Mô hình Self-identity (nhận dạng bản thân) của FitzMaurice (1996) - CỔ nhưng chưa bao giờ CŨ !

  1. Phong cách sống

"Nhận dạng cá nhân", "nhận dạng bản thân" (self-identity), hay nói đơn giản là những suy nghĩ và cảm nhận của một người về cái tôi, bản ngã (ego) của mình, đang là một trong những chủ đề được quan tâm hiện nay, đặc biệt là trong cộng đồng người trẻ.

Tuy được quan tâm, nhưng đa số bạn đọc lại thiếu cái nhìn rõ ràng, chính xác mang tính khoa học về quy luật và nguyên lý vận hành của self-identity.

Trong bài viết này, mình sẽ chọn ra và phân tích một mô hình (framework) hoạt động của self-identity, nhằm giúp các bạn có một cái nhìn vừa tổng quát, vừa mang tính khoa học và dễ áp dụng.

Một mô hình cụ thể - tại sao không?

Sau đây là mô hình mà mình cho là có thể đem đến một cái nhìn vừa tổng quát vừa không thiếu tính chi tiết về nguyên lý hoạt động cũng như các khía cạnh khác nhau của self-identity:

self-identity

Nguồn: kevinfitzmaurice.com

Mình sẽ phân tích từng "mục" một trong mô hình trên. Có tổng cộng 6 mục: "Container", "Inside the container", 2 mục "Outside the container", "Identity" và "Self as container". Mỗi mục này nói về một khía cạnh của self-identity:

1) Container - tạm dịch là "khoang chứa", hoặc "lớp vỏ bên ngoài"

Vậy đây là khoang chứa của cái gì? Chính là của cái tôi (self), hoặc suy nghĩ và cảm nhận về cái tôi của bạn. Khoang chứa này có thể được hiểu là cơ thể của chúng ta, và thứ mà nó chứa đựng, ngoài cái tôi, chính là cái "linh hồn" (soul) - phần lõi bên trong của mỗi người. Rất nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm "cái tôi" và "linh hồn", hay giữa "self-identity" và "soul". Trong các mục tiếp theo mình sẽ phân tích kỹ hơn.

2) Inside the container - phần bên trong khoang chứa

Như đã nói, phần bên trong khoang chứa chính là cái self-identity của chúng ta. Nhưng nó cụ thể là những thứ gì? Nó chính là:

  • Suy nghĩ (thoughts).
  • Cảm xúc (feelings).
  • Cảm giác (sensations) - đến từ cơ thể, từ cái "khoang chứa".
  • Các hình ảnh (images) mà chúng ta tự thêu dệt nên để kết nối hoặc đồng hóa với cái tôi của mình. Đây cũng là yếu tố được đề cập nhiều nhất về self-identity bởi các nhà tâm lý học.

Cả 4 yếu tố trên đều góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm, một "ảo giác" (delusion) về cái tôi của chúng ta.

nhan-thuc-ban-than

Nguồn: aminoapps.com

3) Outside the container - "cái tôi trần tục" (worldly ego)

Đây là mục nằm ở mé trái ngoài cùng trong mô hình trên. Mục này nói về thế giới bên ngoài và những ảnh hưởng của nó đến cái tôi của chúng ta. Cụ thể hơn, mục này muốn đề cập đến thế giới "trần tục" - tức cách mà xã hội của con người được tổ chức, cùng những quy tắc ứng xử, truyền thống và lề thói được áp đặt lên con người, bao gồm các yếu tố:

  • Vai trò (roles) đối với gia đình, công ty, quốc gia, xã hội...
  • Chức danh (titles) vd: trong công ty...
  • Cách ứng xử (behaviours) trong gia đình, trường học, công ty, xã hội...
  • Kinh nghiệm (experiences) đến từ những sai lầm và bài học trong quá khứ.
  • Suy nghĩ của người khác về bạn (people's opinions).

