Mô hình nuôi thủy sản tuần hoàn

  1. Công nghệ thông tin

  2. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  3. Nông nghiệp

  4. Sinh vật cảnh

  5. Khởi nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/08/21/wn-em1phywdm1c5zh13pyzszr53qmi1oungrc7k4xkvw-zdwokqgmbkhb2go9zuoynwvhrwi74ku0h-tdctx5yhrmrhdxwwz01d21q-xdgjpdo2hj9m1xv9qvyswikzfs3dm6dawi-1629554029-1629554029.jpg

Hệ thống RAS có đặc điểm: Nước được xử lý để loại bỏ các chất do thủy sản nuôi thải ra, đồng thời cấp thêm ôxy cho chúng. Một hệ thống tuần hoàn thông thường hoạt động như sau: nước lợ từ đầu ra của bể nuôi được đi qua các bộ lọc cơ học, sinh học, cấp thêm ôxy, sau đó quay về bể nuôi. Bể có đường kính phổ biến từ 4 – 13 m.

Vi khuẩn nitrat hóa sử dụng các chất thải có nitơ hòa tan do các sinh vật thủy sinh được nuôi bài tiết ra. Tất cả các sinh vật nuôi, động vật có xương sống hoặc không xương sống, cá có vây hoặc động vật có vỏ tiết ra chất thải đều là kết quả của quá trình ăn. Cá có vây bài tiết ra amoniac, chủ yếu là từ mang, amoniac hòa tan vào trong nước cũng là nơi cá sinh sống. Chất thải này gây độc cho cá và là một yếu tố gây căng thẳng cho môi trường, làm giảm sự thèm ăn, giảm tốc độ tăng trưởng và tiềm năng gây chết ở nồng độ cao.

https://cdn.noron.vn/2021/08/21/17131481650a98a944dd1o-1629554102.jpg

Cấu thành của hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn nước tiên tiến bao gồm: bể nuôi cá, bể tách chất thải rắn, các bể chứa (tùy theo sử dụng kiểu hệ thống lọc sinh học), bể lọc sinh học, bể xử lý yếm khí tùy nghi khử NO3-N và bùn thải, bể ozone sử dụng cho lọc hạt thải rắn siêu nhỏ và quản lý mầm bệnh.

https://cdn.noron.vn/2021/08/21/ras-1629554136.jpg
Từ khóa: 

công nghệ thông tin

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

nông nghiệp

,

sinh vật cảnh

,

khởi nghiệp