Mạng xã hội có đang khiến giới trẻ lười biếng và mất hết chất xám?

  1. Xã hội

Bay giờ mk thấy mn đang lãng phí thời gian để lướt FB, tik tok,..các trang mạng xã hội. Nếu dùng thời đó cho thực tế thì có thể làm được nhiều việc khác có ích hơn.

Với nền tảng video ngắn đang hot hiện nay như tik tok thì không chỉ chúng ta không học được những thứ gì có ích từ đó mà còn thu về những thứ độc hại, vô tri.

Cảm giác giờ cái gì mn cũng phụ thuộc vào MXH, dần ỷ lại vào nó nhất là những người trẻ. Phải k ?

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

xã hội

Mình nghĩ mạng xã hội không hoàn toàn xấu, nhưng điều khiến mình quan tâm nhất hiện nay là tác động của mạng xã hội đến các hành vi của con người (không riêng gì giới trẻ) trong đời thực. Ngoài những tác động tích cực, thì mạng xã hội có những tồn tại mà chúng ta cần hết sức lưu ý:

  • Sự lười biếng khi tiếp nhận thông tin (không kiểm chứng, sàng lọc) có thể tạo nên những đám đông thụ động và dễ bị dẫn dắt để trở nên quá khích, cực đoan.
  • Mạng xã hội đang khiến cho năng lực cảm xúc xã hội của con người trong đời thực bị suy yếu. Trong đời thực, càng ngày càng nhiều cá nhân ngại kết nối, tương tác trực tiếp. Họ "cố thủ" với chiếc điện thoại nếu bị đặt vào những hoàn cảnh mới và không biết cách biểu đạt ý nghĩ, cảm xúc của bản thân cũng như thấu hiểu những người xung quanh.
  • Dùng mạng xã hội sẽ trở nên thông minh hơn? mình không chắc lắm về điều này. 
  • Mạng xã hội đang đẩy nhanh tốc độ tiêu dùng của con người: liên tục cảm thấy cần phải mua sắm (và dĩ nhiên kèm theo là kiếm tiền). Vòng lặp này có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ và gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, hệ sinh thái (tiêu dùng nhiều đồng nghĩa với khai thác nhiều và rác thải cũng nhiều hơn).
  • Các thuật toán của mạng xã hội thường nhắm đến việc khai thác thông tin của người dùng, từng bước lập trình hành vi của họ, kéo dài thời gian sử dụng để dần dần vắt kiệt họ cả về tiền bạc và thời gian. Nói cách khác, người dùng càng lún sâu vào mạng xã hội thì nhà phát triển càng thu về nhiều lợi ích. Cá nhân mình cho rằng hành vi này là vô nhân đạo.
  • Mạng xã hội đang góp phần tạo ra thói phù phiếm (đăng tải ảnh về những thói quen xa hoa, những món đồ xa xỉ). Những thói quen phù phiếm này dẫn đến tư duy đề cao hình thức hơn thực chất, dễ biến người dùng trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo.
Trả lời

Mình nghĩ mạng xã hội không hoàn toàn xấu, nhưng điều khiến mình quan tâm nhất hiện nay là tác động của mạng xã hội đến các hành vi của con người (không riêng gì giới trẻ) trong đời thực. Ngoài những tác động tích cực, thì mạng xã hội có những tồn tại mà chúng ta cần hết sức lưu ý:

  • Sự lười biếng khi tiếp nhận thông tin (không kiểm chứng, sàng lọc) có thể tạo nên những đám đông thụ động và dễ bị dẫn dắt để trở nên quá khích, cực đoan.
  • Mạng xã hội đang khiến cho năng lực cảm xúc xã hội của con người trong đời thực bị suy yếu. Trong đời thực, càng ngày càng nhiều cá nhân ngại kết nối, tương tác trực tiếp. Họ "cố thủ" với chiếc điện thoại nếu bị đặt vào những hoàn cảnh mới và không biết cách biểu đạt ý nghĩ, cảm xúc của bản thân cũng như thấu hiểu những người xung quanh.
  • Dùng mạng xã hội sẽ trở nên thông minh hơn? mình không chắc lắm về điều này. 
  • Mạng xã hội đang đẩy nhanh tốc độ tiêu dùng của con người: liên tục cảm thấy cần phải mua sắm (và dĩ nhiên kèm theo là kiếm tiền). Vòng lặp này có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ và gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường, hệ sinh thái (tiêu dùng nhiều đồng nghĩa với khai thác nhiều và rác thải cũng nhiều hơn).
  • Các thuật toán của mạng xã hội thường nhắm đến việc khai thác thông tin của người dùng, từng bước lập trình hành vi của họ, kéo dài thời gian sử dụng để dần dần vắt kiệt họ cả về tiền bạc và thời gian. Nói cách khác, người dùng càng lún sâu vào mạng xã hội thì nhà phát triển càng thu về nhiều lợi ích. Cá nhân mình cho rằng hành vi này là vô nhân đạo.
  • Mạng xã hội đang góp phần tạo ra thói phù phiếm (đăng tải ảnh về những thói quen xa hoa, những món đồ xa xỉ). Những thói quen phù phiếm này dẫn đến tư duy đề cao hình thức hơn thực chất, dễ biến người dùng trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo.
Nền tảng MXH nào cũng chỉ là nơi để người sản xuất nội dung chia sẻ tới người dùng. Giả sử mọi người đều chăm chỉ, sáng tạo, vậy thì ai là người xem? Ví dụ tiktok cũng đã thay đổi trong năm qua, nhiều khi buộc phải dùng tiktok vì không nhiều người làmbên youtube nữa. Do bản chất tự do của MXH làm nó trở nên khá độc hại, nên học cách học thông tin cũng như chọn nội dung thì đúng hơn.
https://cdn.noron.vn/2023/01/21/innovation1-1526695992-1674271465.jpg
Về việc nếu chăm chỉ và sáng tạo thì thành công, rất phiến diện. Nó như câu "đọc sách để thành công" vậy. Không phải ai đọc sách cũng thành công, tuy nhiên người được xem là thành công thì thường đọc sách. Tương tự chăm chỉ, sáng tạo chắc chắn là cần thiết nhưng chẳng phải tất cả.

