Mô hình sự thay đổi ADKAR (Hiatt 1990) - dành cho các bạn có mong muốn thay đổi và không biết bắt đầu từ đâu
Cuối năm thường là cái dịp để mỗi người chúng ta nhìn nhận lại bản thân cũng như 1 năm đã qua. Rồi sau đó, ai cũng hứa hẹn với bản thân rằng sẽ "thay đổi" nhưng liệu có bao nhiêu người làm được? Bài viết này nhằm chia sẻ 1 mô hình dành cho các bạn có mong muốn thay đổi và không biết bắt đầu từ đâu.
Mô hình sự thay đổi ADKAR được Jeff Hiatt nghiên cứu và công bố vào những năm 1990 để áp dụng vào các tổ chức cũng như cho chính cá nhân mỗi người khi muốn có 1 sự thay đổi. Bài viết này mình chỉ tập trung vào bản thân thôi.
Mô hình ADKAR hoạt động như thế nào?
Bước 1: Awareness (Nhận thức)
- Mỗi cá nhân phải nhận thức được và hiểu rằng tại sao cần phải thay đổi -> "nhu cầu" thay đổi đó là cái gì.
- Nếu bạn không nhận thức được "nhu cầu" để thay đổi thì trong quá trình thay đổi bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc vì không đủ động lực.
Bước 2: Desire (mong muốn)
Khi bạn nhận thức được rằng mình nên thay đổi, thì bạn phải chuyển sang bước mong muốn thay đổi.
Theo Jeff Hiatt, có 3 điều có thể giúp bạn có được sự mong muốn thay đổi:
- Bạn cảm thấy không hài lòng với tình trạng hiện tại
- Bạn nên hiểu hậu quả tiêu cực của những việc bạn làm mà không có sự thay đổi
- Bạn biết được rằng ngay lúc này bạn cần phải thay đổi để cải thiện tình hình hiện tại hoặc có được những thứ tốt hơn
Bước 3: Knowledge (kiến thức)
Để thay đổi được, bạn phải biết làm sao để thay đổi. Có 3 cách thức để bạn có thể có được kiến thức cho sự thay đổi là:
- Tự học: lên mạng search, đọc sách báo...
- Tham gia các hội nhóm, tham gia các khóa đào tạo & workshop...
- Người đi trước: bạn có thể tìm kiếm những người có những trải nghiệm về sự thay đổi mà bạn đang muốn thay đổi và lắng nghe câu chuyện của họ. Từ đó bạn rút ra được cách thức và điều chỉnh áp dụng cho chính bản thân mình.
Cả 3 cách thức đều cần sự chủ động của bạn. Bạn phải nhận thức rõ mình cần thay đổi điều gì, cái gì thì mới tìm được kiến thức cho sự thay đổi đó.
Bước 4: Ability (khả năng)
Để biết được mình đang "thay đổi" như thế nào, thì bạn phải thường xuyên xem xét khả năng của bản thân để điều chỉnh vì từ "kiến thức" (bước 3) đến "thực hành" là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bạn cần có những sự hỗ trợ từ bên nếu như bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc "thay đổi".
Sự hỗ trợ đó có thể là 1 môi trường "an toàn" (không phán xét, tự do để bạn thay đổi và thể hiện những cái mới/cải thiện đó) hoặc cũng có thể là 1 người bạn chứng kiến những sự thay đổi đó (có 1 cái nhìn khách quan & đánh giá vấn đề 1 cách thẳng thắn & góp ý 1 cách chân thành). Từ đó, bạn có thể biết được khả năng "thay đổi" mình đang ở đâu và càng ngày càng tiến bộ hơn.
Bước 5: Reinforcement (duy trì)
Bước này là bước cuối cũng là bước khó nhất trong việc thay đổi vì bạn sẽ rất dễ bị những "lề xưa thói cũ" làm bạn quên mất việc "thay đổi"
Có 5 cách thức/phương pháp để duy trì việc thay đổi mà không quay trở lại những cái đã quen duy trì bao lâu nay ăn sâu vào cuộc sống từ hành động cho tới suy nghĩ của mình:
- Thực hiện các hành động của "sự thay đổi" một cách nhanh chóng. Đừng suy nghĩ nữa !
- Duy trì một cách tích cực. Nếu cảm thấy không ổn thì phải dừng lại xem xét & điều chỉnh ngay để cái việc duy trì là 1 niềm vui chứ không phải là cái mình ép mình phải làm.
- Feedback. Dành thời gian để nhìn nhận & tự phản hồi 1 cách khách quan. Không thì có thể nhờ những người mà mình tin tưởng phản hồi góp ý cho sự thay đổi của mình
- Thưởng & công nhận. Tự thưởng cho bản thân nếu mình thay đổi được & phải công nhận rằng sự thay đổi đó đang làm mình tốt hơn. Nếu bạn thay đổi tích cực thì người khác cũng sẽ nhận ra được và sẽ có xu hướng chia sẻ cho bạn biết, công nhận bạn.
- Kỉ niệm. Có thể xem việc thay đổi là 1 kỉ niệm rất đẹp trong cuộc đời mình và lâu lâu nhớ về để có động lực duy trì.
Các bạn cứ áp dụng vào chính bản thân mình xem kết quả như thế nào và chia sẻ với mình nhé.
Nhung Đinh
Nguồn: expertprogrammanagement (2018). Model of Change
change
,sự thay đổi
,change model
,mô hình sự thay đổi
,phát triển bản thân
,kỹ năng mềm
Chào chị, cám ơn bài viết rất chi tiết của chị. Em muốn hỏi là em là sinh viên năm ba, đang đứng trước nhiều quyết định của cuộc đời, giữa việc theo ngành mình đang học hay chọn một ngã rẻ khác, giống như việc làm trái nghành vậy ạ. Em nên bắt đầu từ đâu thì được ạ
Khải Bằng
Chào chị, cám ơn bài viết rất chi tiết của chị. Em muốn hỏi là em là sinh viên năm ba, đang đứng trước nhiều quyết định của cuộc đời, giữa việc theo ngành mình đang học hay chọn một ngã rẻ khác, giống như việc làm trái nghành vậy ạ. Em nên bắt đầu từ đâu thì được ạ
Woo Map
Cảm ơn bài viết rất tâm huyết & nhìu thông tin của N! Cá nhân K hiện đang ở bước 3: quá trình liên tục nghiên cứu & tìm hiểu cả bản thân & thế giới xung quanh. K thấy đúng là việc đi từ bước 3 sang bước 4 là một quy trình khá "vật lộn" :))) ko bik N có chia sẻ gì về hành trình ADKAR của mình chăng?