Mn ơi cho mình hỏi: lực hấp dẫn và trọng lực có khác nhau không ạ?

  1. Noron

Từ khóa: 

noron

Cơ bản thì lực hấp dẫn hay trọng lực đều dùng để chỉ 1 loại "lực" (theo quan điểm cử Newton) tác dụng giữa 2 vật có khối lượng trong không gian.

Nhưng theo mình thấy trong sử dụng thông thường hiện nay, 2 từ có chút sai khác.

* Trọng lực thì thường đc dùng để chỉ lực tác dụng của vật lớn lên vật nhỏ trong hệ, vd như trọng lực tác dụng lên quả táo của Newton, hoặc trọng lực của Mặt Trăng tác dụng lên phi hành gia, chứ hầu như ko dùng ngược lại.

* Lực hấp dẫn thì đc dùng khái quát hơn để chỉ lực tác dụng đến từ 2 vật: Trái Đất tác dụng 1 lực hấp dẫn lên quả táo và ngược lại, quả táo cũng tác dụng 1 lực hấp dẫn lên Trái Đất.

Trả lời

Cơ bản thì lực hấp dẫn hay trọng lực đều dùng để chỉ 1 loại "lực" (theo quan điểm cử Newton) tác dụng giữa 2 vật có khối lượng trong không gian.

Nhưng theo mình thấy trong sử dụng thông thường hiện nay, 2 từ có chút sai khác.

* Trọng lực thì thường đc dùng để chỉ lực tác dụng của vật lớn lên vật nhỏ trong hệ, vd như trọng lực tác dụng lên quả táo của Newton, hoặc trọng lực của Mặt Trăng tác dụng lên phi hành gia, chứ hầu như ko dùng ngược lại.

* Lực hấp dẫn thì đc dùng khái quát hơn để chỉ lực tác dụng đến từ 2 vật: Trái Đất tác dụng 1 lực hấp dẫn lên quả táo và ngược lại, quả táo cũng tác dụng 1 lực hấp dẫn lên Trái Đất.

Khác nhau về mặt khái niệm, bản chất thì giống nhau, đều chỉ cùng 1 loại lực. Lực hấp dẫn là lực hút giữa hai vật (chất điểm) bất kỳ có khối lượng với nhau. Trọng lực là một trường hợp cụ thể của lực hấp dẫn, là lực hút của Trái Đất đối với một vật nào đó.
Theo thuyết tương đối rộng thì bản chất lực hấp dẫn không phải là 1 loại lực. Do vật chất có khối lượng sẽ làm cong không- thời gian (thời không) xung quanh vật đó, khi thời không bị cong thì sẽ làm cho các vật trong thời không đó lăn theo chiều cong của thời không này. Người quan sát thì sẽ thấy giống như chúng bị hút vào nhau nhưng thực chất chỉ là đang "rơi" vào nhau.  Giống như bạn thả viên bi vào một tấm màng căng bị lõm xuống do để 1 vật nặng ở giữa, viên bi sẽ tự  lăn theo bề mặt cong của tấm màng này cho đến khi rơi vào vùng lõm ở giữa.
Ở cấp độ lượng tử thì lực hấp dẫn được gây nên bởi sự trao đổi các hạt Graviton giữa 2 vật đó với nhau. Các hạt Graviton này đóng vai trò là hạt truyền tương tác, tập hợp các hạt Graviton này tạo ra một trường lượng tử hấp dẫn, giống như một "sợi dây" kéo hai vật lại với nhau (đây vẫn là giả thuyết).

Có khác nhé bạn. Lực hấp dẫn được giải thích bằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Mọi hạt trong vũ trụ đều hút hạt khác với một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Công thức là F= G(m1*m2)/r^2.

Còn trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật. Công thức là W=mg.

Để dễ hiểu thì nếu thả quả cam từ tầng cao tòa nhà chung cư. Quả cam vừa có lực hấp dẫn hút về mặt đất vừa có trọng lực.