Màu xanh trong thế giới điện ảnh.

  1. Phim ảnh

Khi nhìn vào màu xanh bạn thường cảm thấy thế nào? Mọi người từ lâu tin rằng màu sắc sẽ thường mang đến nhiều cảm xúc khác nhau, khi ta cảm thấy vui vẻ, tông màu của ta trở nên rực rỡ hơn với những sắc đỏ, cam cũng như khi ta buồn bã thì mọi thứ lại trở nên xám và tối. Các nhà khoa học tin rằng màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm lý con người.

Trong tiếng Anh, từ “feeling blue” dùng để chỉ cảm giác buồn bã cũng như từ đối chọi với nó khi người nghe muốn được an ủi chính là “lighten up” có nghĩa là thắp sáng lên hay còn hiểu là “hãy vui lên đi”. Màu xanh ở đây là một màu thường được tìm thấy trong tự nhiên như màu xanh nhạt của bầu trời ban ngày hoặc màu xanh đậm đậm của một hồ nước sâu. Chính vì lý do này có lẽ người ta thường mô tả màu xanh như sự bình tĩnh và thanh thản.Tuy nhiên, như một màu sắc mát mẻ, đôi khi có thể có cảm giác băng giá, xa xôi, hoặc thậm chí mang cảm giác lạnh lẽo. Có thể thấy, trong thời kì bất ổn nhất của danh họa Picasso tài năng, khi ông đau lòng trước cái chết của người bạn thân mình, Carlos Casagemas, cũng như ông đã nói “Tôi bắt đầu vẽ màu xanh từ cái chết của Casagemas”. Từ đó ông đã tạo ra một thời kì những bức họa chỉ mang một màu xanh buồn bã, thời kì đó còn được gọi là “Blue period".

Bức họa người bạn của Picasso, Casagemas, “Casagemas in his coffin” – 1901).

Cũng từ những cảm hứng về màu sắc đó mà nhiều nhà làm phim đã ứng dụng màu xanh trong những khung hình của mình để có thể mang đến nhiều cảm xúc hơn cho người xem. Ở đây, ta có thể thấy trong bộ phim nổi tiếng Harry Potter, giáo sư Snape đã đau đớn đến chừng nào khi chứng kiến cái chết của mối tình thời thơ ấu của mình Lily Potter. Có thể thấy màu sắc trong khung hình, từ những chi tiết nhỏ nhất ở phần hậu cảnh cho đến ánh sáng và màu sắc đều mang một màu xanh của nỗi đau đớn tận cùng.


Phim Harry Potter và bảo bối tử thần – Phần 2 (2011)

Ngoài ra, trong bộ phim The Corpse bride (Cô dâu ma), tông màu xanh chi phối hầu như cả bộ phim càng làm tăng thêm vẻ cô đơn, lạnh lẽo của cô dâu đã chết những tưởng mình sẽ được hưởng hạnh phúc mãi mãi với người mình yêu nhưng cuối cùng lại chết dưới tay một tên bỉ ổi.


Phim The Corpse bride – 2005

Trong bộ phim, đã giúp cho Leonardo DiCaprio giành giải Oscar danh giá The Revernant, tông màu xanh chính là màu chủ đạo của cả bộ phim. Ngoài ra, việc kết hợp ánh sáng trong quá trình quay, trong khung giờ ma thuật từ 9:30 sáng đến 4:00 chiều vào cuối mùa thu và đầu mùa đông cùng cũng đã tạo nên những khung hình đặc biệt cô độc, làm nổi bật nhân vật chính của bộ phim và đem về giải Best Cinematography (Quay phim xuất sắc nhất) cho bộ phim.


Phim The Revenant -2015.

Như đã nói ở trên, màu sắc ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác và tâm lí con người. Để có một bộ phim hay không đơn giản chỉ về kịch bản, và các kĩ thuật quay phim mà làm sao để có thể ấn tượng với người xem ngay từ những yếu tố thị giác đầu tiên trong bộ phim. Chính màu sắc sẽ cho phép các đạo diễn và người kể chuyện tang thêm sâu vào bộ phim và cũng cho phép họ sử dụng lý thuyết màu sắc để ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc phản ứng của khán giả trên một cảnh hoặc một nhân vật cụ thể.

Tham khảo: Pixelfactory

Từ khóa: 

phim ảnh

,

bánh xe màu sắc

,

phim ảnh

Mình xem Sherlock version của Benedict Cumberbatch cũng để ý toàn là tông màu xanh, thể hiện rõ ràng sự cô độc và lạnh lẽo của con người Luân Đôn ( bối cảnh trong phim là thế ). Không hiểu sao mình lại thích những phim có tông màu lạnh hơn là những phim trong trẻo, có lẽ vì chất điện ảnh rõ ràng hơn, hợp tâm trạng hơn :D

Trả lời

Mình xem Sherlock version của Benedict Cumberbatch cũng để ý toàn là tông màu xanh, thể hiện rõ ràng sự cô độc và lạnh lẽo của con người Luân Đôn ( bối cảnh trong phim là thế ). Không hiểu sao mình lại thích những phim có tông màu lạnh hơn là những phim trong trẻo, có lẽ vì chất điện ảnh rõ ràng hơn, hợp tâm trạng hơn :D