Mình đã từng ghét sách self-help như thế nào?
Mấy dạo gần đây, tranh cãi đọc hay không đọc sách self-help, sách self-help lợi hay hại, bổ ích hay phí thời gian vô ích,... trên các báo, diễn đàn, mạng xã hội,... khiến mình hôm nay cũng "nhiều chuyện" để thừa nhận một điều rằng: Kể từ khi bắt đầu nhận thức được mình yêu thích việc đọc sách, thường xuyên đọc sách, mình đã có rất nhiều "cơ hội" tiếp cận với sách self-help nhưng CHƯA BAO GIỜ mình chịu biến cơ hội đó thành sự thật, tức là đọc chúng.
Lý do đơn giản chỉ là vì, mình không thể nào kiềm chế được việc không-thể-tin-nổi, không thể tiếp thu nổi, thậm chí là lắc đầu ngán ngẩm khi lật giở vài trang trong những cuốn sách ấy, mặc dù ngôn từ để viết nên chúng thật sự rất là đẹp (một cách rất khoa trương), xét theo một phương diện nào đó mà nó có thể tỏa sáng. Để rồi không hề khoan nhượng, mình đã không hề muốn đụng đến chúng lần thứ hai.
Lý do đơn giản chỉ là vì, mình không thể nào kiềm chế được việc không-thể-tin-nổi, không thể tiếp thu nổi, thậm chí là lắc đầu ngán ngẩm khi lật giở vài trang trong những cuốn sách ấy, mặc dù ngôn từ để viết nên chúng thật sự rất là đẹp (một cách rất khoa trương), xét theo một phương diện nào đó mà nó có thể tỏa sáng. Để rồi không hề khoan nhượng, mình đã không hề muốn đụng đến chúng lần thứ hai.
Thật, chẳng biết lý do vì sao chứ mình không thể nào tiêu hóa nổi chúng nếu không muốn nói là mình không hề thấy có hứng thú với những nội dung mà chúng muốn truyền tải.
Có thể ví dụ với một vài cuốn sách self-help mà mình "có cơ hội" được biết đến dưới đây.
Có thể ví dụ với một vài cuốn sách self-help mà mình "có cơ hội" được biết đến dưới đây.
Đầu tiên, đó là cuốn Đời thay đổi khi ta thay đổi. Cuốn này mình được một cô bạn thân cùng tên tặng cho, khi hai đứa ở chung một phòng trong ký túc xá thời năm nhất đại học. Và kể từ đó đến nay, "Cuốn sách ấy vẫn nằm trong thùng" (phỏng theo "Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường").
Cuốn thứ hai có dịp đến tay mình và chịu sự ghẻ lạnh của mình đó chính là cuốn Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải. Cuốn này tất nhiên mình cũng được tặng, và cũng chính nó đã khiến mình phải bật ra câu hỏi tại sao người ta chỉ toàn tặng sách thuộc thể loại này cho những người bạn của họ? (mặc dù mình cũng chỉ mới được tặng có 2 cuốn và cũng không hề có bằng chứng chứng minh việc người ta thường tặng sách self-help cho bạn của họ).
Để rồi tiếp nối sau đó là những Hạt giống tâm hồn, Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế, Nghĩ Giàu Làm Giàu, Làm Chủ Tư Duy Làm Chủ Vận Mệnh, Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình, Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài, Cha Giàu Cha Nghèo, Dám Khác Biệt, Ai Che Lưng Cho Bạn và thậm chí là cả Đắc Nhân Tâm,... lần lượt đến tay mình bằng đường cho không tặng không.
Tất nhiên là mình không hề ghét người tặng sách, cũng không hề ghét những cuốn sách ấy, lại càng không có ý kiến với những người thích đọc thể loại sách ấy, chỉ là mình ghét lý do mà những cuốn sách ấy đến với mình, khi mà những người tặng chúng cho mình cứ luôn mong muốn mình làm theo tất cả những điều viết trong sách, làm theo cho bằng được.