Cái gì cũng có hai mặt của nó bạn ạ như với mạng xã hội cũng vậy,cũng có mặt tốt và mặt xấu,quan trọng là mình có biết phát huy những mặt tốt đó của nó không mới là vấn đề.Nếu biết cách sử dụng MXH tốt như xem các video bổ ích liên quan đến khoa học,lịch sử thì đương nhiên nó sẽ giúp ích cho bạn thay vì dành hàng giờ lướt tiktok xem những video giải trí vô bổ.Và khi lên mạng xã hội thì cũng sẽ phải biết chọn lọc thông tin,thông tin nào nên tiếp thu,chia sẻ,thông tin nào cần được loại bỏ và không chia sẻ.Thay vì dành thời gian lướt mạng xã hội để xem cuộc sống của người khác diễn ra ra sao thì mình có thể dành những thời gian rảnh ấy để tập thể dục,học các kĩ năng mới,đọc sách hay trau dồi bản thân.https://cdn.noron.vn/2023/05/18/8600207621896336-1684371281.jpg

Xã hội luôn luôn tịnh tiến, sự phát triển luôn bao gồm cả mặt tốt và mặt xấu. Nó đòi hỏi chúng ta luôn cần phải thích nghi với thời thế và tự tạo lối đi cho riêng mình.

Đừng làm con rối của chủ nghĩa tiêu dùng, khi mà con người tạo ra hàng hóa, trong khi con người...cũng là một loại hàng hóa. 

Khi chưa đủ trải nghiệm, chưa nắm vững kiến thức cơ sở, MXH dễ gây ngộ độc thông tin không chỉ người trẻ mà cả một bộ phận người cao tuổi
https://cdn.noron.vn/2023/01/22/13883174014638381-1674358638.jpg
Cũng còn tùy thôi bác. Không phải không muốn ra ngoài kia khám phá mà thật sự không có nhiều thời gian và tài nguyên ( tiền, điều kiện). Hiện tại mình đang vừa đi học vừa đi làm. Kết thúc 1 ngày cũng đã 10h tối. Nghỉ trưa có chút thời gian thì lượtmạng xã hội xem có gì hay hay. Tối về cũng vậy. Với lại nhiều khi con người đã bị vắt kiệt bởi cuộc sống áp lực ngoài kia, thì mxh như là cứu cánh cho tâm hồn vậy. Quan điểm của bác không sai, mình công nhận. Nhưng không phải ai cũng có nhu cầu và có đủ sức lực, điều kiện thực hiện hoài bão như bác nói.
Chào b, mk thấy bạn đang nhìn vấn đề 1 chiều theo cách tiêu cực. Bạn hãy nhìn mặt tích cực xem mxh là công cụ liên lạc giải trí. Có rất nhiều cái hay ho để học hỏi tìm tòi. Bạn thử ra ngoài kia xem bạn đủ khả năng hay là tự tin để hỏi và tìm tòi không. Thay vào đó bạn lên mạng nhờ 1 cái vỏ bọc hoàn hảo là cái acc clone bạn có thể hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn để những người tâm huyết về vấn đề đó trả lời. Mạng xã hội không xấu. Nó cũng như xã hội bên ngoài thôi. Chơi bạn tốt thì ok đấy nhưng chơi bạn xấu thì bỏ
sẽ có một người nào đó cmt: "chủ tus ít sài mạng xã hội thế rồi đã trở thành tỷ phú hay đạt được thành công chưa"
Mình thì cũng phần nào tán thành ý kiến này. sài mxh là hoạt động tốn thời gian, và lợi ích nó mang lại thì tùy vào mỗi người.
hơn nữa, mình cảm thấy "chăm chỉ và sáng tạo" là không đủ để thành tỷ phú đâu. nó cần nhiều yếu tố liên quan đến xã hội, thời điểm nữa
Mạng xã hội là một phương tiện truyền thông hiện đại, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nó mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, như kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, hình ảnh, video, âm nhạc, tin tức và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ, khiến họ trở nên lười biếng trong công việc và học tập. Họ dễ bị cuốn vào thế giới ảo, lãng phí thời gian và tiền bạc cho những hoạt động vô bổ, không có ích cho bản thân và xã hội. Họ cũng dễ bị sao chép ý kiến của người khác, không có tư duy sáng tạo và phản biện, chỉ biết nhận định những gì có sẵn trên mạng. Đây là một vấn nạn cần được giải quyết sớm để bảo vệ sức khỏe và tương lai của giới trẻ.