Mẹo làm Reading Ielts đạt band điểm cao?
tiếng anh
,ielts
,ôn thi
,reading ielts
,giáo dục
,ngoại ngữ
wow câu này khá khó nói hết trong một hai dòng. Không biết bạn đang ôn thi Ielts mục tiêu là mấy chấm. Mình sẽ chia sẻ chút hành trình của bản thân từ không biết tí gì về reading ielts đến bây giờ đã có thể tự tin và nói "không biết nghĩa bài đọc là gì mà vẫn làm đúng được khoảng 80% trở lên nhé:D"
Format đề thi Reading Ielts: Bài đọc có thời gian trong vòng 60 phút với 3 đoạn IELTS Reading Passage, 40 câu hỏi. Thời gian tuy dài nhưng với khối lượng câu hỏi lớn, bài đọc cũng dài không kém thì việc cân đối thời gian rất quan trọng.
Trong Reading Ielts được chia làm 2 loại chính: điền từ và không điền từ. Trong đó có các form: Short answer; sentence completion; Note completion; Flow - chart; Table completion; Summary; F/T/NG hoặc Y/N/NG; matching heading; matching inf;..... Với mỗi bài cách ôn tốt nhất là chia từng dạng để làm. Vì mỗi dạng sẽ có cách làm khác nhau, lưu ý khác nhau, cách tìm thông tin và cũng có các dạng keywords khác nhau.
Đối với dạng điền từ: nghĩa là bao gồm tất cả các bài reading mà đề bài yêu cầu bạn điền từ vào chỗ trống.
- Dạng này sẽ theo thứ tự lần lượt, câu 1 thông tin sẽ nằm trước câu 2 và lần lượt đến cuối. Ví dụ thông tin câu 1 nằm ở đoạn 3, thì bạn không cần quan tâm 2 đoạn ở trên vì chắc chắn thông tin sẽ nằm từ đoạn 3 trở xuống.
- Lưu ý thứ 2 là trước khi skinning bài thì hãy nhìn đến phần đề bài, đọc kỹ giới hạn số từ đề bài yêu cầu điền: "ONLY WORD; NO MORE THAN TWO WORDS,..."
- Highlight những keywords loại 1: Loại 1 là các tên riêng, số (đại loại là không biến đổi được trong bài) - Keywords này rất có giá, nó giúp bạn skinning dễ dàng tìm được thông tin cần tìm ở đâu.
- Xác định xem từ cần điền là một N, Adj hay Adv,....dựa vào từ đứng trước vị trí cần điền, nghĩa trong câu,...
- Tiếp theo là skinning trong bài đọc những câu chứ từ cần điền thôi, đừng tham lam dịch cả bài, đó là cách làm thiếu thông minh. Thầy dạy Ielts mình hay nói làm Reading là phải dùng cái đầu:>
Đối với dạng không điền từ:
Dạng không điền từ sẽ có câu trả lời khong theo trật tự đoạn văn do đó đáp án câu 2 sẽ có thể nằm trước câu 1. Điều này giúp bạn gặp khó khăn khi làm bài hơn.
- Hãy đọc lướt đề bài và yêu cầu, hightlight những chỗ cần chú ý nhé.
- Đọc chủ đề, câu mở đầu của từng đoạn hoặc cuối đoạn để nắm được nôi dung chính của đoạn đó.
- Tìm kiếm những cụm từ đồng nghĩa và cách viết lại từ vựng trong đề tương ứng với keysword trước và trong khi đọc đoạn văn.
- Đừng đọc hết cả bài văn, bạn chỉ nên chú ý vào những đoạn bạn cho là có liên quan tới câu mình cần tìm thôi nhé.
- Tìm và gạch chân keywords, bạn chú ý những từ như “names, place names, dates, years...” vì chúng dễ trả lời nhất.
- Câu hỏi khó nhất thường là câu đầu tiên nên bạn dùng nhiều thời gian cho câu này. Bạn có nhiều lựa chọn khác nhau cho câu đầu tiên và điều đó khiến bạn mất nhiều thời gian. Câu hỏi cuối sẽ mất ít nhiều thời gian vì bạn còn ít lựa chọn hơn. Fact thú vị là mình từng làm một bài reading từ cuối lên tuy câu cuối thông tin cũng nằm ở gần cuối đoạn văn =))
Cuối cùng là chăm chỉ lên bạn ơi:D, học nhiều từ vựng zô, từ đồng nghĩa, trái nghĩa (vì cái này luôn luôn có trong Ielts bất kể Reading hay Listening nè =)))))
Hoàng Thu Hà
wow câu này khá khó nói hết trong một hai dòng. Không biết bạn đang ôn thi Ielts mục tiêu là mấy chấm. Mình sẽ chia sẻ chút hành trình của bản thân từ không biết tí gì về reading ielts đến bây giờ đã có thể tự tin và nói "không biết nghĩa bài đọc là gì mà vẫn làm đúng được khoảng 80% trở lên nhé:D"
Format đề thi Reading Ielts: Bài đọc có thời gian trong vòng 60 phút với 3 đoạn IELTS Reading Passage, 40 câu hỏi. Thời gian tuy dài nhưng với khối lượng câu hỏi lớn, bài đọc cũng dài không kém thì việc cân đối thời gian rất quan trọng.
Trong Reading Ielts được chia làm 2 loại chính: điền từ và không điền từ. Trong đó có các form: Short answer; sentence completion; Note completion; Flow - chart; Table completion; Summary; F/T/NG hoặc Y/N/NG; matching heading; matching inf;..... Với mỗi bài cách ôn tốt nhất là chia từng dạng để làm. Vì mỗi dạng sẽ có cách làm khác nhau, lưu ý khác nhau, cách tìm thông tin và cũng có các dạng keywords khác nhau.
Đối với dạng điền từ: nghĩa là bao gồm tất cả các bài reading mà đề bài yêu cầu bạn điền từ vào chỗ trống.
Đối với dạng không điền từ:
Dạng không điền từ sẽ có câu trả lời khong theo trật tự đoạn văn do đó đáp án câu 2 sẽ có thể nằm trước câu 1. Điều này giúp bạn gặp khó khăn khi làm bài hơn.
Cuối cùng là chăm chỉ lên bạn ơi:D, học nhiều từ vựng zô, từ đồng nghĩa, trái nghĩa (vì cái này luôn luôn có trong Ielts bất kể Reading hay Listening nè =)))))
Mai Nguyễn Thanh
cứ cày hết Ielts Cambridge đi đảm bảo thành master Ielts. Lúc đấy không thành công thì cũng thành thụ:3 (mình đùa thui). Cơ mà cứ chăm chỉ thì thành quả sẽ xứng đáng với công sức bỏ ra thoi nha!