Mình hoang mang trong cách định hướng nghề nghiệp?

  1. Hướng nghiệp

  2. Chuyện tuổi 20s

  3. Thinking Hub

  4. Tâm sự cuộc sống

Mình đỗ Sư phạm, nhưng không muốn là giáo viên (từ lâu đã là như thế). Mình tính năm 2 chuyển sang ngành khác hoặc lấy bằng sư phạm xong học văn bằng 2 (đang phân vân kinh tế và truyền thông), mẹ mình bảo học kinh tế truyền thông thất nghiệp, không xin đc việc đâu, rồi lấy ví dụ người quen của mẹ học tài chính ngân hàng nhưng thất nghiệp, đi làm công nhân. Mẹ khuyên mình tiếp tục sư phạm Toán + học thêm tiếng Anh, ra dạy thêm, dạy ở trung tâm kiếm đầy tiền không lo thất nghiệp, công việc dạy cũng nhẹ hơn nhiều so với kinh tế truyền thông, không áp lực, chỉ cần soạn giáo án và lên lớp. Mình thắc mắc:

1/vai trò của hướng nghiệp có đơn giản là hướng vào nghề không làm mình thất nghiệp? Hay thực ra mình cứ việc chọn bừa ngành nghề không cần cân nhắc định hướng, vì chỉ cần cố gắng là auto có niềm yêu thích công việc?

2/có cách nào để biết học ngành bất kỳ nào có nhiều cơ hội làm đúng ngành, và trái ngành không ạ?

3/có đúng là làm nghề giáo không áp lực bằng kinh tế, truyền thông không? Làm thế nào để biết theo ngành gì sẽ auto thất nghiệp và ngành gì sẽ auto có việc làm?

4/mình nên tiếp tục chịu đựng sư phạm để tránh thất nghiệp như dân kinh tế truyền thông; hay cứ nhảy sang khi có cơ hội? Mẹ mình bảo mình hợp với sư phạm thôi chứ không hợp với kinh tế, truyền thông vì mình ko hoạt bát, ko nhanh nhẹn, ko năng động, ko giao tiếp tốt. Liệu mẹ mình nói có đúng? Nếu đúng liệu mình có thể sửa để hợp không, và cách sửa như thế nào?

5/có thật sự cứ đi làm kinh tế, truyền thông auto thất nghiệp? Ngoài lề, bạn mình bảo học tâm lý dễ thất nghiệp vì Việt Nam chưa thịnh ngành này, đúng hay sai ạ? Và có thật sự cứ an phận ở trường sư phạm auto có công ăn việc làm ở trường/trung tâm?

Từ khóa: 

định hướng nghề nghiệp

,

cơ hội nghề nghiệp

,

hướng nghiệp

,

chọn ngành chọn nghề

,

chọn nghề

,

lựa chọn ngành nghề

,

chọn ngành

,

chọn ngành nghề

,

chọn ngành học

,

hướng nghiệp

,

chuyện tuổi 20s

,

thinking hub

,

tâm sự cuộc sống

Mình xin phép không trả lời về vấn đề hướng nghiệp, mà mình xin phép tư vấn bạn phương pháp ra quyết định. Câu hỏi của bạn thể hiện sự hoang mang tiêu biểu của một người thiếu kỹ năng ra quyết định. Cuộc sống vốn là một chuỗi các chọn lựa khiến cuộc đời của chúng ta sẽ rẽ theo những hướng khác nhau, sẽ đi thẳng hay lòng vòng, sẽ đến được điểm nay hay điểm kia. Lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn người yêu/chồng/vợ, lựa chọn doanh nghiệp... cũng chỉ là những lựa chọn hơi lớn một chút thôi.

Làm sao để có lựa chọn tốt. Làm sao để chọn rồi thì các lựa chọn của mình đều là đúng đắn. Làm sao để không phải hối tiếc khi đã chọn một điều gì đó. Tất cả những thứ đấy sẽ được giải đáp nếu bạn tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định.

