà nông lẫn người tiêu dùng. Đáng chú ý hơn cả, mô hình quản lý môi trường thông minh trong canh tác không chỉ phù hợp với điều kiện canh tác ở Nhật Bản mà còn hứa hẹn khả năng ứng dụng ở các nước khác trong một tương lai không xa.