Mình tự hỏi mình chưa thật sự biết mình thích học gì làm gì và vì thế nên hiện tại mình chưa có suy nghĩ cho kế hoạch tương lai .Sắp hết 12 nhưng cảm thấy mơ hồ quá mn ạ?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Chào bạn, bạn tham khảo khóa học miễn phí này nhé:

Sự băn khoăn của bạn là tình trạng tương đối phổ biến của các bạn học sinh cấp 3 hiện nay. Theo mình nhận thấy, hầu hết các bạn rơi vào trạng thái mông lung này bởi 3 nguyên nhân chính:

1. Thiếu thông tin chất lượng: Dù sống trong thời đại bùng nổ thông tin nhưng các bạn trẻ ngày nay khó tìm kiếm được thông tin chất lượng. Do mạng Internet có rất nhiều thứ, nhưng những tin thực sự chất lượng khó tìm kiếm vì bị các tin rác, tin quảng cáo, tin định hướng nhấn chìm (đừng vội kết luận những thứ nhiều view là nhứng thứ giá trị). Ngoài ra các bạn cũng chưa được trang bị/chưa chủ động trong việc bồi dưỡng nhận thức nền tảng để sàng lọc các dạng thông tin. 

2. Thiếu trải nghiệm thực tế: Việc xem phim, nghe người khác kể chuyện, đọc tự truyện của người thành công, làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp, đi ngày hội hướng nghiệp v.v. dù bổ ích cũng chỉ mang tính tham khảo. Trong cuộc sống có những việc phải thực hành thì mới biết là phù hợp với bản thân hay không? đặc biệt là trong công việc. Dĩ nhiên bị rơi vào tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của các bạn trẻ. Vì đôi khi gia đình bao bọc quá mức, quan niệm chỉ cần học giỏi, thi đỗ, có nhiều huy chương, chứng nhận là đã đủ toàn diện rồi. Nên việc học của con cái thì cha mẹ rất sát sao nhưng việc học xong làm gì lại thường qua loa, đại khái (vẫn còn rơi rớt tâm lý "xin" việc, nhờ người nhà, người quen tìm chỗ "ngon" để nhét con vào, chấp nhận mất tiền). Các bạn học sinh tập trung học hành cũng bận rộn mà quên mất sự thực cơ bản là học để nuôi thân và ngày ấy chắc chắn sẽ đến, cha mẹ không thể nuôi mãi được. Mặc dù vậy, mình cũng từng nghe kể về một cá nhân học lên Tiến sĩ rồi gia đình vẫn nuôi. Mình không chê trách gì vì dù sao thực hư cũng chưa rõ ràng, nhưng trường hợp bậc dưới Tiến sĩ vẫn có gia đình nuôi thì chắc cũng không phải hư cấu. Mình cảm thấy những ca như vậy rất đáng thương vì họ không thể lớn được do cuộc đời họ sẽ luôn phải "đi nhẹ, nói khẽ, cười tươi" trước những Đấng chu cấp.

3. Thiếu kỹ năng lựa chọn và ra quyết định: Đây là hệ quả của lối sống thụ động, theo sự sắp đặt của gia đình hoặc theo sự dẫn dắt của đám đông, các app "tiện ích" (tiện thì có tiện nhưng ích hay không thì cần tỉnh táo xem xét). Mình quan sát thấy hầu hết các bạn trẻ ngày nay có suy nghĩ, quan niệm, phong cách khá giống nhau và thường là giống như những gì các bạn xem, đọc được ở trên Internet. Mặc dù tôn trọng sự khác biệt về thời đại, mình cho rằng đồng phục trên người không đáng sợ bằng đồng phục trong tư duy. Nếu ra trường các bạn không mặc đồng phục trên người nữa nhưng tư duy vẫn theo kiểu đồng phục thì không ổn. Bi kịch thường nằm ở chỗ chúng ta có quá nhiều lựa chọn nhưng lại không thể độc lập ra quyết định. 

Sau 12 năm đèn sách mà vẫn mơ hồ về tương lai là điều đáng buồn. Nhưng mình tin đây là tâm sự rất thực không chỉ của riêng bạn. Dù sao cũng chúc mừng bạn vì đã tỉnh giấc sau một giấc mơ dài. Mình mong rằng trong tương lai, bản thân các bạn học sinh, gia đình, thầy cô và xã hội sẽ góp sức để chủ động giải quyết nan đề này. 

