Mô hình nuôi lươn không bùn

  1. Nông nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/08/13/87132592616104861-1628827978.jpg

nuôi lươn muốn đạt hiệu quả cao phải tập trung hoàn chỉnh 4 yếu tố quan trọng nhất:

  • Một là phải có con giống khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng.

  • Hai là nguồn nước phải bảo đảm hợp vệ sinh, mỗi ngày phải thay nước ít nhất là 3 lần. Đây là công đoạn mất rất nhiều thời gian, kinh phí và nhân công.

  • Ba là phải bố trí thức ăn phù hợp với độ tăng trưởng của lươn. Hiện nay, chưa có thức ăn cá biệt cho lươn nên người nuôi phải sử dụng thức ăn cho cá để thay thế.

  • Bốn là xây dựng bể nuôi phù hợp với từng loại: Lươn bố mẹ, lươn giống, lươn thịt, không nên sử dụng lẫn lộn các bể nuôi.

Tại Vĩnh Long, nhiều người đã nuôi lươn trong ao đất (còn gọi là nuôi lươn có bùn); nuôi trong bể xi măng lót bạt (nuôi lươn không bùn), mỗi mô hình đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau.

áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có nhiều ưu điểm nổi trội như: tiết kiệm tối đa diện tích nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa, dễ phát hiện các loại bệnh, màu sắc lươn bắt mắt, dễ tiêu thụ trên thương trường.

Nuôi lươn không bùn

https://cdn.noron.vn/2021/08/13/nuoi-luon-khong-bun1524463117-1628828386.jpg

Bể xi măng mặt trong ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt (để tránh cho lươn bị trầy xướt) hay đơn giản hơn là dùng tre đóng thành khung nổi trên mặt đất và lót bạt. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 - 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 - 1 m,trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài

- Vị trí yên tĩnh, có bóng mát, dễ lấy nước và thoát nước,làm mái che bán mái hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió

- Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa,chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước.Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát. - Bể nuôi lươn nếu xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày)

- Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn - Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt (lưới lan) loại dày.

Từ khóa: 

nông nghiệp