Mình lựa chọn việc làm Freelance ở nhà với đứa hướng nội như mình dần cảm thấy bị tách biệt xã hội vậy?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Cơ hội nghề nghiệp

Mình bắt đầu làm ở nhà cũng 3 tháng rồi, có tg làm ở cty nhưng stress quá nên chọn về nhà làm, 
Bạn bè mình thì đứa nào cũng đi làm, lâu lâu mới gặp nhau trò chuyện. Mình cũng ko hoạt động mạng xã hội, chỉ xem tin chứ chả bao giờ đăng bài, story. Mình dần cảm giác thu mình lại với xã hội, muốn ra ngoài nhưng lại ko có ai đi cùng. 
Mình cả ngày chỉ cặm cụi làm, học, cũng chả biết nói chuyện với ai, chắc kéo dàu thời gian nữa mình trầm cảm mất. 
Mình vốn nghĩ có nên làm partime thêm ở ngoài cũng được nhưng chỗ mình chỉ có bưng bê trà sữa thôi, lương bèo bọt lắm. 
Mình đang phân vân không biết phải tiếp tục hay chọn lựa như thế nào ạ 🥹 ?
Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

,

cơ hội nghề nghiệp

Chào bạn, mình cũng là freelancer và đã gắn bó với hình thức làm việc này được 4 năm (từ 2020). Mình dự định năm sau sẽ viết một bài tổng kết kinh nghiệm về hình thức làm việc này. Vì mình nghĩ rằng cần tối thiểu 5 năm để tích lũy đủ hiểu biết cơ bản trước khi chia sẻ kinh nghiệm về một công việc/hình thức làm việc nào đó.

Trước khi đi vào việc giải quyết vấn đề phát sinh từ hình thức làm việc freelance, bạn hãy thử tham khảo thêm các bài viết dưới đây để xem liệu bản thân có thể gắn bó lâu dài với hình thức làm việc freelance không nhé (mình cho rằng đó là gốc rễ):

Nếu đã tham khảo xong toàn bộ các bài viết phía trên và vẫn nhận thấy bản thân phù hợp với freelance, thì mình xin chia sẻ cùng bạn một số ý tưởng để tạo dựng/duy trì kết nối xã hội cho freelance:

  1. Đăng ký tham gia các khóa học phát triển bản thân, các buổi tọa đàm chia sẻ kiến thức (khuyến khích học theo hình thức trực tiếp): Đây là cơ hội để chúng ta học hỏi, nâng cấp chuyên môn và kết nối với những người bạn mới.
  2. Tham gia các câu lạc bộ sở thích: Chúng ta có thể tìm thấy những người bạn chung sở thích, chung chí hướng trong các hội nhóm này. Đây là cơ hội giải trí cũng như duy trì sinh hoạt tập thể để các kỹ năng xã hội của chúng ta không bị thoái hóa (ưu điểm là các câu lạc bộ, hội nhóm sở thích không bị quá ràng buộc nên rất hợp với freelancer)
  3. Tham gia các dự án, hoạt động tình nguyện: Chúng ta làm những công việc này để hoàn thành trách nhiệm xã hội (giống như các doanh nghiệp, nhưng thay vì đóng thuế, chúng ta góp thời gian để giải quyết các vấn đề cho xã hội), giao lưu kết bạn, khám phá thêm những tiềm năng của bản thân.
  4. Nếu chưa tìm thấy các gợi ý nêu trên thì bạn có thể tạo ra cộng đồng của riêng mình. Ngày nay việc khởi tạo ra các hội nhóm, cộng đồng không quá khó với sự trợ giúp của công nghệ. Hãy hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp để kết bạn, vì làm freelance không có nghĩa là không có bạn mà ngược lại sẽ có rất nhiều bạn vì chúng ta thường tham gia vào đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề.
  5. Dành thời gian cho bản thân: việc ở một mình không phải lúc nào cũng xấu. Chúng ta có thể đọc sách, chơi thể thao hoặc phát triển năng khiếu. Về cơ bản, khi lựa chọn trở thành freelancer là chúng ta đã thích cuộc sống độc lập, tự do rồi bạn ạ. Vậy nên mình mới cung cấp các bài viết phía trên để bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc. Nếu ngẫm lại rồi cảm thấy "thích một mình nhưng sợ cô đơn" thì nên tìm hiểu xem freelance có phải là lựa chọn thực sự phù hợp với bạn hay không, bạn nhé.