Nói về mặt học thuật, kỹ năng ra quyết định đã được nhiều sách vở thảo luận nhiều, bạn có thể tham khảo và tìm đọc chúng rất dễ ràng. Muốn giỏi cái gì thì phải học. Giỏi quyết định là thứ quá đáng để học phải không nào. Vậy nên hãy tìm hiểu nghiêm túc nhé.

https://cdn.noron.vn/2023/09/15/35391197912303405-1694746944.jpg

Trong các cuốn sách, tôi xin phép giới thiệu với bạn 1 cuốn sách có vẻ không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng là cuốn: "Khoa học điều khiển tâm trí". Mình đề xuất cuốn này vì nó rất ngắn, rất rẻ (~70k), và nó thảo luận 1 vấn đề còn cao cấp hơn cả kỹ năng ra quyết định là kỹ năng tác động để người khác tự ra quyết định như mình mong muốn. Do đó, cuốn này sẽ nói rất ngắn gọn các cơ chế mà con người dùng để ra quyết định chỉ trong 1 chương thôi. Bạn có thể chỉ cần đọc chương 4 trong cuốn sách này.

https://cdn.noron.vn/2023/09/15/35391197912303407-1694746970.jpg

Nếu ai từng làm sâu trong ngành thuật toán, cntt sẽ biết tới các bài toán tối ưu. Đặc điểm của nó là về cơ bản chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên tính toán để ra một kết quả tốt nhất có thể trong điều kiện thời gian cho phép chứ không bao giờ tìm ra được kết quả tốt ưu. Tương tự như máy đánh cờ, nếu cho nó nghĩ 1 giây nó sẽ đi một nước đã tính được đến độ sâu 16, mà cho nó 1 phút nó sẽ tính toán ra phương án tối ưu ở độ sâu 18, cho nó 1000 năm sẽ có nước đi tối nhất với độ sâu cỡ 32. Do tối ưu là bài toán không thể giải, vì vậy đừng truy cầu sự tối ưu, hãy cầu mong một sự tốt hơn, khả thi, chấp nhận được.

Để có một quyết định tốt mà sau này không hối hận bạn hãy:

  1. Tìm hiểu và thu thập thông tin: Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về tất cả các khía cạnh liên quan và thu thập đủ thông tin. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đánh giá được tác động của lựa chọn đó.

  2. Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Việc này giúp bạn biết được những gì bạn muốn đạt được và từ đó đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu đó.

  3. Đánh giá lợi và hại: Cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và hậu quả của mỗi lựa chọn. Xem xét các khía cạnh tích cực và tiêu cực của từng quyết định để đảm bảo lựa chọn của bạn mang lại lợi ích lâu dài.

  4. Suy nghĩ sáng suốt: Tránh đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hay áp lực từ người khác. Hãy suy nghĩ một cách sáng suốt, lý trí và đánh giá khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn.

  5. Thử nghiệm và tìm hiểu từ kinh nghiệm: Đôi khi, không thể biết trước được kết quả của một quyết định. Hãy dũng cảm thử nghiệm và sau đó học hỏi từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì hoạt động và không hoạt động trong quá trình ra quyết định.

  6. Tự chấp nhận và học từ sai lầm: Nếu bạn đánh giá sai và gặp sai lầm, hãy chấp nhận và học từ nó. Không tự trách mình quá mức và tìm cách khắc phục sai lầm để trở thành người ra quyết định tốt hơn.

  7. Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến và góp ý của người khác, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực liên quan. Điều này giúp bạn có thêm thông tin và quan điểm khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.

  8. Tin tưởng vào bản thân: Cuối cùng, hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và quyết định mà bạn đã đưa ra. Tự tin và kiên nhẫn trong việc thực hiện lựa chọn của mình sẽ giúp bạn không hối hận về quyết định đó.

Và cuối cùng, lên noron hỏi và tư vấn các chuyên gia. Việc lớn quan trọng không nên quyết định vội vàng, phải không nào.

Chúc bạn đạt được một điều gì đó và không cảm thấy tốn thời gian khi đọc trả lời của tôi.

Trả lời

Mình xin phép không trả lời về vấn đề hướng nghiệp, mà mình xin phép tư vấn bạn phương pháp ra quyết định. Câu hỏi của bạn thể hiện sự hoang mang tiêu biểu của một người thiếu kỹ năng ra quyết định. Cuộc sống vốn là một chuỗi các chọn lựa khiến cuộc đời của chúng ta sẽ rẽ theo những hướng khác nhau, sẽ đi thẳng hay lòng vòng, sẽ đến được điểm nay hay điểm kia. Lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn người yêu/chồng/vợ, lựa chọn doanh nghiệp... cũng chỉ là những lựa chọn hơi lớn một chút thôi.

