Mình muốn viết chuyện tiểu thuyết, nhưng muốn nó bớt mơ hồ, bạn có gợi ý gì không?
viết truyện
,cốt truyện
,tiểu thuyết
,sáng tác
,kỹ năng mềm
Hé lô bạn.
Khi mình khuyên về viết truyện, mình luôn viết làm sao cho nó "mơ hồ" một tí vì sáng tác là một thứ rất mơ hồ. Nhưng mình sẽ cho bạn một gợi ý.
Hành trình Anh hùng (Hero's Journey)
HTAH là một thể loại cấu trúc thông dụng trong nhiều tác phẩm lớn và cũng là dạng chi tiết nhất mà mình có thể nghĩ tới.
HTAH được thành lập sau khi giáo sư Joseph Campbell nghiên cứu tới 200 mẫu chuyện khác nhau từ nhiều nên văn hoá và thời điểm lịch sử. HTAH gồm 12 bước để tạo ra câu chuyện lớn.
--------------------------------------------------------------------------------
1) Hiện trạng: Nơi khởi đầu, chuyến đi chưa bắt đầu. Nơi đây, khán giả được thấy hoàn cảnh của nhân vật / thế giới câu chuyện. Nhân vật quan tâm đang sống như thế nào? Hạnh phúc, đau khổ, giàu có, nghèo đói, cô đơn, vứt vả, mệt mỏi, bất công, v.v. Nhân vật bạn là người như thế nào? Chịu khó, lười biếng, thân thiện, kì thị, v.v. Quan trọng nhất, đây là nơi ta giới thiệu vấn đề của câu chuyện.
2) Tiếng gọi: Cuộc đời không thể lúc nào cũng tĩnh lặng, đứng im được. Bão sẽ tới, một cái gì đó làm lây chuyển cuộc sống ban đầu. Tình yêu sét đánh? Người thân mất tích? Bão lũ phá nhà?
3) Từ chối: Nhân vật bạn vẫn không tin được, hoặc nói đúng hơn là từ chối sự thật vì nó quá sốc. Không muốn thừa nhận, nhân vật bạn cố chấp. Nhưng đến một lúc nào đó, nhân vật bạn phải chấp nhận rằng nó đã xảy ra.
4) Người thầy: Trên con đường hành trình đầy gian nan của mình, nhân vật thường sẽ có một hướng dẫn viên tới để giúp nhân vật phát triển, có thể là bảo vệ nhân vật trong thời gian dễ bị tổn thương này. (Thời nay cái này sẽ ít có hơn vì người ta muốn có nhân vật "tự thân vượt bão" nhiều hơn.)
5) Qua cầu: Đây chính là lúc cuộc hành trình thật sự bắt đầu. Nhân vật buộc phải đối mặt với một thế giới khác với hiện trạng.
6) Trải nghiệm: Ở thế giới mới này, nhân vật gặp nhiều thách thức, gian nan, khó khăn nhưng vẫn phải vượt qua. Nhưng cùng với đó chính là những người bạn mới và sự trưởng thành. Ở đây ta cũng sẽ bắt gặp nhiều vấn đề mới hơn, có thể là từ vai phản diện.
7) Cao trào: Nhân vật đối mặt với thử thách lớn nhất, nhân vật chuẩn bị những kiến thức trước xuyên suốt phần trải nghiệm. Khi đối mặt, nhân vật thất bại, có thể là vì chưa đủ kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, v.v.
8) Khủng hoảng: Nhân vật đối mặt với hậu quả của sự thất bại, có thể là chết.
9) Trỗi dậy: Vì lý do gì đó, nhân vật lấy lại được sức sống. Quay lại với thử thách, nhân vật ngộ ra một thứ gì đó quan trọng. Với kiến thức mới, nhân vật đánh bại được thế lực phản diện.
10) Phần thưởng: Khi chiến thắng, nhân vật đạt được một cái gì đó, một vật thể, danh vọng, hay một bài học nhớ đời.
11) Quay về: Nhân vật đi về hoặc đi đến cuộc sống mới, có thể bình yên hơn, với phần thưởng. Nhân vật sử dụng nó để thay đổi cuộc đời ban đầu.
12) Kết thúc: Câu chuyện có thể tiếp diễn hoặc không. Nhân vật có thể còn sống hoặc không, nhưng đến cuối câu chuyện, nhân vật đã thay đổi mình hoặc thế giới xung quanh, mọi thứ sẽ không còn như cũ với nhân vật hoặc thế giới xung quanh.
--------------------------------------------------------------------------------
Mỗi câu chuyện sẽ khác nhau, có vài câu chuyện sẽ không có đủ tất cả các bước, đặc biệt là bước người thầy.
Nhưng nếu bạn nhìn kỹ thì gần như các tác phẩm nổi tiếng từ phim đến sách truyện đều có cấu trúc này, toàn bộ hoặc gần hết.
Không chỉ khi xây dựng cốt truyện không, mà kể cả khi bạn đọc sách tiểu thuyết hoặc coi phim, hãy để ý các tác giả viết truyện.
Mình mong câu trả lời nay giúp ích.
