Mn cảm thấy giáo dục Việt Nam như thế nào về chất lượng và những giá trị cho người học?

  1. Giáo dục

Mình muốn hỏi mọi người băn khoăn gì về chất lượng giáo dục VN hay ko, có những giải pháp gì để thay đổi nó. Nhất là những người làm trong ngành giáo dục, giáo dục ở bậc phổ thông và đại học (giáo viên hoặc giảng viên,...). Nó đáp ứng được gì và khiếm khuyết cái gì, bất cập ntn.

Từ khóa: 

giáo dục

Đối với mình thì thấy bức xúc với vấn đề này: các trường học chỉ tập trung phát triển kiến thức cho học sinh mà quên chú tâm vào việc phát triển ý thức, cách suy nghĩ và về mặt tâm lý của học sinh, dù đã được dạy từ sớm, nhưng chẳng mấy học sinh hiểu được ý nghĩa của điều này, khiến nhiều bạn trẻ mang những suy nghĩ lệch lạc và thiếu lễ độ, nếu học sinh biết cách suy nghĩ thấu đáo từ sớm thì cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc học.

Vì sự thiên vị cho các môn học chính mà đôi khi những học sinh có những khả năng khác quên đi giá trị của bản thân, mất tự tin vào khả năng của chính mình, những bạn học sinh bị gắn mác "học dở" cũng được mặc định là không thông minh hay thiếu khả năng học tập. Đó là lý do mà thường những học sinh có xuất phát điểm tốt lại ngày càng học giỏi, còn những học sinh kém phát triển hơn lại ngày càng tụt dốc, các giáo viên thì cũng chưa biết cách cải thiện tình trạng này, áp lực từ việc học tập chưa kể đến, học sinh còn phải đối mặt với các vấn đề bạo lực học đường hay phân biệt cấp bậc, đâm ra nhiều bạn trẻ hiện nay rơi vào những suy nghĩ tiêu cực mà chẳng được ai giúp đỡ.

Mình nghĩ nền giáo dục VN nên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tâm lý của học sinh, cho học sinh có nhiều điều kiện phát triển khả năng của mình hơn là bắt buộc học sinh phải giỏi môn này môn nọ. Vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mỗi học sinh, gây nên hệ lụy cho cả những thế hệ sau.

Trả lời

Đối với mình thì thấy bức xúc với vấn đề này: các trường học chỉ tập trung phát triển kiến thức cho học sinh mà quên chú tâm vào việc phát triển ý thức, cách suy nghĩ và về mặt tâm lý của học sinh, dù đã được dạy từ sớm, nhưng chẳng mấy học sinh hiểu được ý nghĩa của điều này, khiến nhiều bạn trẻ mang những suy nghĩ lệch lạc và thiếu lễ độ, nếu học sinh biết cách suy nghĩ thấu đáo từ sớm thì cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc học.

Vì sự thiên vị cho các môn học chính mà đôi khi những học sinh có những khả năng khác quên đi giá trị của bản thân, mất tự tin vào khả năng của chính mình, những bạn học sinh bị gắn mác "học dở" cũng được mặc định là không thông minh hay thiếu khả năng học tập. Đó là lý do mà thường những học sinh có xuất phát điểm tốt lại ngày càng học giỏi, còn những học sinh kém phát triển hơn lại ngày càng tụt dốc, các giáo viên thì cũng chưa biết cách cải thiện tình trạng này, áp lực từ việc học tập chưa kể đến, học sinh còn phải đối mặt với các vấn đề bạo lực học đường hay phân biệt cấp bậc, đâm ra nhiều bạn trẻ hiện nay rơi vào những suy nghĩ tiêu cực mà chẳng được ai giúp đỡ.

Mình nghĩ nền giáo dục VN nên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tâm lý của học sinh, cho học sinh có nhiều điều kiện phát triển khả năng của mình hơn là bắt buộc học sinh phải giỏi môn này môn nọ. Vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mỗi học sinh, gây nên hệ lụy cho cả những thế hệ sau.

Bạn có thể tham khảo một vài thông tin ở đây nhé,
Việt Nam cũng là một phần của hệ thống giáo dục kiểu dây truyền công nghiệp. Nhiều khi mình thấy mọi người hay ám thị Việt Nam kém hơn nước ngoài quá, mà ko tiếp cận các thông tin khác sâu hơn.
Ở nước ngoài phần lớn cũng được sự giáo dục theo mô hình kiểu vậy, có chăng vì họ có nền tảng sẵn nên cảm giác họ cao hơn, vượt trội hơn.
[VIE] Về mô hình giáo dục hiện đại - GREYPLANT www.greyplant.com

 

 

Mình chẳng có băn khoăn gì cả. Mọi chuyện đã có Đảng và Nhà nước lo.

