Mẫn Đế, nỗi niềm của ông vua cuối triều Lê

  1. Lịch sử

Sinh ra trong nhà Đế Vương; chịu khổ nhục mọi cảnh cũng bởi nhà Đế Vương; chính là Mẫn Đế. Người cha có ý chống họ Trịnh, lại là cái gai trong mắt Trịnh Sâm nên cuối cùng bị bức hại; đứa trẻ Duy Kỳ cùng hai em mang danh hiệu Hoàng tôn con Thái tử Duy Vỹ bị tống giam vào ngục Đề Lao; đúng là con vì cha mà được "quý hiển". Quân kiêu binh nổi loạn lập Trịnh Khải lên làm chúa, ba anh em ông được thả ra ngoài; Duy Kỳ sau đó được quân Tam phủ ép Hiển Tông lập làm Hoàng Thái tôn thay Duy Cận. Khoảng thời gian từ năm 1783-1786 có lẽ là những năm yên bình nhất của Hoàng Thái tôn để rồi từ đây hàng loạt sóng gió sẽ lại nổi lên. Ngôi Đế suýt mất vì lời nói của Hoàng cô Ngọc Hân với Long Nhương, sau nhờ Tôn thất nhà Lê ra mặt mọi việc mới được như cũ. Thành Thăng Long thời Chiêu Thống thật chẳng khác gì cái lều rách, các thổ hào, thế lực từ họ Trịnh, quận Thạc rồi Tây Sơn... ra vào vơ vét cướp phá hết tất cả, cung điện đền miếu chẳng khác gì chỗ cỏ hoang; đến độ Quận Bằng khi nhận lời ra Long thành giúp vua Lê ổn định thấy kho tàng trống rỗng đã phải đi thu đồ chuông khánh khắp các chùa chiền về mở vựa ve chai lớn để đúc tiền Chiêu Thống Thông Bảo; triều đình mới cũng cố gắng ổn định nhân sự, quân đội và mở một số kỳ Chế khoa tìm người ra giúp nước lúc nguy ngập.

Vũ Văn Nhậm tiến quân diệt Chỉnh; vua Lê cùng hoàng tộc cận thần bôn tẩu tình cảnh nguy nan, trên đường đi không những quân Tây Sơn truy đuổi mà các thổ mục còn đe doạ uy hiếp cả nhà vua; việc ấy trong các nhật ký của vong thần nhà Lê hay chuyên khảo Lê mạt sự ký của Nguyễn Duy Chính ghi chép rất rõ. Ý định cầu cứu Thanh triều vốn không phải là chủ trương ban đầu của ông; nhóm vong thần hộ tống Thái hậu nhà Lê chạy vào đất Thanh cũng chỉ có mục đích xin tị nạn tránh quân Tây Sơn chờ vua Lê hưng binh đón về, bức thư cầu cứu kia của Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc dưới danh nghĩa Thái hậu cũng là được các quan lại nhà Thanh hứa hẹn và mớm lời để dâng lên Càn Long và trong đó cũng chỉ đề cập muốn Thanh triều đem binh áp sát biên giới tạo uy thế khiến Tây Sơn phải rút lui; và Chiêu Thống chỉ có những động thái chấp thuận và gửi thư khi Tôn Sĩ Nghị đã bắt đầu động binh như hợp thức hoá hành động của quân Thanh. Có một điều mà chắc hẳn ai cũng quen thuộc, đó là vua Lê khi nghe tin họ Tôn dẫn binh đã thân hành đem lễ vật đón chào ở Kinh Bắc và dẫn đường tiến chiếm Thăng Long; thực ra mọi chuyện không hẳn như vậy; từ lúc xuất binh đến khi chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đều cho cựu thần nhà Lê đi khắp nơi truy tìm tung tích Chiêu Thống và vô cùng lo lắng vì chẳng thể thực hiện đúng cái danh nghĩa Thiên triều: "Hưng diệt kế tuyệt, Tự tiểu tồn vong" mà không có vua An Nam; mãi đến tận canh hai đêm 20 tháng Một Âm lịch sau khi Thanh triều đã ciếm được thành và lập doanh trại, vua tôi nhà Lê mới bí mật vào đại trướng yết kiến Tôn Đốc bộ. Những ngày sau đó gần như mọi việc làm của triều đình nhà Lê đều do họ Tôn chỉ huy. Khi nhận thấy tình hình dần dần có những bất lợi và e sợ Đại Thanh sẽ bước tiếp vào vết xe đổ Miến Điện, chính Càn Long-vị vua trước đây hăm hở với chiến dịch An Nam đã bí mật hạ lệnh cho Tôn Sĩ Nghị bí mật rút quân về để mặc Chiêu Thống; còn họ Tôn kia vừa mong lập công lớn lại không muốn trái lệnh nên dùng dằng chẳng quyết; khiến Quang Trung cùng quân Tây Sơn tạo nên chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm Kỷ Dậu(1789).

Về Bắc quốc cùng tàn quân nhà Thanh, ông bị Càn Long lừa cho nhiều vố rất đau khi nhà Thanh chủ trương giao hảo với Tây Sơn. Chiêu Thống vốn chẳng muốn ở lại đất khách nên đã đề nghị với nhà Thanh hai việc: -Can dự với Tây Sơn để cho giữ đất Thái Nguyên, Cao Bằng làm nơi thờ cúng Tiên đế như nhà Minh với họ Mạc xưa; nhường lại đồng bằng cho Tây Sơn.🏛 -Vào Đồng Nai Gia Định cùng hợp sức với chúa Nguyễn chống Tây Sơn.⚔

Cả hai đều không được chấp thuận và kết cục Mẫn Đế thế nào chắc mọi người đều rõ. Chửi vua Lê cũng dễ thôi, nhưng hãy tìm hiểu kỹ để xem liệu những thứ chúng ta chuẩn bị đem ra để chửi liệu có đúng không.


Từ khóa: 

lịch sử

Lâu rồi mới trở lại noron, gặp ngay bài về nhân vật mình thích, chả biết nói gì ngoài việc ông Kỳ quá đen, sinh vào lúc xung quanh toàn lũ hủ nho kiểu nhà văn nói khoác như phan huy ích hay phò thịnh k phò suy như Ngô Thì Sỹ, hoặc sát 4 người cha để lấy chức thị lang như nhậm, bản thân ở tù lâu không được học hành đầy đủ, làm sao đủ sức kéo lên 1 giang sơn đã đến hồi tan rã

Trả lời

Lâu rồi mới trở lại noron, gặp ngay bài về nhân vật mình thích, chả biết nói gì ngoài việc ông Kỳ quá đen, sinh vào lúc xung quanh toàn lũ hủ nho kiểu nhà văn nói khoác như phan huy ích hay phò thịnh k phò suy như Ngô Thì Sỹ, hoặc sát 4 người cha để lấy chức thị lang như nhậm, bản thân ở tù lâu không được học hành đầy đủ, làm sao đủ sức kéo lên 1 giang sơn đã đến hồi tan rã

Viết ngày càng lên tay đấy bạn!

Nhưng mình góp ý là bạn nên cho thêm hình ảnh minh họa chèn vào nội dung phần text cho sinh động, đọc cũng dễ hơn, như mấy bài của anh Lộc ấy. :) Hình vẽ cũng được! :D Nội dung thì ok rồi.

Một vị vua số khổ; mệnh Đế Vương hoạ phúc vô thường