Làm sao để có lựa chọn tốt. Làm sao để chọn rồi thì các lựa chọn của mình đều là đúng đắn. Làm sao để không phải hối tiếc khi đã chọn một điều gì đó. Tất cả những thứ đấy sẽ được giải đáp nếu bạn tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định.

Nói về mặt học thuật, kỹ năng ra quyết định đã được nhiều sách vở thảo luận nhiều, bạn có thể tham khảo và tìm đọc chúng rất dễ ràng. Muốn giỏi cái gì thì phải học. Giỏi quyết định là thứ quá đáng để học phải không nào. Vậy nên hãy tìm hiểu nghiêm túc nhé.

https://cdn.noron.vn/2023/09/15/35391197912303405-1694746944.jpg

Trong các cuốn sách, tôi xin phép giới thiệu với bạn 1 cuốn sách có vẻ không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng là cuốn: "Khoa học điều khiển tâm trí". Mình đề xuất cuốn này vì nó rất ngắn, rất rẻ (~70k), và nó thảo luận 1 vấn đề còn cao cấp hơn cả kỹ năng ra quyết định là kỹ năng tác động để người khác tự ra quyết định như mình mong muốn. Do đó, cuốn này sẽ nói rất ngắn gọn các cơ chế mà con người dùng để ra quyết định chỉ trong 1 chương thôi. Bạn có thể chỉ cần đọc chương 4 trong cuốn sách này.

https://cdn.noron.vn/2023/09/15/35391197912303407-1694746970.jpg

Nếu ai từng làm sâu trong ngành thuật toán, cntt sẽ biết tới các bài toán tối ưu. Đặc điểm của nó là về cơ bản chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên tính toán để ra một kết quả tốt nhất có thể trong điều kiện thời gian cho phép chứ không bao giờ tìm ra được kết quả tốt ưu. Tương tự như máy đánh cờ, nếu cho nó nghĩ 1 giây nó sẽ đi một nước đã tính được đến độ sâu 16, mà cho nó 1 phút nó sẽ tính toán ra phương án tối ưu ở độ sâu 18, cho nó 1000 năm sẽ có nước đi tối nhất với độ sâu cỡ 32. Do tối ưu là bài toán không thể giải, vì vậy đừng truy cầu sự tối ưu, hãy cầu mong một sự tốt hơn, khả thi, chấp nhận được.

Để có một quyết định tốt mà sau này không hối hận bạn hãy:

  1. Tìm hiểu và thu thập thông tin: Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về tất cả các khía cạnh liên quan và thu thập đủ thông tin. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đánh giá được tác động của lựa chọn đó.

  2. Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Việc này giúp bạn biết được những gì bạn muốn đạt được và từ đó đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu đó.

  3. Đánh giá lợi và hại: Cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và hậu quả của mỗi lựa chọn. Xem xét các khía cạnh tích cực và tiêu cực của từng quyết định để đảm bảo lựa chọn của bạn mang lại lợi ích lâu dài.

  4. Suy nghĩ sáng suốt: Tránh đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hay áp lực từ người khác. Hãy suy nghĩ một cách sáng suốt, lý trí và đánh giá khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn.

  5. Thử nghiệm và tìm hiểu từ kinh nghiệm: Đôi khi, không thể biết trước được kết quả của một quyết định. Hãy dũng cảm thử nghiệm và sau đó học hỏi từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì hoạt động và không hoạt động trong quá trình ra quyết định.

  6. Tự chấp nhận và học từ sai lầm: Nếu bạn đánh giá sai và gặp sai lầm, hãy chấp nhận và học từ nó. Không tự trách mình quá mức và tìm cách khắc phục sai lầm để trở thành người ra quyết định tốt hơn.

  7. Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến và góp ý của người khác, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực liên quan. Điều này giúp bạn có thêm thông tin và quan điểm khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.

  8. Tin tưởng vào bản thân: Cuối cùng, hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và quyết định mà bạn đã đưa ra. Tự tin và kiên nhẫn trong việc thực hiện lựa chọn của mình sẽ giúp bạn không hối hận về quyết định đó.

Và cuối cùng, lên noron hỏi và tư vấn các chuyên gia. Việc lớn quan trọng không nên quyết định vội vàng, phải không nào.

Chúc bạn đạt được một điều gì đó và không cảm thấy tốn thời gian khi đọc trả lời của tôi.

