Mô hình đại học thông minh trong thời đại 4.0

  1. Công nghệ thông tin

Khi mà ở trường đại học truyền thống, người thầy đóng vai trò trung tâm, thì ở đại học thông minh, vai trò ấy được chuyển sang người học.

Có 4 màn hình LFD 75 inches và 40 máy tính bảng Samsung Galaxy Tab A 9,7 inch được trang bị trong giảng đường thông minh của Đại học Y Dược Thái Nguyên

Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay,“Giáo dục mở”cũng trở thành một xu hướng mới của nền giáo dục thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. 


Dựa trên nền tảng MOOCs (Massive Open Online Courses), mô hình đại học thông minh với những hiệu quả mà nó mang lại sẽ có cơ hội góp phần vào xây dựng giáo dục đại học của nước nhà. 


Nhìn nhận được điều đó, Thạc sĩ Lê Thu Hằng (Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu) và Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tâm (Cao đẳng Công nghiệp Huế) đưa ra những định hướng và đề xuất giải pháp về việc tăng cường áp dụng mô hình đại học thông minh cho các trường đại học ở Việt Nam.


Mô hình đại học thông minh hiện nay vẫn chưa xác định mặc dù nhiều nghiên cứu và thảo luận đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam. 


Tuy nhiên, tổng quát thì mô hình đại học thông minh phải gồm 3 yếu tố: kết nối Internet (Internet vạn vật), thông minh (với công cụ tính toán thông minh phần cứng và phầm mềm hỗ trợ đào tạo và học hỏi, quản lý trường và săn sóc sinh viên), và có yếu tố con người tham gia trong chu trình. 


Và giáo sư Vương Thanh Sơn (Đại học British Columbia, Vancouver, Canada), nhà nghiên cứu khoa học quốc tế về lĩnh vực IoT, gọi mô hình này là mô hình ICH (Internetworking, Computing tools, Humans).


Khi mà ở trường đại học truyền thống, người thầy đóng vai trò trung tâm, thì ở đại học thông minh, vai trò ấy được chuyển sang người học.


Trong thời đại kết nối Internet, với mục tiêu người học có thể học ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, không bị giới hạn thời gian hay không gian.


Thầy và sinh viên có thể gặp gỡ trong lớp học và cũng có thể gặp trực tuyến. Sinh viên có thể làm việc cùng nhau, trao đổi trực tiếp với thầy hay trao đổi trực tuyến. 


Và sinh viên được truy cập kho tài liệu học lớn được lưu trữ trên kho tài liệu cá nhân qua các công cụ lưu trữ như Google Drive,... hay tải trực tiếp từ các kho tài liệu của hệ thống trường đại học. 


Một số thuận lợi của Đại học thông minh theo nghiên cứu của Marian (2015):


- Sử dụng các dữ liệu thu thập được bởi những người khác để đạt được các ứng dụng hữu ích khác nhau. Cụ thể, các sinh viên được học trong môi trường mở và thoáng, do đó có cơ hội dễ tiếp cận được với nguồn kiến thức đa dạng và toàn cầu.


- Tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc xã hội hóa ngày càng tăng giữa tất cả các thành viên của cộng đồng đại học. 


Với sự phát triển của IoT tạo ra sự kết nối không chỉ giữa sinh viên với nhau, sinh viên với người thầy mà còn của các trường đại học với nhau, tạo ra một hệ sinh thái học tập phát triển toàn diện.


- Dễ dàng đạt được sự kiểm kê của công nghệ và thiết bị. Điều này quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập, tham gia của sinh viên ở trường đại học.


Nhằm giúp sinh viên và giáo viên của trường tiệm cận mô hình giáo dục mới này, Thạc sĩ Lê Thu Hằng và Thạc sĩ Lê Thị Thanh Tâm đưa ra một vài kiến nghị nhằm tăng cường áp dụng mô hình đại học thông minh cho Việt Nam. 