Thực vậy, khoảng giữa thế kỷ 19 trong lúc căng thẳng trong lòng chủ nghĩa tư bản hoang dã lên đến cực điểm, có 2 người gần như cùng lúc đưa ra 2 con đường khác nhau. Một là Karl Marx với đường lối xây dựng xã hội cộng sản, với người công nhân/lao động làm lãnh đạo tương lai. Hai là John Stuart Mill với đường lối xây dựng xã hội dân chủ tự do, tập trung vào việc khai phóng tự do cá nhân, tạo điều kiện để ai cũng có thể vươn lên thành người giàu có.

Như chúng ta đã biết, sau "chiến tranh chống Mỹ" (hay "nội chiến VN", tùy theo bạn thuộc phe nào), người dân VN đã thành công trong việc lựa chọn đường lối xã hội cộng sản làm tương lai. Điều đó nghĩa là gì? Cũng giống như xã hội tư bản hiện đại, họ muốn giáo dục để cho có nhiều tư sản mới (tức là số người giàu có tăng lên càng nhiều càng tốt), thì ở xã hội "quá độ lên CNXH", họ cũng muốn tăng thêm tầng lớp công nhân và người lao động. Phương pháp tốt nhất để tăng cường tầng lớp công nhân/lao động đó chính là giáo dục làm sao để càng nhiều người gia nhập vào tầng lớp đó càng tốt.

Những "tệ nạn" và "khiếm khuyết" mà người ta hay đề cập ở nền giáo dục VN, thực ra là do cái nhìn thiển cận, chưa nắm rõ mục tiêu lâu dài của đất nước mà thôi. Nói cho chính xác, một "khiếm khuyết" chỉ có thể thật sự là khiếm khuyết khi nó ngăn cản việc tăng thêm số lượng công nhân và người lao động trong xã hội. Các bạn hay đặt lại câu hỏi: Những cái mà báo chí xuyên tạc thành "khiếm khuyết" đó có ngăn cản việc tăng thêm số lượng người lao động trong xã hội hay không? Hay nó thật sự thúc đẩy?

Các bạn xin đừng nghĩ tôi "phản động". Tôi chỉ muốn nhìn vấn đề rộng hơn mà thôi.

Tất nhiên, không ai ngăn cấm một người học theo một phương pháp khác để trở thành tư sản trong xã hội cộng sản, cũng như không ai cấm một người trong xã hội tư bản hiện đại chọn trở thành người công nhân hay lao động chân tay. Nhưng, trước khi khuyên bảo chính quyền VN hay đề xuất chính sách hay đề nghị giáo viên thay đổi, hãy đặt câu hỏi: ĐỀ XUẤT ĐÓ CÓ PHÙ HỢP VỚI MỤC TIÊU CỦA ĐẤT NƯỚC KHÔNG?

tui thấy cái tệ nhất là nói một đằng làm một nẻo với cả nói đạo lý xa rời thực tế:v thiếu trung thực từ tứ tung mọi phía :v nhiều ông thầy bà thầy tốt nghiệp xong là đi dạy ngay mà chả có tí kiến thức cuộc sống nào cả thế nhưng lại bắt bẻ chỉ dẫn cho người khác:v rồi còn thành tích dã man nữa chứ định không bốc phốt mà thôi đang nói sướng miệng thì nói luôn cho hết :v tui có đứa em lớp 9 rồi mà đọc vẫn ù ù cạc cạc còn viết thì luôn luôn lải nhải:em không biết viết gì hết đây này :v thế mà cu cậu vẫn tằng tằng lên lớp để cho người ta nhồi nhét mấy cái cao siêu chẳng bao giờ đụng đến lần thứ hai trong đời đây này nực cười:V

Sự thật là học sinh cấp học phổ thông đang nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Nếu như mạnh dạn phân luồn từ cấp II-cấp III để giảm tải lại những kiến thức kém ứng dụng. Mấy hàm logarit, véc tơ,...nếu như không lên đại học thì ứng dụng thực tiễn của nó ở ngoài là gì?

Mình thấy giáo dục đang pt, tuy vậy, còn nhiều mặt hạn chế!

riêng môn sử thì dạy lan man k vào chủ đề chính mấy. sử vn dạy có chút xíu còn đâu dạy sử ngoài. mỗi thứ 1 ít mà k tóm về mảng chính nhiều

ko có nhiều tính ứng dụng cao , học nhồi nhét mười mấy môn xong ra trường đi làm lương bèo bọt , mà k học giỏi thì sẽ bị phân biệt , khinh thường , giáo viên cũng k thiện cảm , hc hơn tý thì hễ xuống 1 bài thôi auto giáo viên quở trách cho k ngóc đầu lên đc
Tóm lại là học cần tính thực tế chứ cứ đâm đầu học tất cả là hết 
Tất cả các môn học đều có ích nhưng ko phải vs đối tượng nào cng là cần thiết !!!