Mình nghĩ cách xưng hô trong gia đình họ hàng ở VN nó đã lỗi thời và quá bảo thủ cứng nhắc và nên bỏ(ít ra là với ngang hàng ace với nhau).?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

xưng hô

,

văn hóa xưng hô

,

văn hóa

Tôi cũng nghĩ cần phải đổi mới, bỏ qua những cái cổ hủ. Cái gì tốt thì vẫn giữ. Ví dụ từ đời thứ 3 trở đi thì ai sinh trước làm anh chứ làm gì có chuyện hai đứa bằng tuổi nhau lại xưng hô chú cháu rất buồn cười.

Trả lời

Tôi cũng nghĩ cần phải đổi mới, bỏ qua những cái cổ hủ. Cái gì tốt thì vẫn giữ. Ví dụ từ đời thứ 3 trở đi thì ai sinh trước làm anh chứ làm gì có chuyện hai đứa bằng tuổi nhau lại xưng hô chú cháu rất buồn cười.

Nói rõ hơn đi bạn.

Mình thì cũng chia sẻ một khía cạnh như này. Ở gia đình mình, anh chị em ngang hàng nhau thì ai lớn tuổi hơn thì làm anh chị. Người nhỏ tuổi hơn phải lễ phép. Mặc dù cũng có số ít người vẫn cứ gọi mình bằng anh (dù họ lớn tuổi hơn) nhưng mình vẫn "vâng - dạ" với họ. 

Với hàng cha chú với nhau thì họ dùng cách gọi thay con để không bị quá khó coi khi người nhỏ gọi người lớn bằng em. Đổi lại, người lớn tuổi hơn nhưng vai em, thì họ cũng vậy, họ chọn cách gọi thay con của họ, đôi khi họ cũng gọi đúng là "anh-chị", nhưng người đó cũng lễ phép "dạ-vâng" lại. 

Nhưng bạn biết điều gì là bất tiện không? Con cái bạn sẽ không biết đâu là chú đâu là bác. 

Theo mình, gọi nhau là anh chị dù tuổi không phù hợp cũng không hẳn là lỗi thời. Miễn sao tôn trọng nhau, đừng nghĩ mình vai trên mà coi khinh người vai dưới. Ngược lại, người lớn tuổi cũng tôn trọng người nhỏ vậy.

Đúng vậy , quá rườm rà và mệt mỏi khi tìm hiểu " vai vế " của một ai đó với mình ! Gia đinh đông như quân nguyên thì thua luôn .