Mình nên lm j đây ?
Mình là một cậu bé 13t, khá là đam mê thể thao,thành tích học tập khá tốt nhưng mình có 1 cái tật là lười biếng,vô tích sự,1 lần trong lúc tan buổi tập thể thao mình dc mẹ ra đón nhưng mẹ đã hỏi :sao mấy bn ở lại tập mà sao ko ở lại đi mà đi về .Mình nói là mình cảm thấy mệt r và muốn về nhà nhưng mẹ cứ khăng khăng rằng là mình về nhà để gấp chs game,mình đã cố nói lại nhưng mẹ ngày càng tức hơn,mẹ nói: mùa hè có nhiều thời gian rảnh sao ko tập,nếu ngày đi học thì mẹ sẽ cho con về sớm vì còn bài tập.lúc đó mình cho mình đúng vẫn ngoan cố cãi lại là: để khi nào thi giải thì con tập thêm.Mình rất buồn mẹ đã cấm hết mọi phương tiện giải trí của mình,mẹ còn gọi là thứ "vô dụng của xã hội",ba mình đã hùa theo mẹ ( mặc dù trc đó ông bảo: con chs thể thao vì sức khỏe nên con ko cần tập thêm lm j !),cả hai ng đều rất thất vọng về mình,mình chỉ nằm trong phòng và khóc thôi.Mình nên lm j bây giờ?
tâm lý học
Chào em, trong lúc em nỗ lực làm con thì cũng đừng quên cha mẹ cũng đang nỗ lực làm cha mẹ.
Vì nỗ lực làm cha mẹ tốt nên đôi lúc cha mẹ quên mất sự đồng cảm, thấu hiểu và yêu thương rất quan trọng với con. Cha mẹ chỉ nhìn thấy những mục tiêu, thành tựu mà sở hữu chúng thì tương lai con sẽ tốt hơn- và cái tiêu chuẩn ấy sẽ được suy ra từ sự nghiệp của cha mẹ, từ cuộc ganh đua vô tận của cuộc đời, thậm chí là từ những bức ảnh khoe khoang vô hồn trên các mạng xã hội.
Em có thể làm gì? có lẽ em có thể tha thứ cho cha mẹ và quan trọng nhất là tha thứ cho em. Chúng ta đều cần thời gian để học cách trưởng thành, học cách bày tỏ và bảo vệ những điều chúng ta cảm thấy là phù hợp với bản thân mình. Trở thành siêu sao thể thao hoặc trở thành một thứ gì đó hữu dụng với xã hội không phải lúc nào cũng mang lại niềm hạnh phúc, em ạ.
Chúc em bình ổn và anh sẽ không phiền nếu em gửi cha mẹ xem câu hỏi này, kèm theo những lời giải đáp mà mọi người gửi đến em.
Nguyenphuhoang Nam
Chào em, trong lúc em nỗ lực làm con thì cũng đừng quên cha mẹ cũng đang nỗ lực làm cha mẹ.
Vì nỗ lực làm cha mẹ tốt nên đôi lúc cha mẹ quên mất sự đồng cảm, thấu hiểu và yêu thương rất quan trọng với con. Cha mẹ chỉ nhìn thấy những mục tiêu, thành tựu mà sở hữu chúng thì tương lai con sẽ tốt hơn- và cái tiêu chuẩn ấy sẽ được suy ra từ sự nghiệp của cha mẹ, từ cuộc ganh đua vô tận của cuộc đời, thậm chí là từ những bức ảnh khoe khoang vô hồn trên các mạng xã hội.
Em có thể làm gì? có lẽ em có thể tha thứ cho cha mẹ và quan trọng nhất là tha thứ cho em. Chúng ta đều cần thời gian để học cách trưởng thành, học cách bày tỏ và bảo vệ những điều chúng ta cảm thấy là phù hợp với bản thân mình. Trở thành siêu sao thể thao hoặc trở thành một thứ gì đó hữu dụng với xã hội không phải lúc nào cũng mang lại niềm hạnh phúc, em ạ.
Chúc em bình ổn và anh sẽ không phiền nếu em gửi cha mẹ xem câu hỏi này, kèm theo những lời giải đáp mà mọi người gửi đến em.
Như Ý
hhmm
chào em, chị cũng từng có một khoảng thời gian giống em, cảm thấy rằng ba mẹ chẳng hiểu mình, rồi đâm ra nhiều suy nghĩ tiêu cực, luôn hậm hực ấm ức trong lòng
và cách chị làm trong TH này là dành 1 khoảng thời gian 1 mình, không khóc than nữa, suy nghĩ lại những việc đang diễn ra
nếu ở TH của em thì có vẻ ba mẹ khá kì vọng ở em, em có nói em đam mê thể thao, cũng khá giỏi trong bộ môn này, chị nghĩ có lẽ ba mẹ nhìn ra khả năng của em, họ tin em có thể đạt được một thành tích đáng kể nên mới có thái độ hơi khó chịu khi em lơ là
đừng trách ba mẹ em nhá! họ cũng chỉ muốn tốt cho em thôi, sau này em sẽ có cơ hội nhận ra
quay lại câu hỏi của em là nên làm gì: theo chị thì em thử nghe lời mẹ một hôm, luyện tập thật chăm chỉ cho mẹ thấy, đợi mẹ có thái độ tốt rồi mình mở lời nói ra suy nghĩ của mình, có thể xin mẹ cho mình được giải trí sau khi về nhà, nhớ đừng cãi lại mẹ, mẹ cũng như chúng ta không thích những lời nói khó chịu đâu
đây là suy nghĩ và cách nhìn của chị trong TH của em, em có thể tham khảo.
Aci Home
Chào cháu. Thời của chú cũng không có game với nhiều thứ giải trí như bây giờ nhưng lại cảm thấy rất vui vì mỗi ngày đều có bạn bè chơi cùng. Chủ cảm thấy thương cho thế hệ bọn cháu bây giờ. Sự kết nối giữa người và người lại thông qua những con người ảo ở trên mạng, mặc dù cho ta sự thích thú nhưng lại khiến trẻ dần bị lệ thuộc. Những trò vận động như nhảy cò, đánh khăng, ném lon, đánh đáo,... giờ có mấy đứa trẻ biết tới.