Các yếu tố trên đều góp phần định hình cái tôi trần tục của bạn, hay dễ hiểu hơn là "phần người" bên trong bạn.

cai-toi

Nguồn: blog.gaijinpot.com

4) Outside the container - "cái tôi siêu thức" (spiritual ego)

Cũng có thể được dịch là "cái tôi giác ngộ". Tất nhiên ở đây mình chỉ dịch theo nghĩa đen cho các bạn dễ theo dõi. Còn về mặt khái niệm: một khi đã đạt đến cảnh giới của siêu thức, của giác ngộ, thì sự tồn tại của cái tôi, của self-identity, lập tức phải bị phân rã, tiêu diệt. Quá trình phân rã của cái tôi sẽ đưa chúng ta đến với thế giới tâm linh, bao gồm các yếu tố sau:

  • Thực tại (reality).
  • Thế giới tự nhiên/thiên nhiên (nature).
  • Vũ trụ (universe).
  • Sự đồng nhất (oneness) giữa cái tôi của chúng ta với vạn vật xung quanh, bao gồm cả những cái tôi khác.
  • Nguồn sống (source) - đây thường được cho là nguồn khởi phát ra toàn bộ các hệ sống, hệ sinh thái trong vũ trụ. Trong tôn giáo, khái niệm này còn được hiểu là "Chúa" (God).
  • Các linh hồn, linh thể (spirit) - là những thực thể sống trong những chiều không gian khác, tồn tại quanh ta nhưng lại vô hình đối với chúng ta.

Nếu các yếu tố của thế giới trần tục giúp định hình cái tôi của bạn, thì các yếu tố của thế giới tâm linh lại thúc đẩy quá trình tiêu diệt nó. Vì thế giới tâm linh nhấn mạnh sự đồng nhất (oneness) thay vì sự tách biệt (thông qua các vai trò, chức danh, kinh nghiệm...của bản thân ta).

phat-trien-ban-than

Nguồn: Energy Enhancement.

5) Identity - khả năng tự nhận thức (self-consciousness)

Mục này nói về sự lựa chọn của mỗi chúng ta trong quá trình self-identity của mình. Chúng ta có thể nhận dạng về bản thân dưới 3 hình thức:

  • Cái khoang chứa (mục 1).
  • Phần bên trong khoang chứa (mục 2).
  • Phần bên ngoài khoang chứa (mục 3 hoặc 4).

Mình sử dụng từ "hoặc" vì bạn thường chỉ có thể theo đuổi một trong hai lối sống: trần tục hoặc tâm linh, tùy theo độ "tiến hóa" về tâm thức của bạn. Bạn không thể nào vừa sống trong trạng thái siêu thức, vừa nuôi dưỡng tâm tham, sân, si.

self-identity

Nguồn: WalmartRamen.

6) Self as container - sống trong trạng thái "trống rỗng"

Mục này, nếu chỉ đọc phần giải thích từ mô hình trên, có thể ít nhiều khiến cho các bạn khó hiểu. Vậy nên mình sẽ phân tích ngắn gọn ở đây là: trạng thái lý tưởng của cuộc sống con người chính là khi ta có thể buông bỏ tất cả những cảm xúc và thôi thúc bản năng từ bên trong, cũng như những khuôn khổ, lề thói, áp đặt đến từ bên ngoài.

Một khi ta buông bỏ được lực kéo đến từ cả thế giới bên trong lẫn bên ngoài, chúng ta sẽ chỉ còn lại cái container, cái trạng thái mà giới đạo sĩ thường gọi là "trống rỗng" (emptiness), phật tử gọi là "buông bỏ" (letting go) - bước đầu tiên trên hành trình mở rộng tâm thức của chúng ta thực chất nằm ở việc phân rã cái tôi, cái self-identity của mình.


Cơ sở lý thuyết chỉ là "chân lý" suông nếu không được "thực tiễn". Cho nên, mình sẽ cùng các bạn học nhóm với nhau bằng cách phân tích các case study cụ thể và sau đó áp dụng vào chính bản thân mình để trả lời câu hỏi "Who Am I"

Để cho buổi Học Nhóm hiệu quả hơn, các bạn hãy thảo luận bằng cách đưa ra góc nhìn của mình hay các câu hỏi (chi tiết) về chủ đề này nhé.

