Mạc Đăng Dung và nỗi cô đơn, hiu quạnh?
Từ một chàng đánh cá đất Cổ Trai, trở thành Đô lực sĩ rồi Thái phó Nhân Quốc công, Thái sư An Hưng Vương và cuối cùng là vị hoàng đế khai mở một vương triều; có thể nói Mạc Đăng Dung là một trong những boss có chí tiến thủ nhất sử Việt. Dựng cơ nghiệp trên đống hoang tàn của triều đại Lê sơ với những vua Quỷ, vua Lợn; lấy thiên hạ bằng máu và binh đao; ta cho rằng ông giống Hồ Quý Ly, tàn bạo mất lòng người. Đúng; muốn nên đế vương sao có thể không bạo tàn,"Nhất tướng công thành vạn cốt khô". Nhưng sự tương đồng hai vị vua cách nhau hơn thế kỉ đâu chỉ có thế, họ còn giống nhau ở cái đơn độc, hiu quạnh cả lúc còn sống lẫn với hậu thế sau này. Mang danh là kẻ nghịch thần, sẽ bị các sử quan dành những lời cay độc nhất, mãi gắn cùng chữ Nguỵ; những điều đó chẳng lẽ Mạc Thái Tổ không biết ư? Đương nhiên ông biết rất rõ; nhưng tại sao vẫn làm; thế thời như thế không làm không được.
Rồi dâng đất nộp sổ, trói mình xưng tội nơi ải Nam Quan; lẽ nào sử sách không cho đó là vết nhơ nỗi nhục quốc sỉ khó gạt rửa, dân chúng không coi ông vua ấy là kẻ tội nhân của nước Việt sao; chắc chắn là có. Vậy sao vẫn làm; vì xã tắc nên không thể không làm, không thể không chịu nhục. Có người bảo tại sao không liên kết với Nam triều mà cùng chống giặc chung, tại sao chẳng dốc binh cự địch; liệu Nam triều có đồng ý không trong khi chính họ cầu quân Minh sang hạch tội, cái hoạ binh lửa vừa dứt không lâu, giờ lại bắt muôn dân chịu cảnh khổ sao.
Sau tất cả, ông lại Cổ Trai với bao vết thương lòng và trở về với tiền nhân.
Cái án nghịch thần còn đó, những lời phỉ nhổ nào dứt; nhưng người thì đã hoá thiên cổ. Và 500 năm sau, những kẻ hậu thế có tâm, những người muốn tìm lại sự thật vẫn đang từng ngày viết, đọc... để thân oan cho một con người, một vương triều. Đức Thái Tổ cứ an tâm, chúng con sẽ luôn ở bên người.