Chúc bạn sớm tìm ra điều bạn cần.

Trả lời

Chào bạn, mình cũng là freelancer và đã gắn bó với hình thức làm việc này được 4 năm (từ 2020). Mình dự định năm sau sẽ viết một bài tổng kết kinh nghiệm về hình thức làm việc này. Vì mình nghĩ rằng cần tối thiểu 5 năm để tích lũy đủ hiểu biết cơ bản trước khi chia sẻ kinh nghiệm về một công việc/hình thức làm việc nào đó.

Trước khi đi vào việc giải quyết vấn đề phát sinh từ hình thức làm việc freelance, bạn hãy thử tham khảo thêm các bài viết dưới đây để xem liệu bản thân có thể gắn bó lâu dài với hình thức làm việc freelance không nhé (mình cho rằng đó là gốc rễ):

Nếu đã tham khảo xong toàn bộ các bài viết phía trên và vẫn nhận thấy bản thân phù hợp với freelance, thì mình xin chia sẻ cùng bạn một số ý tưởng để tạo dựng/duy trì kết nối xã hội cho freelance:

  1. Đăng ký tham gia các khóa học phát triển bản thân, các buổi tọa đàm chia sẻ kiến thức (khuyến khích học theo hình thức trực tiếp): Đây là cơ hội để chúng ta học hỏi, nâng cấp chuyên môn và kết nối với những người bạn mới.
  2. Tham gia các câu lạc bộ sở thích: Chúng ta có thể tìm thấy những người bạn chung sở thích, chung chí hướng trong các hội nhóm này. Đây là cơ hội giải trí cũng như duy trì sinh hoạt tập thể để các kỹ năng xã hội của chúng ta không bị thoái hóa (ưu điểm là các câu lạc bộ, hội nhóm sở thích không bị quá ràng buộc nên rất hợp với freelancer)
  3. Tham gia các dự án, hoạt động tình nguyện: Chúng ta làm những công việc này để hoàn thành trách nhiệm xã hội (giống như các doanh nghiệp, nhưng thay vì đóng thuế, chúng ta góp thời gian để giải quyết các vấn đề cho xã hội), giao lưu kết bạn, khám phá thêm những tiềm năng của bản thân.
  4. Nếu chưa tìm thấy các gợi ý nêu trên thì bạn có thể tạo ra cộng đồng của riêng mình. Ngày nay việc khởi tạo ra các hội nhóm, cộng đồng không quá khó với sự trợ giúp của công nghệ. Hãy hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp để kết bạn, vì làm freelance không có nghĩa là không có bạn mà ngược lại sẽ có rất nhiều bạn vì chúng ta thường tham gia vào đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề.
  5. Dành thời gian cho bản thân: việc ở một mình không phải lúc nào cũng xấu. Chúng ta có thể đọc sách, chơi thể thao hoặc phát triển năng khiếu. Về cơ bản, khi lựa chọn trở thành freelancer là chúng ta đã thích cuộc sống độc lập, tự do rồi bạn ạ. Vậy nên mình mới cung cấp các bài viết phía trên để bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc. Nếu ngẫm lại rồi cảm thấy "thích một mình nhưng sợ cô đơn" thì nên tìm hiểu xem freelance có phải là lựa chọn thực sự phù hợp với bạn hay không, bạn nhé.

Chúc bạn sớm tìm ra điều bạn cần.