Mẹ là thượng đế, con là chân sư

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Văn hóa

  4. Sách

  5. Noron

Anbooks- Nếu đang gặp vấn đề trong việc nuôi, dạy con cái, bạn đừng bỏ lỡ hai cuốn sách đáng trân trọng này.

TS Lê Nguyên Phương mở đầu cuốn Dạy con trong hoang mang 2 của mình bằng bài viết Mẹ là thượng đế và kết thúc bằng một khẳng định: Con là chân sư.

https://cdn.noron.vn/2021/07/05/img5179-1625483238_1024.jpg

“Bởi người mẹ giữ một tình yêu lớn lao, lan toả bao bọc một đứa trẻ-con người ngay từ khi còn là bào thai”, ông nói.

“Ai đã nghe câu: ‘Con vào dạ mạ đi tu’ ”?, rất ít cánh tay đưa lên trong khán phòng hơn một trăm người đến dự buổi nói chuyện về cuốn sách khi nghe ông hỏi câu này. “Người mẹ khi mang thai, không chỉ là việc ăn uống kiêng cữ cho sức khoẻ thai nhi, mà là phải sống một cuộc sống đức hạnh. Không để những cảm xúc quá mà mình không tu chỉnh được, mà luôn giữ được trạng thái bình an để cho con mình được bình an.

Những kinh nghiệm của dân tộc mình đã ngàn năm nay mà người phương Tây giờ mới khám phá ra, từ việc nhận diện sự tương tác giữa bộ não của đứa trẻ và người mẹ với diễn biến của những tuyến nội tiết, dẫn truyền tác động lên đứa trẻ. Mẹ càng thanh thản, vui vẻ thì đứa con ra đời càng sáng dạ, thông minh. Cá tính của đứa trẻ hình thành từ trong bào thai. Cũng có câu ‘Cha mẹ sinh con trời sinh tính’, nhưng thật ra cái tính cách này của đứa trẻ hình thành từ lúc được mẹ cưu mang, dưỡng dục trong thai”.

Khoa học ngày nay chứng minh bằng những con số và các chất hoá học, lượng hormon, chất dẫn truyền qua máu đến các tế bào não mẹ và con, v.v. nhưng ngược lại, những kiểm chứng xác thực về mối liên hệ ở câu chuyện “Con vào dạ mạ đi tu” thì chỉ được truyền miệng và gần như là truyền thống ở Việt Nam, chứ chưa có một thống kê nào về sự ảnh hưởng của người mẹ lên đứa con trong thời kỳ mang thai. Ở Việt Nam rất cần có một nhà nhân học kết hợp với các chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu về các hành vi con người làm luận án tiến sĩ về đề tài này, nó sẽ rất thiết thực và trở thành một kinh nghiệm cho nhân loại.

“Con trẻ là chân sư” ư? Lý giải điều này, TS Lê Nguyên Phương nói: bạn không cần phải đi học các lớp giúp bạn tự tin và năng động, giúp bạn lấy lại phong độ, v.v. Bạn chỉ cần lắng nghe lời của con trẻ khi nó nói những lời chân thật nhất: “Ba ơi, sao ba giỏi quá vậy?”. Với những người mẹ cũng không cần phải tốn tiền đi phẫu thuật thẩm mỹ, mà chỉ cần lắng nghe lời chân thật của con: “Mẹ ơi, mẹ đẹp nhất!”. Con trẻ nói về sự vật/sự việc đúng với bản chất của nó, không có màu mè cầu kỳ như chúng ta hay gọi.

“Một cặp kính đơn giản là để giúp chúng ta thấy rõ hơn hoặc che bớt ánh sáng khi chúng ta ra đường chói nắng, nhưng chúng ta hay bị “lừa” hoặc cũng có khi chúng ta tự lừa mình bằng cách nói đó là “đẳng cấp”. May mắn thay, vẫn còn đó những đứa trẻ, giữ lại sự chân thực bằng con mắt hồn nhiên, trong sáng và có thể nói là… khờ khạo. Đứa trẻ đó còn là đứa trẻ trong con người chúng ta bấy lâu bị cuộc đời làm cho chai lỳ và khoác lên rất nhiều vỏ bọc để che giấu hoặc thậm chí chúng ta còn nghi ngại chính bản thân-đứa trẻ hồn nhiên của mình”. “Tôi cũng viết về đứa trẻ trong chính chúng ta”, TS Phương nói, “Và tôi mong là ai cũng giữ được sự chân thực trong bản ngã của mình”.

27 bài viết với các chủ đề khác nhau. Mỗi bài viết là một câu chuyện đời thực với những vấn đề về tập tính và những tổn thương của con người gây ra cho nhau qua những lập luận chân xác, khoa học mà vẫn đầy tình cảm, TS Lê Nguyên Phương đã giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời chân xác hơn, trí tuệ hơn thay vì sống trong màn sương mù và tiếp tục vô minh với bản thân mình, dẫn đến cho thế hệ sau.

Theo TGTT – Ngân Hà

Link bài gốc:

Từ khóa: 

sách

,

anbooks

,

dạy con trong hoang mang

,

ts lê nguyên phương

,

giáo dục trẻ em

,

phong cách sống

,

giáo dục

,

văn hóa

,

sách

,

noron

Mình mới đọc tập một, đang tìm đọc tập hai nhé anbooks :) Cuốn sách tiếp cận giáo dục ở góc nhìn hài hòa giữa tâm lý và tâm linh nên rất lôi cuốn với mình.

Trả lời

Mình mới đọc tập một, đang tìm đọc tập hai nhé anbooks :) Cuốn sách tiếp cận giáo dục ở góc nhìn hài hòa giữa tâm lý và tâm linh nên rất lôi cuốn với mình.