Theo quan điểm mình thì tất cả câu hỏi của bạn nằm gọn lại là cứ cái gì thuộc điểm mạnh thì bạn phát huy nó, còn yếu thì bạn học hỏi để bổ sung thêm. Chứ học rồi chưa chắc đã lm, và đi lm rồi chưa chắc đã cần cái mình đã học rồi. Nếu trọng tâm thì tính bài toán kinh tế. Có nhiều tỷ phú có bài học quá khứ bỏ học đại học nửa chừng để ra làm kinh doanh. Theo mình có điều kiện thì cứ học. Nhưng phải đam mê, rồi từ cái đam mê đó biến thành công cụ kiếm tiền sau này. Còn học sư phạm chưa chắc ra trường đã phải dạy học sinh mà chỉ lại dạy mỗi con mình. Nhưng sư phạm thì ko bao giờ thất nghiệp đâu bạn nhé. Chỉ cần bạn giỏi ở nhà mở lớp học thêm là bạn sẽ có kinh tế mạnh. Chỉ có làm có vấp mới biết mình hay mình rở chỗ nào bạn nhé.  
Chúc bạn lựa chọn đúng nhé. 

Chào bạn, trong câu hỏi lớn của bạn có các câu hỏi nhỏ, mình sẽ trả lời từng câu hỏi nhỏ ấy theo suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân để bạn tham khảo nhé:

1/vai trò của hướng nghiệp có đơn giản là hướng vào nghề không làm mình thất nghiệp? Hay thực ra mình cứ việc chọn bừa ngành nghề không cần cân nhắc định hướng, vì chỉ cần cố gắng là auto có niềm yêu thích công việc?
Nếu chỉ đơn thuần là không để bị thất nghiệp thì đó không còn là hướng nghiệp bạn ạ. Hướng nghiệp giúp bạn biết được điểm mạnh của bạn là gì, bạn yêu thích làm công việc gì, xã hội đang cần công việc gì để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp. 
Chọn bừa ngành nghề lại càng không phải là hướng nghiệp, vì ngay từ đầu đã không có phương hướng. Điều này giống như lao bừa vào sa mạc và tin rằng chắc chắn sẽ gặp ốc đảo (auto yêu thích công việc). Nhưng tìm ra được ốc đảo (hoặc tìm ra được trước khi chết khát) lại không hề dễ, vì sa mạc mênh mông là nơi con người ta thường mất phương hướng, đặc biệt là khi bản thân họ không biết họ đang muốn đi đâu. Kết thúc sẽ là những nắm xương khô vùi trong gió cát.
2/có cách nào để biết học ngành bất kỳ nào có nhiều cơ hội làm đúng ngành, và trái ngành không ạ?
Trong cuộc sống, điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi. Đoán ngành không khó, đoán người mới khó.
3/có đúng là làm nghề giáo không áp lực bằng kinh tế, truyền thông không? Làm thế nào để biết theo ngành gì sẽ auto thất nghiệp và ngành gì sẽ auto có việc làm?
Nếu bạn làm việc với thái độ tận tâm, trách nhiệm và không ngừng nỗ lực vươn lên thì chắc chắn là sẽ có áp lực. Ngành nào cũng vậy. Tránh áp lực trọng công việc giống như mong muốn chơi thể thao không bị mệt mà vẫn cải thiện sức khỏe, có vóc dáng đẹp vậy. Mình không nhìn vào ngành, mà nhìn vào người và những phẩm chất của họ để biết xem khả năng thất nghiệp của họ có cao hay không.
4/mình nên tiếp tục chịu đựng sư phạm để tránh thất nghiệp như dân kinh tế truyền thông; hay cứ nhảy sang khi có cơ hội? Mẹ mình bảo mình hợp với sư phạm thôi chứ không hợp với kinh tế, truyền thông vì mình ko hoạt bát, ko nhanh nhẹn, ko năng động, ko giao tiếp tốt. Liệu mẹ mình nói có đúng? Nếu đúng liệu mình có thể sửa để hợp không, và cách sửa như thế nào?
Để biết đúng hay không thì bạn cần có trải nghiệm thực tế về ngành mà bạn thích (thay vì đọc các thông tin đẹp long lanh mô tả đầu ra của ngành học hoặc nghe những người chưa bao giờ thực sự làm trong ngành này nhận xét). Cụ thể là bạn nên xin đi thực tập hoặc làm cộng tác viên cho các đơn vị thuộc ngành này. Nếu chưa đủ điều kiện thì bạn có thể xin làm tình nguyện viên cho các sự kiện để thử sức.
Chúng ta thường hay bị hấp dẫn những ngôi sao điện ảnh, người mẫu, ca sĩ đơn giản chỉ bởi vẻ ngoài hấp dẫn của họ mà chưa biết chắc tính tình của họ có phù hợp với mình hay không. Việc chọn lựa ngành nghề đôi khi cũng bi hài như vậy.
5/có thật sự cứ đi làm kinh tế, truyền thông auto thất nghiệp? Ngoài lề, bạn mình bảo học tâm lý dễ thất nghiệp vì Việt Nam chưa thịnh ngành này, đúng hay sai ạ? Và có thật sự cứ an phận ở trường sư phạm auto có công ăn việc làm ở trường/trung tâm?
Chưa chắc cứ đi làm kinh tế, truyền thông là auto thất nghiệp, nhưng nếu điều đó xảy ra thì phương án dự phòng của bạn là gì?
Về ngành tâm lý, mình nghĩ đây là một ngành học cần nỗ lực rất nhiều. Bởi ngành nghề này yêu cầu cả năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức của người hành nghề ở mức cao. Tức là phải nỗ lực, bền bỉ để có vị trí công việc trong ngành này (nhưng phần thưởng thường sẽ tương xứng- cả về vật chất lẫn tinh thần). Nếu mục tiêu của bạn đó là kiếm một công việc ổn định, nhàn hạ, lương cao, không phải học nhiều, chương trình không khó quá (nếu dễ tìm, ít cạnh tranh nữa thì càng tốt nhỉ?) thì không nên nghĩ đến ngành này, vì bản chất của ngành tâm lý là trợ giúp con người.
Câu hỏi về sự an phận của bạn đã kèm theo câu trả lời rồi đó. Mình nghĩ ngồi chờ đợi mọi điều tốt đẹp tự xảy ra là kịch bản của các bộ phim. Còn trong đời thực, mình thấy nếu ai đó không có thực lực, ngồi im rung đùi mà những điều tốt đẹp vẫn đến với họ, thì tức là những người xung quanh họ đang phải cật lực hi sinh xương máu, gồng gánh bằng tiền bạc và các mối quan hệ để giành giật cho họ điều tốt đẹp ấy.

