Mình thích cắm hoa mà ko biết những nguyên tắc cơ bản cần lưu ý là gì?
Làm thế nào để cắm hoa/ bó hoa đơn giản mặc đẹp, với một người vụng về như mình.
Có nguyên tắc nào cần lưu ý, bí kíp nào có thể chia sẻ Ko?
nghệ thuật
Câu hỏi được gộp với Làm sao để cắm hoa đẹp?
Mình ko phải chị em nhé :D. Mình cũng ít cắm hoa trang trí mà thường cắm hoa cúng (cháu nội đích tôn nó khổ vậy đấy). Nhưng cũng cần cắm cho đẹp.
Tiêu chí để cắm hoa đẹp mình hay dùng là hoa nào rực rỡ nhất thì làm trung tâm, hoa cần có chính (hoa rực rỡ nhất) và phụ. Hoa phụ làm nền ko đc che hoa chính, ko quá chen chúc nhưng cũng ko tản mạn.
Trước thấp, sau cao, thấp có thể xuống dưới miệng bình nhưng ko nên quá cao (ngoại trừ các loại hoa cao như lay-ơn).
Phần đế cần nhìn vững chắc nên phần thấp hoa dày đặc hơn phần cao, nếu hoa cao nhiều thì phần thấp cần thêm hoa lá nhỏ
Phần trên cao, hoa ko nên cùng 1 tầng (các bông hoa nằm cao như nhau), nên mỗi cành hoa cần cắt dài ngắn khác nhau. Nếu dài như nhau (thường 1 bó kiểu tầm xuân hay lay-ơn) thì nên xòe ra.
Đó là hoa bó, còn hoa cây, đơn chiếc thì ngoài hoa cần thêm 1 cái lá hay 1 nhánh lá để bông hoa vẫn đc tô bật nhưng ko quá trống trải. Nhất là hoa màu đỏ chen với màu xanh lục rất nổi (nó là cặp màu bổ túc mà :D)
Nguyễn Quang Vinh
Mình ko phải chị em nhé :D. Mình cũng ít cắm hoa trang trí mà thường cắm hoa cúng (cháu nội đích tôn nó khổ vậy đấy). Nhưng cũng cần cắm cho đẹp.
Tiêu chí để cắm hoa đẹp mình hay dùng là hoa nào rực rỡ nhất thì làm trung tâm, hoa cần có chính (hoa rực rỡ nhất) và phụ. Hoa phụ làm nền ko đc che hoa chính, ko quá chen chúc nhưng cũng ko tản mạn.
Trước thấp, sau cao, thấp có thể xuống dưới miệng bình nhưng ko nên quá cao (ngoại trừ các loại hoa cao như lay-ơn).
Phần đế cần nhìn vững chắc nên phần thấp hoa dày đặc hơn phần cao, nếu hoa cao nhiều thì phần thấp cần thêm hoa lá nhỏ
Phần trên cao, hoa ko nên cùng 1 tầng (các bông hoa nằm cao như nhau), nên mỗi cành hoa cần cắt dài ngắn khác nhau. Nếu dài như nhau (thường 1 bó kiểu tầm xuân hay lay-ơn) thì nên xòe ra.
Đó là hoa bó, còn hoa cây, đơn chiếc thì ngoài hoa cần thêm 1 cái lá hay 1 nhánh lá để bông hoa vẫn đc tô bật nhưng ko quá trống trải. Nhất là hoa màu đỏ chen với màu xanh lục rất nổi (nó là cặp màu bổ túc mà :D)
Alice Liên Nguyễn
Trước khi cắm hoa, hiểu về 5 yếu tố nghệ thuật này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng hơn về bình hoa muốn cắm, từ đó tạo nên một tác phẩm nghệ thuật.
1. Line: Những tuyến đường tạo nên bố cục khi cắm hoa nghệ thuật
Trong bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần một điểm nhấn. Âm nhạc có cao trào. Tranh thì có tâm điểm. Đối với cắm hoa nghệ thuật, điểm nhấn được xác minh qua yếu tố Line.
