McDonald's & Burger King không thể thắng nổi hàng quán ven đường tại Việt Nam

  1. Marketing

Việt Nam là một thị trường khá đặc biệt với McDonald's và Burger King, mặc dù đầu tư và đặt kỳ vọng rất nhiều, nhưng 2 gã khổng lồ của ngành Thức ăn nhanh này vẫn chưa có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam.

Sau đây là những nguyên nhân được đài CNBC của Mỹ đưa ra để lý giải cho sự thất bại (tính đến thời điểm này) của McDonald's và Burger King tại thị trường Việt Nam:

Từ khóa: 

đồ ăn nhanh

,

mcdonald

,

burger king

,

marketing

Mình không hiểu quá rõ cách McDonald's hay Burger King vận hành ở Việt Nam, nhưng mình có tìm hiểu mấy ý về tại sao 2 hãng này lại thành công ở Mỹ:

Những năm 1950-60 ở Mỹ, hàng loạt các hãng thức ăn nhanh thành lập: KFC (1952), Burger King (1953), McDonlad's (1955), Pizza Hut (1958), v.v.... Đây là thời điểm phát triển cực thịnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ở Mỹ sử dụng điện để chạy các máy móc công nghiệp. 

Nhìn lại giai đoạn đầu của CMCN lần thứ 2, các nhà máy cực kỳ bóc lộc sức lao động của công nhân - mỗi tuần làm 6, 7 ngày, mỗi ngày làm 15, 16 tiếng (nếu bạn có xem Saclo-Charlie Chaplin sẽ hình dung được sự bóc lột này kinh khủng như thế nào). Sự thay đổi bắt đầu từ khi Henry Ford (sáng lập tập đoàn xe hơi Ford) áp dụng "ý tưởng" ngày làm 8 tiếng, tuần làm 5 ngày cho công nhân của mình (trước đó tại các đại hội đại biểu Đệ nhất Quốc tế, Các-Mác cũng nhiều lần đề xuất ý tưởng này rồi). Sau đó, phong trào này rất được giới công nhân (giai cấp chiếm số lượng đông nhất ở Mỹ lúc bấy giờ) ủng hộ và nhanh chóng lan rộng, các nhà máy dù không muốn nhưng vẫn phải bắt buộc chấp nhận thực hiện chính sách này. 

Việc giảm giờ làm của công nhân và áp lực chỉ tiêu sản xuất, buộc các nhà máy phải giải bài toán tối ưu năng xuất và hiệu quả trong thời gian làm việc của công nhân. Họ phải tối ưu chi tiết từng thứ một: từ công cụ, quy trình sản xuất, cho đến thời gian nghỉ ngơi (trong đó có ăn uống) của công nhân. Các giải pháp liên tục được đưa ra để giải từng bài toán này, và như chúng ta thấy Fast-food đã giải rất tốt bài toán tiết kiệm thời gian cho hoạt động ăn uống (một trong những key point quan trọng nhất của "Thức ăn nhanh"). Cùng với đó, việc tối ưu công cụ và quy trình sản xuất là động lực chính để thế giới tiến tới cuộc CMCN lần thứ 3 vào những năm 80s - kỷ nguyên của cơ điện tử, tự động hóa.

Như vậy, lý do chính mà McDonald's hay Burger King thành công tại quê nhà không phải là key point mà họ có thể dùng tại thị trường Việt Nam. Tại Mỹ, thức ăn nhanh dành cho giới thu nhập thấp - ăn nhanh, đủ năng lượng để làm việc kiếm tiền. Ở Việt Nam, người có thể vào McDonald's hay Burger King thường xuyên để ăn uống thì chắc chắn không phải người có thu nhập thấp, và người có thu nhập cao thì cũng chẳng dùng thường xuyên mấy thứ có hại cho sức khỏe này.

P/s: Sáng nay, đi trên đường, mình khá ấn tượng với mức độ thích nghi của chuỗi thức ăn nhanh Lotteria, buổi sáng họ có hẳn một tủ bánh làm sẵn, đặt ngoài lề đường trước cửa hàng để bán cho người đi đường. Dù chưa biết là ngon hay dở, nhưng chắc chắc là nhanh hơn McDonald's và Burger King (trong bối cảnh đường kẹt xe, và mình thì sắp trễ làm).