Mình cho rằng cộng đồng cần những con người có thực chất, không ham hố biết quá nhiều những kiến thức cao siêu về đa vũ trụ, nghệ thuật lãnh đạo, thú chơi siêu xe hay tập đoàn tỷ đô. Nhưng họ biết bản thân nên làm công việc chính đáng nào để nuôi sống chính mình và đóng góp khả năng cho sự phát triển chung của đất nước.
Hãy mạnh dạn đi tìm câu trả lời, thay vì ngồi đợi câu trả lời đến với mình, bạn nhé.
Trả lời

Chào bạn, bạn tham khảo khóa học miễn phí này nhé:

Sự băn khoăn của bạn là tình trạng tương đối phổ biến của các bạn học sinh cấp 3 hiện nay. Theo mình nhận thấy, hầu hết các bạn rơi vào trạng thái mông lung này bởi 3 nguyên nhân chính:

1. Thiếu thông tin chất lượng: Dù sống trong thời đại bùng nổ thông tin nhưng các bạn trẻ ngày nay khó tìm kiếm được thông tin chất lượng. Do mạng Internet có rất nhiều thứ, nhưng những tin thực sự chất lượng khó tìm kiếm vì bị các tin rác, tin quảng cáo, tin định hướng nhấn chìm (đừng vội kết luận những thứ nhiều view là nhứng thứ giá trị). Ngoài ra các bạn cũng chưa được trang bị/chưa chủ động trong việc bồi dưỡng nhận thức nền tảng để sàng lọc các dạng thông tin. 

2. Thiếu trải nghiệm thực tế: Việc xem phim, nghe người khác kể chuyện, đọc tự truyện của người thành công, làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp, đi ngày hội hướng nghiệp v.v. dù bổ ích cũng chỉ mang tính tham khảo. Trong cuộc sống có những việc phải thực hành thì mới biết là phù hợp với bản thân hay không? đặc biệt là trong công việc. Dĩ nhiên bị rơi vào tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của các bạn trẻ. Vì đôi khi gia đình bao bọc quá mức, quan niệm chỉ cần học giỏi, thi đỗ, có nhiều huy chương, chứng nhận là đã đủ toàn diện rồi. Nên việc học của con cái thì cha mẹ rất sát sao nhưng việc học xong làm gì lại thường qua loa, đại khái (vẫn còn rơi rớt tâm lý "xin" việc, nhờ người nhà, người quen tìm chỗ "ngon" để nhét con vào, chấp nhận mất tiền). Các bạn học sinh tập trung học hành cũng bận rộn mà quên mất sự thực cơ bản là học để nuôi thân và ngày ấy chắc chắn sẽ đến, cha mẹ không thể nuôi mãi được. Mặc dù vậy, mình cũng từng nghe kể về một cá nhân học lên Tiến sĩ rồi gia đình vẫn nuôi. Mình không chê trách gì vì dù sao thực hư cũng chưa rõ ràng, nhưng trường hợp bậc dưới Tiến sĩ vẫn có gia đình nuôi thì chắc cũng không phải hư cấu. Mình cảm thấy những ca như vậy rất đáng thương vì họ không thể lớn được do cuộc đời họ sẽ luôn phải "đi nhẹ, nói khẽ, cười tươi" trước những Đấng chu cấp.

3. Thiếu kỹ năng lựa chọn và ra quyết định: Đây là hệ quả của lối sống thụ động, theo sự sắp đặt của gia đình hoặc theo sự dẫn dắt của đám đông, các app "tiện ích" (tiện thì có tiện nhưng ích hay không thì cần tỉnh táo xem xét). Mình quan sát thấy hầu hết các bạn trẻ ngày nay có suy nghĩ, quan niệm, phong cách khá giống nhau và thường là giống như những gì các bạn xem, đọc được ở trên Internet. Mặc dù tôn trọng sự khác biệt về thời đại, mình cho rằng đồng phục trên người không đáng sợ bằng đồng phục trong tư duy. Nếu ra trường các bạn không mặc đồng phục trên người nữa nhưng tư duy vẫn theo kiểu đồng phục thì không ổn. Bi kịch thường nằm ở chỗ chúng ta có quá nhiều lựa chọn nhưng lại không thể độc lập ra quyết định. 

Sau 12 năm đèn sách mà vẫn mơ hồ về tương lai là điều đáng buồn. Nhưng mình tin đây là tâm sự rất thực không chỉ của riêng bạn. Dù sao cũng chúc mừng bạn vì đã tỉnh giấc sau một giấc mơ dài. Mình mong rằng trong tương lai, bản thân các bạn học sinh, gia đình, thầy cô và xã hội sẽ góp sức để chủ động giải quyết nan đề này. 

Mình cho rằng cộng đồng cần những con người có thực chất, không ham hố biết quá nhiều những kiến thức cao siêu về đa vũ trụ, nghệ thuật lãnh đạo, thú chơi siêu xe hay tập đoàn tỷ đô. Nhưng họ biết bản thân nên làm công việc chính đáng nào để nuôi sống chính mình và đóng góp khả năng cho sự phát triển chung của đất nước.
Hãy mạnh dạn đi tìm câu trả lời, thay vì ngồi đợi câu trả lời đến với mình, bạn nhé.
Bạn thử đọc mấy cuốn sách hướng nghiệp xem sao.