Bạn tham khảo thêm lý thuyết trò chơi trong ra quyết định nhé.

Mọi quyết định đều có những điểm tích cực và hạn chế, sẽ không có một quyết định nào hoàn hảo, hay đúng đắn hoàn toàn được.

Vậy nên khi đứng trước một ngã rẽ, hay có sự phân vân, bạn cứ cân nhắc các yếu tốt tốt xấu, lường trước một vài viễn cảnh tương lai, sau đó chọn lấy một lựa chọn mà mình thấy phù hợp nhất. Có thể đó là lựa chọn bạn thích, hoặc lựa chọn bạn thấy an toàn nhất,... không sao cả vì thực ra không có đúng sai nào ở đây, mọi lựa chọn sẽ đưa bạn tới những con đường khác nhau, và cùng 1 thời điểm bạn chỉ chọn được 1 con đường thôi nên sẽ không thể nào có sự so sánh chính xác được, "giá như" thực tế là điều không tồn tại.

Vậy khi bạn đã lường trước một số viễn cảnh cho mình rồi thì khi gặp thành công hay trắc trở bạn sẽ đỡ bất ngờ hơn vì đâu đó mình đã có dự tính rồi. Đây là lợi thế khi bản thân có sự cân nhắc cẩn trọng và quản trị rủi ro/cơ hội ở 1 mức độ nào đó.

Ngoài ra, cuộc sống rất là thú vị nên thậm chí yêu ghét cũng chỉ đúng ở 1 vài thời điểm nào đó. Bản thân mình trước đây thấy không hợp thậm chí là ghét phải làm những công việc đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn... những công việc mà một giáo viên cân làm. Nhưng sau mười mấy năm đi làm, hiện tại mình lại bị cuốn hút bởi việc trở thành một giảng viên. Mình nghĩ đây không phải là một ví dụ quá là cá biệt đâu :D

Hãy thử dùng phân tích SWOT và chọn cho mình một hướng đi tốt nhất nhé.