Thứ nhất

, với sự phổ biến của MOOCs, các trường đại học của nước ta cần xem xét để chương trình giảng dạy của họ thực sự linh hoạt và dễ tiếp cận. 


Chúng ta có thể học cách thức đưa MOOCs kết hợp với phương thức giáo dục truyền thống. 


Giải pháp được đưa ra theo ý kiến của Giáo sư Vương Thanh Sơn một số giải pháp phát triển các trường đại học truyền thống trong bối cảnh mới, đó là ngoài sử dụng hệ thống nền hiện có như edX hay Coursera, các trường đại học có thể thiết kế và xây dựng những công cụ thông minh, gồm cả quản lý đại học và săn sóc sinh viên dựa trên thẻ thông minh, phần mềm trí tuệ nhân tạo, công cụ đám mây địa phương cá thể. 


Đặc biệt, có thể bản địa hóa kho nội dung và tài liệu học, cùng liên kết quốc tế thử nghiệm phương pháp đào tạo và học tập mới mẻ, mở và thoáng nhưng phù hợp với hiện trạng và văn hóa Việt Nam.


Thứ hai

, để có thể đưa MOOCs gần gũi hơn tới người học,với những lợi ích về hiệu quả và giảm chi phí, vai trò của đại học truyền thống trong cuộc cách mạng 4.0 là rất quan trọng, đó là có thể giúp kiểm định chất lượng cho các cơ sở MOOCs. 


Không phải trong cuộc cách mạng này thì đại học truyền thống sẽ mất đi và bị đại học trực tuyến thay thế, mà là cần có sự kết hợp để đào tạo toàn diện cho người học, cũng như quan tâm đến họ, tạo động lực cho họ trong quá trình học. 


Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm ở mỗi trường đại học mà giải pháp khác được đưa ra đó là hợp tác giữa trường đại học với các đơn vị phân phối MOOCs. nhằm tạo cơ hội để kết hợp phát triển giữa đào tạo trong trường đại học kiểu truyền thống và đào tạo trực tuyến trong thời đại công nghệ mới.


Thứ ba

, ứng dụng IoT để đưa MOOCs phát triển hơn, có thể giúp phát triển giáo dục đại học. 


Thứ tư

, với mục tiêu của mô hình đại học trong thời kỳ mới, đổi mới sáng tạo, nhất là tư duy khởi nghiệp trong hệ sinh thái giáo dục mới, các trường đại học có thể có giải pháp thành lập một công ty để việc ứng dụng mở và linh hoạt hơn. 


Thứ năm

, không chỉ thay đổi mô hình trong các trường đại học mà còn là sự kết nối liên kết giữa các trường để cung cấp cho sinh viên môi trường, những trải nghiệm tốt nhất trong học tập. 


Điều này không chỉ dừng lại ở liên kết đào tạo mà phải có sự kết nối thực sự các chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, các phòng thí nghiệm, … 


Đại học thông minh tạo nền tảng tương tác giữa người học và người dạy cũng như với các nguồn học liệu sinh động, trực quan.


Thứ sáu

, bên cạnh các khóa học online dưới mô hình MOOC đang phát triển mạnh mẽ và chứng tỏ được sự hiệu quả của nó, hiện nay các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang xây dựng các nền tảng về học tập trực tuyến thật linh động. 


Nền tảng đó có khả năng tạo ra các lớp học ảo tương tác một cách trực quan hiệu quả như Oracle Academy hay Amazone Web Services cung cấp các dịch vụ trên nền tảng đám mây (cloud) tạo tiền đề cho các hệ thống giáo dục online mới có thể hinh thành. 


Thêm vào đó, STEAM đang là xu hướng phát triển của toàn cầu kết nối Khoa học – Công nghệ - Kỹ thuật – Nghệ thuật và Toán học tạo nên những sản phẩm thông minh có thể thay thế con người ở một số công việc ví dụ chatbox, robot, … có thể dùng trong giáo dục thay thế giáo viên ở một số công đoạn. 

Từ khóa: 

công nghệ thông tin