Mình cảm ơn.

Nhung Đinh.


Nguồn tham khảo:

Model of Your Real Self As Empty Container, Not Contents | kevinfitzmaurice.com

kevinfitzmaurice.com

Từ khóa: 

self-identity

,

nhận dạng

,

cái tôi

,

nhận thức bản thân

,

phong cách sống

,

phong cách sống

Đầu tiên em xin cảm ơn bài chia sẻ kiến thức của chị Nhung.

Thực sự thì em còn hơi mơ hồ sau 2 lần đọc bài này. Nó hơi trừu tượng với em nhưng đâu đó cũng cho em một cái nhìn nhận bản thân và một cách hiểu về bản thân được định nghĩa qua những phần nào. Sau khi đọc xong thì em có một vài thắc mắc là:

1. Vì sao 4 yếu tố thoughts, feelings, sensations và images góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm? 4 yếu tố này là của phần insight, tức là ở bên trong mỗi người. Vậy nhận thức sai lầm ở đây, là nhận thức về chính bản thân mình hay nhận thức về một sự việc bên ngoài nào đó, hay cả hai ạ? Và nếu đã là nhận thức sai lầm thì làm sao để mình "ngộ" được nó? Em vẫn còn mông lung về cụm từ "sai lầm", có phải lúc nào cũng là sai lầm?

2. Nếu nói một người hay bị thay đổi theo môi trường (hoặc không có chính kiến cá nhân) thì nguyên nhân có phải là do bị ảnh hưởng từ phần Outside the container - Worldly ego?

3. Sự tự tin của mỗi người sẽ liên quan đến phần nào của mô hình này? Liệu một người luôn cho rằng mình tự tin thì có phải là một nhận thức sai lầm từ phần Insight the container? Và nếu họ luyện được đến level "cái tôi siêu thức" thì sự tự tin cũng không còn quan trọng phải không ạ? Vì em hiểu ở phần "cái tôi siêu thức" tức không có gì đúng - không có gì sai, định kiến từ xưa sẽ bị phá bỏ, vậy tự tin hay không tự tin, có phải cũng không còn quan trọng và ý nghĩa?

4. Nếu 1 người đã đạt được đến "cái tôi siêu thức" thì họ sẽ đánh giá một sự việc sự vật nào đó dựa vào điều gì, trong khi không sử dụng những gì đã ảnh hưởng cái tôi trần tục của họ nữa ạ?

Dạ em có 4 câu hỏi này thôi ạ. Hi vọng sẽ cùng mọi người đóng góp cho buổi học thêm sôi nổi. Em cảm ơn chị Nhung vì bài viết.

Trả lời

Đầu tiên em xin cảm ơn bài chia sẻ kiến thức của chị Nhung.

Thực sự thì em còn hơi mơ hồ sau 2 lần đọc bài này. Nó hơi trừu tượng với em nhưng đâu đó cũng cho em một cái nhìn nhận bản thân và một cách hiểu về bản thân được định nghĩa qua những phần nào. Sau khi đọc xong thì em có một vài thắc mắc là:

1. Vì sao 4 yếu tố thoughts, feelings, sensations và images góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm? 4 yếu tố này là của phần insight, tức là ở bên trong mỗi người. Vậy nhận thức sai lầm ở đây, là nhận thức về chính bản thân mình hay nhận thức về một sự việc bên ngoài nào đó, hay cả hai ạ? Và nếu đã là nhận thức sai lầm thì làm sao để mình "ngộ" được nó? Em vẫn còn mông lung về cụm từ "sai lầm", có phải lúc nào cũng là sai lầm?

2. Nếu nói một người hay bị thay đổi theo môi trường (hoặc không có chính kiến cá nhân) thì nguyên nhân có phải là do bị ảnh hưởng từ phần Outside the container - Worldly ego?