Trả lời

Mình không hiểu quá rõ cách McDonald's hay Burger King vận hành ở Việt Nam, nhưng mình có tìm hiểu mấy ý về tại sao 2 hãng này lại thành công ở Mỹ:

Những năm 1950-60 ở Mỹ, hàng loạt các hãng thức ăn nhanh thành lập: KFC (1952), Burger King (1953), McDonlad's (1955), Pizza Hut (1958), v.v.... Đây là thời điểm phát triển cực thịnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ở Mỹ sử dụng điện để chạy các máy móc công nghiệp. 

Nhìn lại giai đoạn đầu của CMCN lần thứ 2, các nhà máy cực kỳ bóc lộc sức lao động của công nhân - mỗi tuần làm 6, 7 ngày, mỗi ngày làm 15, 16 tiếng (nếu bạn có xem Saclo-Charlie Chaplin sẽ hình dung được sự bóc lột này kinh khủng như thế nào). Sự thay đổi bắt đầu từ khi Henry Ford (sáng lập tập đoàn xe hơi Ford) áp dụng "ý tưởng" ngày làm 8 tiếng, tuần làm 5 ngày cho công nhân của mình (trước đó tại các đại hội đại biểu Đệ nhất Quốc tế, Các-Mác cũng nhiều lần đề xuất ý tưởng này rồi). Sau đó, phong trào này rất được giới công nhân (giai cấp chiếm số lượng đông nhất ở Mỹ lúc bấy giờ) ủng hộ và nhanh chóng lan rộng, các nhà máy dù không muốn nhưng vẫn phải bắt buộc chấp nhận thực hiện chính sách này. 

Việc giảm giờ làm của công nhân và áp lực chỉ tiêu sản xuất, buộc các nhà máy phải giải bài toán tối ưu năng xuất và hiệu quả trong thời gian làm việc của công nhân. Họ phải tối ưu chi tiết từng thứ một: từ công cụ, quy trình sản xuất, cho đến thời gian nghỉ ngơi (trong đó có ăn uống) của công nhân. Các giải pháp liên tục được đưa ra để giải từng bài toán này, và như chúng ta thấy Fast-food đã giải rất tốt bài toán tiết kiệm thời gian cho hoạt động ăn uống (một trong những key point quan trọng nhất của "Thức ăn nhanh"). Cùng với đó, việc tối ưu công cụ và quy trình sản xuất là động lực chính để thế giới tiến tới cuộc CMCN lần thứ 3 vào những năm 80s - kỷ nguyên của cơ điện tử, tự động hóa.

Như vậy, lý do chính mà McDonald's hay Burger King thành công tại quê nhà không phải là key point mà họ có thể dùng tại thị trường Việt Nam. Tại Mỹ, thức ăn nhanh dành cho giới thu nhập thấp - ăn nhanh, đủ năng lượng để làm việc kiếm tiền. Ở Việt Nam, người có thể vào McDonald's hay Burger King thường xuyên để ăn uống thì chắc chắn không phải người có thu nhập thấp, và người có thu nhập cao thì cũng chẳng dùng thường xuyên mấy thứ có hại cho sức khỏe này.

P/s: Sáng nay, đi trên đường, mình khá ấn tượng với mức độ thích nghi của chuỗi thức ăn nhanh Lotteria, buổi sáng họ có hẳn một tủ bánh làm sẵn, đặt ngoài lề đường trước cửa hàng để bán cho người đi đường. Dù chưa biết là ngon hay dở, nhưng chắc chắc là nhanh hơn McDonald's và Burger King (trong bối cảnh đường kẹt xe, và mình thì sắp trễ làm).

Ngoài việc McDonald's không cạnh tranh nổi so với các hàng quán ven đường ở Việt Nam (local vendors) như clip có nói thì thậm chí hãng này còn chẳng cạnh tranh nổi với những chuỗi fast food khác cung cấp các món ăn tương tự như KFC, Lotteria hay Popeyes'. Các suất cơm của McDonald's không bằng cơm của KFC, không có nhiều món và đa dạng như Lotteria, các món gà và thậm chí đồ ăn phụ đi kèm không thể ngon bằng Popeyes, chưa kể thì giá bán cao hơn hết thảy các thương hiệu đó. Đáng ra ngay từ đầu McDonald's đi theo định vị "sang chảnh" food thay vì "fast" food ở Việt Nam thì có khi lại ổn hơn, giống như Starbuck vậy. Đầu tư vào địa điểm, không gian, biến McDonald's thành nơi mà giới trẻ muốn check-in sang chảnh (duy trì như khoảng 2 tháng đầu tiên khi thương hiệu này mới xuất hiện ở Việt Nam) thì đã khác.