SaPama
Hé lô bạn.
Khi mình khuyên về viết truyện, mình luôn viết làm sao cho nó "mơ hồ" một tí vì sáng tác là một thứ rất mơ hồ. Nhưng mình sẽ cho bạn một gợi ý.
Hành trình Anh hùng (Hero's Journey)
HTAH là một thể loại cấu trúc thông dụng trong nhiều tác phẩm lớn và cũng là dạng chi tiết nhất mà mình có thể nghĩ tới.
HTAH được thành lập sau khi giáo sư Joseph Campbell nghiên cứu tới 200 mẫu chuyện khác nhau từ nhiều nên văn hoá và thời điểm lịch sử. HTAH gồm 12 bước để tạo ra câu chuyện lớn.
--------------------------------------------------------------------------------
1) Hiện trạng: Nơi khởi đầu, chuyến đi chưa bắt đầu. Nơi đây, khán giả được thấy hoàn cảnh của nhân vật / thế giới câu chuyện. Nhân vật quan tâm đang sống như thế nào? Hạnh phúc, đau khổ, giàu có, nghèo đói, cô đơn, vứt vả, mệt mỏi, bất công, v.v. Nhân vật bạn là người như thế nào? Chịu khó, lười biếng, thân thiện, kì thị, v.v. Quan trọng nhất, đây là nơi ta giới thiệu vấn đề của câu chuyện.
2) Tiếng gọi: Cuộc đời không thể lúc nào cũng tĩnh lặng, đứng im được. Bão sẽ tới, một cái gì đó làm lây chuyển cuộc sống ban đầu. Tình yêu sét đánh? Người thân mất tích? Bão lũ phá nhà?
3) Từ chối: Nhân vật bạn vẫn không tin được, hoặc nói đúng hơn là từ chối sự thật vì nó quá sốc. Không muốn thừa nhận, nhân vật bạn cố chấp. Nhưng đến một lúc nào đó, nhân vật bạn phải chấp nhận rằng nó đã xảy ra.
4) Người thầy: Trên con đường hành trình đầy gian nan của mình, nhân vật thường sẽ có một hướng dẫn viên tới để giúp nhân vật phát triển, có thể là bảo vệ nhân vật trong thời gian dễ bị tổn thương này. (Thời nay cái này sẽ ít có hơn vì người ta muốn có nhân vật "tự thân vượt bão" nhiều hơn.)
5) Qua cầu: Đây chính là lúc cuộc hành trình thật sự bắt đầu. Nhân vật buộc phải đối mặt với một thế giới khác với hiện trạng.
6) Trải nghiệm: Ở thế giới mới này, nhân vật gặp nhiều thách thức, gian nan, khó khăn nhưng vẫn phải vượt qua. Nhưng cùng với đó chính là những người bạn mới và sự trưởng thành. Ở đây ta cũng sẽ bắt gặp nhiều vấn đề mới hơn, có thể là từ vai phản diện.
7) Cao trào: Nhân vật đối mặt với thử thách lớn nhất, nhân vật chuẩn bị những kiến thức trước xuyên suốt phần trải nghiệm. Khi đối mặt, nhân vật thất bại, có thể là vì chưa đủ kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, v.v.
8) Khủng hoảng: Nhân vật đối mặt với hậu quả của sự thất bại, có thể là chết.
9) Trỗi dậy: Vì lý do gì đó, nhân vật lấy lại được sức sống. Quay lại với thử thách, nhân vật ngộ ra một thứ gì đó quan trọng. Với kiến thức mới, nhân vật đánh bại được thế lực phản diện.
10) Phần thưởng: Khi chiến thắng, nhân vật đạt được một cái gì đó, một vật thể, danh vọng, hay một bài học nhớ đời.
11) Quay về: Nhân vật đi về hoặc đi đến cuộc sống mới, có thể bình yên hơn, với phần thưởng. Nhân vật sử dụng nó để thay đổi cuộc đời ban đầu.
12) Kết thúc: Câu chuyện có thể tiếp diễn hoặc không. Nhân vật có thể còn sống hoặc không, nhưng đến cuối câu chuyện, nhân vật đã thay đổi mình hoặc thế giới xung quanh, mọi thứ sẽ không còn như cũ với nhân vật hoặc thế giới xung quanh.
--------------------------------------------------------------------------------
Mỗi câu chuyện sẽ khác nhau, có vài câu chuyện sẽ không có đủ tất cả các bước, đặc biệt là bước người thầy.
Nhưng nếu bạn nhìn kỹ thì gần như các tác phẩm nổi tiếng từ phim đến sách truyện đều có cấu trúc này, toàn bộ hoặc gần hết.
Không chỉ khi xây dựng cốt truyện không, mà kể cả khi bạn đọc sách tiểu thuyết hoặc coi phim, hãy để ý các tác giả viết truyện.
Mình mong câu trả lời nay giúp ích.
Poli Sali
bạn có thể vào nick mình để xem kĩ năng viết truyện mình đã đăng qua 4 phần khác nhau nó sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng viết truyện của mình bạn nhé, vì nó khá dài nên phải chia ra nhiều phần