3. Sự tự tin của mỗi người sẽ liên quan đến phần nào của mô hình này? Liệu một người luôn cho rằng mình tự tin thì có phải là một nhận thức sai lầm từ phần Insight the container? Và nếu họ luyện được đến level "cái tôi siêu thức" thì sự tự tin cũng không còn quan trọng phải không ạ? Vì em hiểu ở phần "cái tôi siêu thức" tức không có gì đúng - không có gì sai, định kiến từ xưa sẽ bị phá bỏ, vậy tự tin hay không tự tin, có phải cũng không còn quan trọng và ý nghĩa?

4. Nếu 1 người đã đạt được đến "cái tôi siêu thức" thì họ sẽ đánh giá một sự việc sự vật nào đó dựa vào điều gì, trong khi không sử dụng những gì đã ảnh hưởng cái tôi trần tục của họ nữa ạ?

Dạ em có 4 câu hỏi này thôi ạ. Hi vọng sẽ cùng mọi người đóng góp cho buổi học thêm sôi nổi. Em cảm ơn chị Nhung vì bài viết.

Cảm ơn chị vì bài viết rất hay ạ.
Em đang cảm thấy rằng cái tôi là một thứ gì đó vô hình, mong lung và rất khó hình dung được nó ra sao. Và mình hoàn toàn không thấy được nó, không cầm nắm được nó mà mình chỉ cảm nhận được nó mà thôi. Như chị nói ở trên thì phần bên trong khoang chứa chính là cái suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và các hình ảnh. Nhưng cả 4 yếu tố trên đều góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm, một "ảo giác" về cái tôi của chúng ta. Vậy thì dựa vào đâu và làm thế nào để nhận thức đúng đắn về cái tôi của bản thân ạ?
Và em thấy là khi mình vào bất kì một tổ chức nào tức là mình mang cả con người mình vào trong đó. Nhưng nhiều lúc cái tôi bên trong và cái tôi trần tục nó không hòa hợp với nhau cho lắm. Vậy thì liệu rằng mình nên theo cái nào hay phải hòa hợp cả hai ạ?

Em có một thắc mắc là nếu cái tôi bên trong không hòa hợp được với cái tôi bên ngoài, hay những mong muốn mà xã hội yêu cầu mình làm thì mình sẽ phải điều chỉnh như thế nào? Còn về Outside the container - "cái tôi siêu thức" (spiritual ego), em cảm thấy nó cao siêu và khó hiểu và không biết nó sẽ tác động lại đên bản thân mình như thế nào trong cuộc sống?

Chào chị, cmt này là để em chia sẻ thêm về góc nhìn của em. Đối với cuộc sống hiện tại, em cảm thấy bản thân được định hình bởi : gia đình, bạn bè, học thức, công việc và bề ngoài của mình. Và những thứ đó là tác động bên ngoài (chỉ là background) không thể xác định được spiritual ego của mình. Rất dễ bị lây động (nhiễm thói) từ người khác. Làm để thế nào để mình có thể là “chính mình” khi mình không biết cách xác định “chính mình” là như thế nào?

Bài viết rất hay chị ạ, nhưng em không rõ được hình thức sống với trạng thái trống rỗng ở trên. Khi buôn bỏ tất cả áp lực về mọi thứ, thì khi đó mục đích phát triển tiếp theo sẽ không còn. Lúc ấy em thường rơi vào cảm giác “trống rỗng”, không biết nên làm gì? Mình là ai? Cảm thấy hoang mang vô cùng. Vậy thì sao có thể mở rộng tâm thức để hiểu rõ bản thân mình ạ

Em xin cảm ơn những chia sẻ trong bài viết của chị, bài viết đã cung cấp cho em những kiến thức mới và những cách nhìn nhận mới trong suy nghĩ của mình. Sau khi đọc qua nhiều lần em có 2 thắc mắc như sau:

-Thứ nhất, em rất mong quan điểm “Cái tôi khác với linh hồn” ở phần 1 sẽ được giải thích một cách triệt hơn để em có thể hiểu rõ hơn về phạm trù này ạ.