Line, dịch ra nghĩa đen, có nghĩa là đường thẳng. Về mặt căn bản nhất, đây là những đường thẳng đứng, ngang hoặc xéo, được tạo ra bởi thân hoa, cuống hoa, hay hình dáng của bình cắm. Trong nghệ thuật cắm hoa, chúng được gọi là đường tĩnh.
Ngoài ra còn một loại Line nữa, là những đường động. Có thể là lá rủ, cành dương xỉ cong vòm, những nhành hoa lan vũ nữ zig zag… Chúng bổ trợ cho đường tĩnh, tạo vẻ sinh động cho bình hoa.
Line chính là yếu tố trục nên bố cục chính của một bình hoa nghệ thuật. Các trường phái cắm hoa Tây Âu ưa chuộng kiểu cắm hoa cân bằng. Trong khi đó, bố cục cắm hoa Á Đông lại thiên về bất đối xứng.
Bố cục cắm hoa có thể dựa vào bình cắm (bình cổ cao, bình tròn nhỏ hay bình chữ nhật dài). Cũng có thể dựa vào loài hoa trong mùa. Hoặc nó sẽ phụ thuộc vào chỗ đặt bình hoa (ở trong góc tủ hay trên bàn tiệc dài).
2. Form: Hình thái của bình hoa hay bó hoa
Hình thái của một bình hoa phụ thuộc chính vào loại hoa, cây lá bạn chọn để cắm, cũng như số lượng tổng thể.
Ví dụ, trường phái Baroque của Pháp (thời 1661-1715) ưu tiên những bó hoa cỡ đại, ít lá, phom sạch sẽ và gọn gàng. Còn trường phái Rococo (thời 1715-1774), dưới sự ảnh hưởng của Marie Antoinette, lại vô cùng rườm rà, sử dụng nhiều cành lá và hoa đồng nội nhỏ chi chít. Trong khi đó, các kiểu cắm hoa của châu Á lại chú trọng sự thanh nhã, giản đơn. Sử dụng ít hoa nhất, để tạo những bố cục đề cao sự tĩnh tâm.
3. Colour: Chọn màu sắc tâm lý
Yếu tố màu sắc được sử dụng để ảnh hưởng đến tâm trạng mà bình hoa muốn gửi gắm. Gam màu ấm như đỏ, vàng, cam mang lại sự tươi vui rạng rỡ. Những màu lạnh như tím, trắng xanh thì tạo vẻ êm đềm, an yên. Khi cắm hoa, hãy chọn màu sắc của hoa không chỉ vì đơn thuần là thích gam màu ấy, mà còn vì cảm giác bạn muốn mang lại cho không gian sống của mình.
4. Texture: Kết cấu
Cánh hoa hồng mượt như nhung. Lá dương xỉ xù xì. Hoa cúc đại đóa nghìn cánh nhấp nhô. Cánh hoa thủy tiên trong suốt dưới ánh nắng. Tất cả những hình ảnh này đều nói lên kết cấu bề mặt.
Kết cấu của một bình hoa có thể hướng tác phẩm của bạn về một trường phái. Ví dụ, những trường phái cắm hoa hiện đại ưu tiên kết cấu sạch, mượt. Những loài hoa có cánh lớn, bề mặt trơn mịn như tulip hay hoa calla là lựa chọn yêu thích của trường phái hiện đại. Trong khi đó, trường phái lãng mạn cổ điển lại thích những bông hoa nhiều tầng nhiều lớp, tạo chiều sâu cho bình hoa. Ví dụ như cẩm chướng, hoa baby, cẩm tú cầu.
5. Space: Không gian
Không gian là một yếu tố chung trong mỹ thuật, kiến trúc, thiết kế. Có hai thể loại không gian trong nghệ thuật: Không gian dương (positive space) và không gian âm (negative space).
Đối với cắm hoa nghệ thuật, positive space là không gian được những bông hoa, phiến lá lấp đầy. Còn negative space là khoảng không được chừa lại ở giữa.
Để tâm đến không gian âm sẽ giúp bạn tạo ra điểm nhấn cho bình hoa của mình. Nó là một yếu tố bổ trợ cho những đường thẳng trong bố cục của bình hoa.