Mô hình nuôi Rết thương phẩm
Nuôi rết chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố: độ ẩm và thức ăn.
Về chuồng ruôi: Người nuôi rết có thể sử dụng thau nhựa, thùng nhựa hoặc hồ nuôi, nhưng rết phát triển tốt hơn trong hồ nuôi.
- Hồ nuôi có diện tích 8m2 nuôi được 30 con giống bố mẹ hoặc 500 con để lấy thịt thương phẩm. Mật độ nuôi rộng sẽ đảm bảo cho rết không cắn nhau và không gây thương tích cho rết.
- Hồ nuôi xây bằng gạch ngoài trời, không cần mái che, không cần láng nền, nên xây dựng ở những nơi khô ráo không bị ngập nước khi trời mưa; có mương nước tránh kiến; lát một lớp gạch láng bao xung quanh tránh rết trèo ra ngoài.
- Nên cho một ít gạch, ngói, ván mục, cỏ để tạo chỗ trú ẩn cho rết.
- Rết rất thích nơi mát mẻ, lót phía dưới chỗ nuôi một lớp xơ dừa ẩm sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn.
Nếu nuôi trong chai nhựa, mỗi con cho vào một chai với thể tích 1,5 lít kèm theo “nhúm” xơ dừa để giữ độ ẩm. Miệng chai được cắt bỏ một phần nhỏ, để rết không bò ra ngoài.
Thức ăn
Rết rất phàm ăn, thức ăn của chúng là: cá, ốc, ếch, nhái, côn trùng… đặc biệt là dế mèn, siêu sâu…. Định kì 1-2 ngày cho ăn 1 lần vào buổi chiều. Rết cũng giống như
Rết sinh sản
Khi rết được 6 tháng tuổi là bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ 1 lần vào tháng 11 âm lịch. Mỗi lần đẻ từ 70-150 trứng tùy vào chế độ dinh dưỡng và môi trường chúng ta nuôi chúng. Khi sinh xong, rết mẹ sẽ quấn tròn rết con vào mình. Khi rết mẹ tách đàn, chúng ta tách rết con ra nuôi riêng để chúng không bị rết mẹ ăn thịt.
Thức ăn của rết con chủ yếu là dế con. Nếu không có dế, có thể dùng các loại thịt sống như: gà, ốc, bò, heo,… làm thức ăn cho chúng. Rết từ lúc mới đẻ nuôi đến 3 tháng và 2 tuần là có thể xuất bán thương phẩm. Một kg rết trung bình khoảng 30 con.
Rết sấy bảo quản khá dễ dàng và lưu trữ được lâu, giá cả luôn ổn định ở mức cao. Thông thường rết loại 50 con/kg, giá bán không dưới 1,2 triệu đồng/kg; cỡ từ 70-80 con/kg giá từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/kg. Mức giá có thể thay đổi vào các thời điểm trong năm, vào mùa nắng giá thường cao hơn mùa mưa.
Để tăng lợi nhuận, nhiều hộ dân đã kết hợp nuôi rết với nuôi dế. Ưu điểm khi kết hợp 2 mô hình này với nhau là:
- Dế là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho rết ăn- Không tốn công dọn thức ăn thừa khi rết ăn không hết- Tính tiện lợi: chỉ cần thả dế vào là rết có thể bắt
Lưu ý: Rết là loài có độc. Do vậy, trong quá trình nuôi, người nuôi cần cẩn trọng để tránh bị rết cắn. Nếu không may bị rết cắn, hãy nhanh chóng tìm sợi dây buộc vào phía trên vết cắn để hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Rết nhỏ cắn không chứa chất độc. Có thể dùng dầu gió thoa lên vết thương hoặc dùng tỏi giã nát đắp trực tiếp lên vết thương. Nếu 2-3 ngày vết cắn không khỏi mà càng sưng đau, cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường, cần đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.