Máu trong cơ thể được tạo ra như thế nào, và điều gì khiến chúng là chất lỏng?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Không chỉ có máu là chất lỏng, mà các loại dịch ngoại bào (môi trường nằm giữa các tế bào) cũng là chất lỏng. Chất lỏng đóng vai trò dung môi cho các phân tử khác hòa tan vào, từ phân tử nhỏ như NaCl, cho đến các đại phân tử như protein. Phải là chất lỏng thì mới dễ di chuyển trong lòng mạch và đóng vai trò tuần hoàn, trao đổi chất khắp cơ thể được.

Máu gồm rất nhiều thành phần: nước, các chất điện giải (Na+, K+,...), các loại protein, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tế bào máu thì được tạo ra từ tủy xương (và một vài nơi khác nữa), các loại protein thì được tạo ra từ khắp các loại tế bào khác nhau trong cơ thể và chui vào lòng mạch, còn nước và các chất điện giải thì cũng thấm qua thấm về sao cho nồng độ cân bằng các thứ... (Bạn hình dung mạch máu nó ko phải như ống nước kín bưng, mà nó cũng là do các tế bào lợp lại mà thành, giữa các tế bào đó có kẽ hở để các chất có thể thấm ra thấm vào, mà ngay cả các tế bào đó cũng cho các chất đi xuyên qua được. Dĩ nhiên tất cả phải được điều khiển nhịp nhàng ~~). Hình bên dưới là vẽ một ống mao mạch, còn động mạch và tĩnh mạch thì dày hơn và gồm nhiều lớp, với vai trò vận chuyển máu là chủ yếu, chỉ ở mao mạch mới đủ mỏng để máu thực hiện trao đổi chất với dịch ngoại bào.

https://cdn.noron.vn/2021/07/11/ch-22lecturepresentation-8-638-1626015814_1024.jpg

Kiếm cho bạn một hình nữa cũng khá đẹp:

https://cdn.noron.vn/2021/07/11/800wm-1626016125-1626016125_1024.jpg

Máu nói riêng và các chất khác của cơ thể ko phải được tạo một cái lèo mà là một quá trình thay mới diễn ra từ từ và liên tục, chất cũ thải ra, chất mới thêm vào, như dòng nước chảy trên sông vậy : )

Trả lời

Không chỉ có máu là chất lỏng, mà các loại dịch ngoại bào (môi trường nằm giữa các tế bào) cũng là chất lỏng. Chất lỏng đóng vai trò dung môi cho các phân tử khác hòa tan vào, từ phân tử nhỏ như NaCl, cho đến các đại phân tử như protein. Phải là chất lỏng thì mới dễ di chuyển trong lòng mạch và đóng vai trò tuần hoàn, trao đổi chất khắp cơ thể được.

Máu gồm rất nhiều thành phần: nước, các chất điện giải (Na+, K+,...), các loại protein, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tế bào máu thì được tạo ra từ tủy xương (và một vài nơi khác nữa), các loại protein thì được tạo ra từ khắp các loại tế bào khác nhau trong cơ thể và chui vào lòng mạch, còn nước và các chất điện giải thì cũng thấm qua thấm về sao cho nồng độ cân bằng các thứ... (Bạn hình dung mạch máu nó ko phải như ống nước kín bưng, mà nó cũng là do các tế bào lợp lại mà thành, giữa các tế bào đó có kẽ hở để các chất có thể thấm ra thấm vào, mà ngay cả các tế bào đó cũng cho các chất đi xuyên qua được. Dĩ nhiên tất cả phải được điều khiển nhịp nhàng ~~). Hình bên dưới là vẽ một ống mao mạch, còn động mạch và tĩnh mạch thì dày hơn và gồm nhiều lớp, với vai trò vận chuyển máu là chủ yếu, chỉ ở mao mạch mới đủ mỏng để máu thực hiện trao đổi chất với dịch ngoại bào.

https://cdn.noron.vn/2021/07/11/ch-22lecturepresentation-8-638-1626015814_1024.jpg

Kiếm cho bạn một hình nữa cũng khá đẹp:

https://cdn.noron.vn/2021/07/11/800wm-1626016125-1626016125_1024.jpg

Máu nói riêng và các chất khác của cơ thể ko phải được tạo một cái lèo mà là một quá trình thay mới diễn ra từ từ và liên tục, chất cũ thải ra, chất mới thêm vào, như dòng nước chảy trên sông vậy : )