-Thứ hai,em có đồng thắc mắc với một số bạn khác về quan điểm: “Cả 4 yếu tố suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, các hình ảnh đều góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm, một "ảo giác" (delusion) về cái tôi của chúng ta”. Nhưng theo quan niệm của em mọi thứ đều có hai mặt vấn đề của nó và không gì là tuyệt đối cả. Vậy nên nếu với một gốc nhìn khác thì mình có thể hiểu một cách tích cực hơn rằng: “ Những nhân tố này là những thứ sẽ hoàn thiện, tạo ra cái tôi riêng của mỗi người,  mà cái tôi này có thể được thể hiện ra bên ngoài hoặc ẩn sâu bên trong cái khoang chứa (container) của chúng ta.” được không ạ?

Em xin phép đưa ra góc nhìn khái quát của mình là: Em biết trong con người luôn tồn tại phần con và người. Và 6 ý trên sẽ bao quát hết cả 2 điều đó. Em mới ngộ lại câu: Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là chính mình. Phải chăng cái kẻ thù đó là phần con như trần tục là cảm tính, cảm xúc chi phối , còn mình là phần người phải điều khiển nó. Cho nên bài học em rút ra là: tự nhận thức về chính mình, ok học hành và quay lại học từ bản thân để lần tới sẽ điều khiển, lãnh đạo nó tốt hơn.

Đối với em, nhận dạng bản thân không chỉ là những suy nghĩ và cảm nhận của một người về cái tôi chính mình mà biểu hiện của mình qua đôi mắt của người khác cũng chính là một yếu tố giúp nhận dạng bản thân. Nó không giống như cái tôi trần tục, chịu sự ảnh hưởng và chi phối của các yếu tố bên ngoài. Đôi khi, cái tôi tự nhận thức nó khác hoàn toàn với biểu hiện trong thực tế và biểu hiện ở đây không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Ví như một người luôn nghĩ mình là kiểu người tự quyết, chính kiến nhưng trong quá trình làm việc, họ lộ ra một điều là họ tự quyết nhưng tự quyết trong nông cạn, chính kiến nhưng chính kiến trong sai lầm hoặc bảo thủ, và họ có một cái tôi khác mà chính họ không thấy, nhưng người khác thấy và đôi lúc, nhiều người lấy đó làm nhận dạng một người. Điều này cũng có thể gọi là đánh giá người khác, nhưng em thấy đó cũng là một cách để nhận dạng bản thân mình, qua phát hiện của người khác, qua cái nhìn của người khác một cái tôi mình chưa từng biết.

Cảm ơn bài viết phân tích về một chủ đề rất lậ và hay

Sau khi đọc xong bài viết, em có một cái hơi khó hiểu đó là Tại sao chị lại viết 4 yếu tố tạo nên bên trong khoang chứa đều góp phần tạo ra một nhận thức sai lầm, một "ảo giác" (delusion) về cái tôi của chúng ta.(mục 2). Nhận thức sai lầm hay ảo giác ở đây là gì? Tại sao nó không sử dụng từ "trực giác" mà lại gọi là "ảo giác"? Chị có thể cho em ví dụ cụ thể để em hiểu hơn được không chị?

Dạ đầu tiên em muốn nói rằng em rất thích bài viết của chị, và có một số điều em hơi thắc mắc.

 Nếu các yếu tố của thế giới trần tục giúp định hình cái tôi, thì các yếu tố của thế giới tâm linh lại thúc đẩy quá trình tiêu diệt nó. Vậy có phải là chúng trái ngược với nhau, như hai bản thể khác biệt.

Nếu không thể cùng lúc xuất hiện cả hai, cũng không thể dung hòa, vậy làm cách nào để điều chỉnh theo cách mình muốn ạ?

 Em cảm thấy phần này rất thú vị và thu hút, nhất là về  Outside the container - "cái tôi siêu thức" (spiritual ego).