Mô hình nuôi chim cút, trứng cút

  1. Nông nghiệp

https://cdn.noron.vn/2021/09/17/759-31706-cach-nuoi-chim-cut-de-trung-mo-hinh-nuoi-chim-cut-sinh-san-lam-giau-1631844781.jpg

“Chim cút rất nhạy cảm với thời tiết, do vậy phải thường xuyên ngừa kháng sinh nhẹ, khi trời nắng cần bổ sung vitamin. Ngoài ra, luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, đặc biệt, cho chim cút uống nước sạch để ngăn ngừa mầm bệnh. Hàng ngày phải theo dõi kỹ từng con để chim đẻ trứng đều, ổn định…”

https://cdn.noron.vn/2021/09/17/759-62496-cach-nuoi-chim-cut-de-trung-mo-hinh-nuoi-chim-cut-sinh-san-lam-giau-1631844807.jpg
  • Chọn chim trống: Đối với chim cút thì con trống có kích thước nhỏ hơn con mái, cần chọn cá thể có lông mượt, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, có trọng lượng khoảng 70 – 90g khi đủ tuổi sinh sản.

  • Chim máі: Chọn cút mái có cổ nhỏ, lông mượt, xương chậu rộng, hậu môn đỏ hồng, nở nang, trọng lượng >100g.

    https://cdn.noron.vn/2021/09/17/chim420200920115722-1631844836.jpg

Về thời gian sinh sản, từ ngày nhập con giống khoảng từ 20 - 25 ngày là chim cút bắt đầu đẻ trứng, tùy thuộc thời điểm và khâu chăm sóc nhưng bình quân từ khi nuôi đến 9 tháng sẽ thay giống mới.

4.000 con đẻ khoảng 3.500 trứng mỗi ngày

“Nuôi chim cút đỡ rủi ro hơn các loại vật nuôi khác. Bắt chim cút giống về nuôi khoảng 3 tuần đã cho thu trứng, thời gian thu trứng có thể kéo dài 8 tháng, đến hơn 1 năm tùy theo chất lượng đàn, thức ăn. Ngoài thu trứng hằng ngày, cứ cách ngày lại thu phân bán cho các cơ sở làm phân bón hữu cơ hoặc các hộ trồng cây ăn trái, cao su. Khi con chim cút già đi, tiền thanh lý cũng khá, bằng hoặc cao hơn lúc nhập giống”

https://cdn.noron.vn/2021/09/17/25550120745948851-1631845202.png

“Nếu so với nuôi gà, vịt, heo thì nuôi cút thu nhập cao hơn, rủi ro thấp, con giống chỉ tốn lần đầu, từ vụ nuôi thứ hai không cần phải mua thêm con giống, con cút tái đàn rất nhanh. Để chim cút khỏe mạnh, đẻ trứng đều, chuồng trại phải thoáng mát, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tránh gây dịch bệnh cho đàn cút. Nước cho cút uống phải là nước sạch, thức ăn là loại cám chuyên dụng cho loài chim cút, ngày cho ăn 2 - 3 lần. Nhằm tăng dinh dưỡng cho cút, thỉnh thoảng pha các loại VitaminC vào nước hoặc thức ăn. Loài vật này, không cần nhỏ vắc xin như gà, nhưng khâu tiêu độc khử trùng hết sức quan trọng, phải triển khai thường xuyên. Cút là động vật thích yên tĩnh, vì vậy khi chọn vị trí làm chuồng cũng phải hợp lý. Trong lúc nuôi, mỗi chuồng nuôi mắc 1 bóng đèn để giữ ấm cho cút. Khi ấp trứng lúc nở con nên tiêm phòng vắc xin và phòng, chống các dịch bệnh cho đàn cút. Muốn hạn chế cút bị hao hụt, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe đàn cút và sưởi đủ ấm cho chúng trong thời gian 1 tuần đầu cút mới nở. Riêng cút đẻ, phải chú trọng phòng, chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Chim cút nuôi 35 đến 40 ngày là bán cút thịt được. Riêng cút mái nuôi khoảng 45 đến 50 ngày tuổi thì bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng của cút duy trì từ 5 đến 7 tháng rồi giảm dần. Người nuôi chọn lựa số cút già bán đi để gầy dựng lại đàn cút khác”.

mô hình nuôi chim cút có ưu điểm là nhanh thu hồi lại vốn, chi phí đầu tư không cao, ít bị dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc, rất phù hợp với các hộ nông dân. Người chăn nuôi có thể tranh thủ thời gian nông nhàn để làm mô hình này. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm cũng khá thuận lợi bởi nhu cầu của thị trường về chim cút thịt và trứng chim cút là khá lớn.

Trang trại diện tích hơn 6.000 m 2 với khoảng 130 nghìn con chim cút, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 50 nghìn trứng cút lộn và cút lạt, thu nhập khoảng một tỷ đồng mỗi năm.

Từ khóa: 

nông nghiệp