Marketing 7P là gì?
Thuật ngữ "Marketing hỗn hợp"
Phần đông chúng ta, đặc biệt là những người có học và nghiên cứu về marketing, chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với thuật ngữ "marketing hỗn hợp", hay "marketing mix" trong tiếng Anh, là một mô hình tiếp thị chiến lược bao gồm 4 khía cạnh: sản phẩm (product), nơi bán hàng (place), khuyến mãi (promotion) và giá cả (price). Bởi thế nên marketing mix đôi khi còn được gọi là marketing 4Ps (4 chữ P - chữ viết tắt của 4 khía cạnh đã đề cập).
Thế nhưng, bạn có biết là ngoài 4 khía cạnh trên, các chuyên gia trong lĩnh vực marketing hiện đã đưa thêm vào mô hình tiếp thị chiến lược hỗn hợp này 3 khía cạnh khác, đó là: yếu tố con người (people), quy trình kinh doanh (process) và tài nguyên hữu hình của công ty (physical evidence). Mô hình này được gọi là marketing 7Ps.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mô hình tiếp thị chiến lược qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn: Smart Insights
7 khía cạnh trong Marketing 7Ps
1/ Sản phẩm (Product)
Là sản phẩm đầu ra cuối cùng mà công ty mang đến cho người dùng. Sản phẩm này có thể là một sản phẩm vật lý (ví dụ: điện thoại iPhone, kem đánh răng Colgate, nước giải khát C2, v.v...), nhưng cũng có thể là một dịch vụ mà công ty bạn cung cấp (ví dụ: tài xế Grab, Goviet, dịch vụ delivery, dịch vụ tổ chức sự kiện, v.v...). Phát triển chiến lược marketing trong khía cạnh này có nghĩa là tập trung vào đầu tư phát triển sản phẩm, R&D (nghiên cứu & phát triển), v.v...
2/ Nơi bán hàng (Place)
Là không gian nơi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm của công ty. Không gian này có thể là một cửa hàng, cũng có thể là một website hoặc fan page, trong trường hợp của những công ty kinh doanh online. Nếu công ty của bạn kinh doanh về dịch vụ, thì không gian bán hàng chính là nơi mà nhân viên của bạn tiếp xúc trực tiếp và phục vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Điểm trọng yếu của việc marketing trong khía cạnh này là làm cách nào để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra và tiếp cận các không gian bán hàng của công ty.
Nguồn: KC Local Marketing
3/ Khuyến mãi (Promotion)
Đây là các chiến dịch và hoạt động nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với công ty và sản phẩm của bạn hơn. Những công cụ và kênh tiếp thị như quảng cáo (Advertising), quan hệ công chúng (PR), quản lý rủi ro (Crisis Management), giảm giá (Sales Promotion), mạng xã hội (Social Media), v.v...đều là những công cụ tiếp thị có thể mang lại lợi ích lớn cho khía cạnh này của marketing hỗn hợp.
4/ Giá cả (Price)
Là mô hình giá cả mà các công ty thiết lập cho sản phẩm của mình. Mô hình giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán ra của sản phẩm. Bởi vậy, việc thiết lập đúng mức giá cả và bán cho đúng đối tượng khách hàng là một điều rất quan trọng. Để thực hiện tốt khâu này, các công ty thường phải dành rất nhiều thời gian và ngân sách cho việc nghiên cứu trước các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Nguồn: Invesp
5/ Yếu tố con người (People)
Là một trong 3 khía cạnh mới được đưa vào mô hình marketing hỗn hợp. Yếu tố con người bao gồm tất cả các thành viên trong một công ty. Điều quan trọng mà quản lý công ty cần chú ý chính là việc bổ nhiệm đúng người vào đúng việc. Nếu quản lý công ty không làm được điều này, công ty sẽ không thể vận hành theo cách hiệu quả nhất mà đáng ra nó đã có thể. Vì thế mà chất lượng sản phẩm và doanh thu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
6/ Quy trình kinh doanh (Process)
Là hệ thống các bước khác nhau và được tiến hành liên tiếp, kể từ lúc khách hàng hoàn tất đơn hàng của mình, cho đến lúc khách hàng nhận được sản phẩm, hoặc hưởng được lợi ích từ dịch vụ của công ty. Các công ty cần chú ý thiết kế một hệ thống vừa đủ đơn giản để người dùng có thể nắm bắt, và vận hành đủ nhanh để họ không phải chờ đợi quá lâu trước khi nhận được sản phẩm.
Nguồn: Local Opportunity
7/ Tài nguyên hữu hình (Physical Evidence)
Đặc biệt là trong trường hợp một công ty kinh doanh dịch vụ, sản phẩm của họ trong mắt khách hàng là một thứ tương đối trừu tượng và không thể thấy rõ. Trong khi đó, khách hàng - những con người - có khuynh hướng thích có được cảm giác chắc chắn và an toàn. Họ cần phải dựa trên những tài nguyên hữu hình, cụ thể (ví dụ: website công ty, cơ sở hạ tầng của công ty, nhân viên, đơn xác nhận đã mua hàng, tờ rơi quảng cáo, v.v...) để có thể đánh giá được công ty.
Bạn hiện đang áp dụng hình thức marketing 4P hay marketing 7P? Cùng chia sẻ tại phần bình luận của bài viết nhé!
Nguồn:
Business Queensland (2018) The 7P's of Marketing. Link:
Ngọc Anh (2017) 7P Marketing Mix là gì và áp dụng thế nào?. Link:
Professional Academy (2018) Marketing Theories - the Marketing Mix - from 4P's to 7P's. Link:
Team Hello (2016) The 7P's of the Marketing Mix. Link: https://www.hellodigital.marketing/learn/the-7-ps-of-the-marketing-mix/
marketing 7ps
,marketing mix
,marketing hỗn hợp
,marketing hỗn hợp 7p
,marketing
Thật ra chị nghĩ để có được 4Ps thì người ta phải làm đồng thời cả 7Ps rồi, chỉ có điều mức độ đầu tư hay chiến lược về 3Ps còn lại được chú trọng tới mức độ nào thôi.
Với chị để có được 4Ps truyền thống thì bản chất đã phải tồn tại va làm tốt 3Ps:
- Con người: đội ngũ làm sản phẩm, sáng tạo là cốt lõi của mọi thứ để hình thành nên sản phẩm
- Process: giúp kết nối, thúc đẩy việc làm việc, sản xuất, kinh doanh hiệu quả
- Nguồn lực - tài nguyên hữu hình: là những cốt lõi, nền tảng quyết định quy mô của sản phẩm, thị trường & những chất lượng dịch vụ sẽ được định ra
--> 3Ps thuộc về nội tại để quyết định quy mô, chất lượng sản phẩm được làm ra, xây dựng được chiến lược giá phù hợp; mở rộng hệ thống kênh phân phối hay xây dựng các chiến lược xúc tiến bán nhằm thúc đẩy khách hàng.
Hường Hoàng
Thật ra chị nghĩ để có được 4Ps thì người ta phải làm đồng thời cả 7Ps rồi, chỉ có điều mức độ đầu tư hay chiến lược về 3Ps còn lại được chú trọng tới mức độ nào thôi.
Với chị để có được 4Ps truyền thống thì bản chất đã phải tồn tại va làm tốt 3Ps:
--> 3Ps thuộc về nội tại để quyết định quy mô, chất lượng sản phẩm được làm ra, xây dựng được chiến lược giá phù hợp; mở rộng hệ thống kênh phân phối hay xây dựng các chiến lược xúc tiến bán nhằm thúc đẩy khách hàng.