Thiết nghĩ, với chừng ấy lý do, sách self-help và mình ngay từ lúc sinh ra vốn đã không đội trời chung, do đó không thể tìm được tiếng nói chung. Một cách rất khách quan theo nhu cầu đọc chủ quan của bản thân, không hề định kiến.
Và tất nhiên là mình vẫn hiểu rằng: "Nếu cho rằng sách self-help vô giá trị, có thể bạn chưa tìm thấy sách self-help phù hợp với mình".
Còn bạn thì sao? Bạn có thích đọc sách self-help không? Và bạn có áp dụng được chúng cho bản thân mình hay không?
sách self-help
,đọc sách
,sách tự lực
,sách
Mình thấy ai cũng nên đọc một đến hai cuốn thể loại này trong đời. Văn hóa Á Đông mình khá gò bó vào trật tự xã hội nên sẽ đẩy nhiều người có lối suy nghĩ thiếu tự tin vào bản thân. Đồng ý là những điều trong sách self-help thì có nhiều chi tiết hảo huyền nhưng nếu nó có thể tiếp thêm động lực để các bạn trẻ bước ra khỏi chiếc kén của mình mà sống tự lập được thì cũng tốt.
Đương nhiên mình cũng chỉ khuyên là đọc một đến hai cuốn thôi chứ không nên đọc nhiều. Cơ bản vì thể loại không có bao nhiêu nội dung. Xào qua xào lại cũng có nhiêu đó thôi. Mơ mộng là cần thiết nhưng đừng mơ nhiều quá mà quên thực tế là được.
Nội dung liên quan
Quý
itnguyen2015
Mình cũng rất ghét sách self - help giống bạn . Đó là hậu quả của một thời khi còn là học sinh trung học , mình đã nghiện thể loại sách này và khi trưởng thành lên một chút thì mình đã phải hứng chịu lấy một số các hậu quả nhất định do việc ảo tưởng . Thực sự thì những điều mình lên kế hoạch trong đó khác xa với những gì ta phải thực hiện .
À mà trong bài viết của bạn có một chi tiết mình không đồng ý . Đó là "Hạt giống tâm tồn" không phải là self-help nhé bạn . Sách này làm cho chúng ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống và nhận ra những điều tốt đẹp bình dị quanh ta bạn nhé.
Tống Hồ Trà Linh
Quyển self-help duy nhất mà em cố gắng để đọc hết là Đắc nhân tâm. Tuy nhiên để nhớ mà tìm cách áp dụng thì cũng chỉ mới được 1, 2 điều, thậm chí cũng không hẳn đã áp dụng được, thường thì sự đã rồi em mới nhớ tới. :(
Em nhớ có một ai đó khuyên rằng đối với sách self-help phải đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm, gối đầu giường để từng quy tắc trong đấy thấm nhuần trong từng hành động (hay đại loại thế). Nhưng thường với dòng sách này em chỉ có thể đọc lướt, và tiêu đề cũng phải hấp dẫn hoặc thực sự cần thiết lắm em mới chủ động mua để đọc chứ đừng nói là đọc đi đọc lại.
Annie Ho
Bài này của bạn viết quá lâu rồi nhưng chủ đề này hay nên mình vẫn xin góp 1 bình luận:
Mình có đọc sách self help và nhận được lợi ích từ một vài sách thể loại sách. Cũng có những cuốn như Đắc nhân tâm thì mình mua theo phong trào (thời sinh viên ngô dại ấy mà:">>) nhưng chẳng đọc nổi. Nên khi có trào lưu ghét sách self help mình thấy chẳng có gì lạ.
Tuy nhiên, từ khi mình biết được về bản chất và sự vận hành của tâm trí theo giáo lý Đức Phật, mình đã gần như hiểu và vận dụng được những gì sách self help truyền tải. Mình phải hiểu được bản thân, hiểu cuộc đời mới hiểu được dụng ý ngôn từ trong sách ấy các bạn.
Với mình Đức Phật là một bậc thầy self help.
Pía Pu