Mình khá là yên lặng nên bị bạn bè, người thân nói là tự kỉ. Vậy mình nên thay đổi cách sống thế nào cho tốt dù mình không thấy tự kỉ ở chỗ nào?

  1. Tâm lý học

  2. Xã hội

  3. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

tâm lý học

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Mình có một khoảng thời gian cũng im lặng như thế. Đi học không kết bạn với ai, ở nhà không tâm sự với mẹ, chỉ ăn ngủ rồi học thôi. Hồi đó cô giáo dạy mình còn lén hỏi ba mẹ mình là mình đi khám thử xem coi mình có bị tự kỉ không=))))))))) Hồi đó mình không hề bị, chỉ là mình luôn có cảm giác cô đơn không ai hiểu thôi=))

Lâu dần thì nó như một thói quen, không thích kết bạn, không thích nói nhiều, sống nội tâm khép kín. Từ bị động tách nhóm thành chủ động lựa chọn đến những nơi ít người, những hoạt động không cần nhóm,...

Nhưng nói thật càng như vậy thì càng cô đơn, càng tách biệt càng khiến mình không biết xử lí thế nào hơn mà thôi. Mình nghĩ như thế là ổn, là tốt nhưng thực sự nó không hề tốt cho mình. Con người là động vật theo bầy đàn mà, chúng ta sống phải có hội có tụ, nhỏ thôi, một hai người bạn cũng đủ rồi. Đừng tách mình ra khỏi đám đông xã hội.

Trả lời

Mình có một khoảng thời gian cũng im lặng như thế. Đi học không kết bạn với ai, ở nhà không tâm sự với mẹ, chỉ ăn ngủ rồi học thôi. Hồi đó cô giáo dạy mình còn lén hỏi ba mẹ mình là mình đi khám thử xem coi mình có bị tự kỉ không=))))))))) Hồi đó mình không hề bị, chỉ là mình luôn có cảm giác cô đơn không ai hiểu thôi=))

Lâu dần thì nó như một thói quen, không thích kết bạn, không thích nói nhiều, sống nội tâm khép kín. Từ bị động tách nhóm thành chủ động lựa chọn đến những nơi ít người, những hoạt động không cần nhóm,...

Nhưng nói thật càng như vậy thì càng cô đơn, càng tách biệt càng khiến mình không biết xử lí thế nào hơn mà thôi. Mình nghĩ như thế là ổn, là tốt nhưng thực sự nó không hề tốt cho mình. Con người là động vật theo bầy đàn mà, chúng ta sống phải có hội có tụ, nhỏ thôi, một hai người bạn cũng đủ rồi. Đừng tách mình ra khỏi đám đông xã hội.

Ở tình huống này, nguy cơ tự kỉ có thể không cao nhưng nguy cơ trầm cảm là có thật. Bạn có thể dành thời gian cho các hoạt động vui chơi, tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn nhé. Ngoài ra tham gia các CLB sở thích để tìm kiếm bạn bè đồng điệu cũng là ý tưởng đáng để tham khảo.

Khả năng giao tiếp và kết nối đặc biệt quan trọng khi bạn cần hòa nhập trong môi trường mới (ví dụ các bậc học cao hơn, hay khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp). Nếu ở trong phòng hoặc yên lặng một mình lâu quá, hạn chế tiếp xúc trực tiếp mà chủ yếu giao tiếp qua các thiết bị công nghệ sẽ khiến các năng lực cảm xúc xã hội của chúng ta bị suy yếu. Điều này sẽ khiến bản thân từng bước bị cô lập vì ngại giao tiếp, khó phát triển hài hòa và thiếu kỹ năng kết nối với người khác trong các hoạt động nhóm. 

Qua các câu hỏi của bạn, có thể nhận thấy bạn bị 1 chứng dạng tự kỷ nhẹ. Nó xuất phát từ việc bạn luôn coi mình là kẻ thấp kém, yếu đuối, tầm thường....

Tuy nhiên, những người tự mình xác định được chứng bệnh này của bản thân, thường có trí tuệ, nghị lực cao hơn người khác.

Điều bạn cần, mà có lẽ bạn đang thiếu: 1 người bố thực sự. Người đàn ông có thể vỗ về che chở bạn hàng ngày. Người có thể hy sinh vô điều kiện mọi thứ trên đời vì bạn... Nhưng cũng là người nghiêm khắc trong việc dạy dỗ bạn.

Bạn nên giao du nhiều hơn, với những người bạn chân thành.

Hãy ngẩng cao đầu mọi lúc mọi nơi.

Khi cảm thấy yếu đuối, hãy nghĩ về mình, là 1 tác phẩm duy nhất của tạo hóa, không giống ai, chả ai giống mình. Mình cũng đáng tự hào, tự chủ như mọi người khác!

Cũng nên lợi dụng sự tự kỷ sẵn có mà nâng cấp nó lên thành sự tự lập, tự chủ. Chỉ cần vứt bỏ tự ti đi thôi mà!