Marketing có phải là một trò chơi tâm lý?
Hay cụ thể hơn, trong Marketing, ai là người hiểu tâm lý và biết nắm bắt tâm lý khách hàng hơn, người đó sẽ thắng?
Theo như mình biết và đọc được, thì bản chất của Marketing là làm mọi cách có thể để đưa được thương hiệu đến tay khách hàng mục tiêu. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng người làm marketing thì không thể làm như đang giỡn. Bởi lẽ, làm cách nào để thuyết phục được khách hàng lựa chọn mình khi ngoài kia còn có biết bao nhiêu là thương hiệu khác, cùng cung cấp một loại sản phẩm giống như mình là điều không phải dễ dàng. Làm sao biết được khách hàng muốn điều nghe điều gì, muốn biết điều gì, và cần điều gì? Đó là chưa tính tới những trải nghiệm độc đáo khi sử dụng, và những giá trị tinh thần mà thương hiệu của mình có thể mang lại cho khách hàng. Những điều đó quả thật không thể nào mà đo đếm được bằng tiền.
Hãy thử nghĩ xem, Apple đã làm như thế nào để dường như tất cả mọi người đều yêu chiếc iPhone?
Đó phải chăng chính là cái "love at first sight" mà tiếng Việt vẫn thường được biết đến là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Phải có được tình yêu ấy nơi khách hàng, phải có cái mối thiện cảm ngay từ ban đầu ấy nơi khách hàng, thì bạn mới có thể tiếp tục đưa ra những thông điệp, những nội dung hay những câu chuyện mà bạn và thương hiệu của bạn muốn kể… Chứ ngay từ đầu đã có ấn tượng xấu thì khó có thể làm được điều gì tiếp sau đó.
Mà một khi khách hàng đã yêu và “nghiện” rồi thì vấn đề không còn gì khó khăn nữa. Lúc đó, các marketer sẽ không khó để dẫn dắt tình cảm, kích thích khách hàng và khuyến khích họ chia sẻ với bạn bè của mình. Bởi một trong những cách tốt nhất để marketing vẫn là hình thức truyền miệng theo kiểu người này sẽ truyền cảm hứng cho người kia mà phải không?
Như chúng ta cũng thấy, hoạt động marketing ngày nay đang thay đổi nhanh chóng. Đối tượng của marketing cũng không chỉ là sản phẩm, giá cả, phân phối hay khuyến mãi như trước đây, mà đã được mở rộng hơn và bao gồm cả trải nghiệm và hành trình tiêu dùng của khách hàng. Mà một trong những điều khó khăn bây giờ là marketing đang phải vất vả đương đầu với những khách hàng có tính đỏng đảnh của tuổi mới lớn mà mọi nỗ lực truyền thống để giao tiếp với họ dường như đều không mấy khả quan. Chưa kể sự thật là còn có những khách hàng thật ra không biết là họ muốn cái gì cũng như cần gì.
Làm thế nào để hiểu được tâm lý của mọi khách hàng? Phải chăng marketing chính là một trò chơi tâm lý mà ở đó, cách chơi là làm sao nắm bắt tâm lý khách hàng mục tiêu? Có thể nào dựa vào hành vi của người tiêu dùng để đánh vào tâm lý của họ không? Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Hoang Phi Nguyen