Mạc Đăng Dung trói gà không chặt, cướp ngôi bộp chộp gây nên chuỗi tổn thất cho đất nước?
Hiện nay có nhiều bài viết có phong trào ngụy biện giảm bớt tội cho nhà Mạc, đặc biệt Mạc Đăng Dung. Họ nhận định theo xu hướng bào chưa hơn là đánh giá khách quan, đó chỉ là những định hướng dắt mũi người đọc phải không?
1.Sự tương đồng giữa nhà Mạc và nhà Lý, Trần đó là đều cướp ngôi khi triều đình rối ren. Nhưng khác nhau đó là Lý, Trần đã chuẩn bị rất kỹ nên sang ngôi mà thiên hạ không loạn. Còn nhà Mạc cướp ngôi xong gây nên chiến tranh 60 năm khốc liệt, cắt đất cho Trung Quốc, nộp sổ sách nội thuộc Quảng Tây, bị ép từ Quốc Vương chỉ còn là Đô Thống sứ, ngang 1 chức quan của TQ ..v..v Chúng ta không thể đổ tại quan triều Lê không theo nhà Mạc được, vì đó là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra của việc cướp ngôi, phong trào phò X diệt Y. Và người cướp ngôi sẽ phải lường trước để giải quyết.
2. Sự tương đồng giữa Mạc Đăng Dung và Trịnh Tùng:
Cả hai đều có công lao giúp nhà Lê dẹp sạch các thế lực thù địch, cả hai đều đạt đỉnh cao quyền lực nắm quyền triều chính khi nhà Lê bắt đầu lại từ con số 0.
Nhưng khác nhau là Mạc Đăng Dung chọn cướp ngôi lập nên triều đại mới, còn Trịnh Tùng chọn chuyên quyền làm chúa, vẫn giữ vua Lê.
Kết quả thì triều Lê Trung Hưng tồn tại hơn 200 năm, lâu nhất lịch sử phong kiến, dù giết vua Lê thế nào thì đó cũng chỉ là đấu đá nội bộ. Đời sống nhân dân có những đoạn được ghi chép lại phương tây khá là sung túc.
Kết quả hành động Mạc Đăng Dung là chuỗi hệ quả xấu mình nêu trên rồi đó.
Triều đại cũ suy yếu thì triều đại mới lên thay là hợp lẽ trời nhưng lên thay mà gây tổn thất còn nhiều lần hơn trước đó thì là công hay tội?
Các bạn nghĩ thế nào?
lịch sử
Việc có những thành phần ngược dòng, tìm cách tẩy trắng cho 1 số nhân vật lịch sử để chứng tỏ bản thân hiểu biết thì đâu chả có, hôm trước trên này còn có đồng chí nào viết 1 cái wall of text để chứng minh "không có chuyện Nguyễn Ánh hỗ trợ gạo cho quân Thanh".
Mạc Đăng Dung có thể coi là Tào Tháo phiên bản lỗi đi. Mạc Đăng Dung xuất thân võ tướng, về mặt đánh đấm cũng khá ổn, đánh đông dẹp bắc khắp nơi. Tuy nhiên, sau khi thắng nhiều thì công cao lấn chủ, bắt đầu xây dựng vây cánh, giết quan lại, chèn ép vua, lập vua mới, giết vua cũ, ép vua nhường ngôi... Nhưng lực lượng của Mạc Đăng Dung ko đủ mạnh, vấp phải quá nhiều người phản đối, nổi dậy dưới ngọn cờ "phù Lê diệt Mạc". Trong nước rối loạn, nội chiến liên miên, bên ngoài thì nhà Minh nhòm ngõ. Mạc Đăng Dung cũng chẳng có lực mà đánh nhau cả với nhà Minh nên chọn cách quỳ lạy, cắt đất. Ở cái đất nước này, thằng nào vì lợi ích của bản thân và dòng họ mà dính đến cắt đất, cầu viện ngoại bang, giúp ngoại bang đánh dân trong nước thì đều bị chửi cả thôi.
Còn việc chuẩn bị kỹ hay ko thì chẳng liên quan lắm, cờ đến tay thì phất thôi, ai biết thế nào là kỹ lưỡng hay chưa đâu. Thắng hay thua thì với quả quỳ lạy cắt đất thì MĐD vẫn bị hậu thế lên án thôi, NA là người thắng cuối cùng nhưng cũng có khác gì đâu.
Ghost Wolf
Việc có những thành phần ngược dòng, tìm cách tẩy trắng cho 1 số nhân vật lịch sử để chứng tỏ bản thân hiểu biết thì đâu chả có, hôm trước trên này còn có đồng chí nào viết 1 cái wall of text để chứng minh "không có chuyện Nguyễn Ánh hỗ trợ gạo cho quân Thanh".
Mạc Đăng Dung có thể coi là Tào Tháo phiên bản lỗi đi. Mạc Đăng Dung xuất thân võ tướng, về mặt đánh đấm cũng khá ổn, đánh đông dẹp bắc khắp nơi. Tuy nhiên, sau khi thắng nhiều thì công cao lấn chủ, bắt đầu xây dựng vây cánh, giết quan lại, chèn ép vua, lập vua mới, giết vua cũ, ép vua nhường ngôi... Nhưng lực lượng của Mạc Đăng Dung ko đủ mạnh, vấp phải quá nhiều người phản đối, nổi dậy dưới ngọn cờ "phù Lê diệt Mạc". Trong nước rối loạn, nội chiến liên miên, bên ngoài thì nhà Minh nhòm ngõ. Mạc Đăng Dung cũng chẳng có lực mà đánh nhau cả với nhà Minh nên chọn cách quỳ lạy, cắt đất. Ở cái đất nước này, thằng nào vì lợi ích của bản thân và dòng họ mà dính đến cắt đất, cầu viện ngoại bang, giúp ngoại bang đánh dân trong nước thì đều bị chửi cả thôi.
Còn việc chuẩn bị kỹ hay ko thì chẳng liên quan lắm, cờ đến tay thì phất thôi, ai biết thế nào là kỹ lưỡng hay chưa đâu. Thắng hay thua thì với quả quỳ lạy cắt đất thì MĐD vẫn bị hậu thế lên án thôi, NA là người thắng cuối cùng nhưng cũng có khác gì đâu.
Lê Minh Hưng
Học sử có lẽ không nên luận đúng sai nhiều quá. Các bậc tiền nhân dù ở phe này hay phe kia thì đều là một phần của lịch sử, nó không thể thay đổi được. Đến như Hitle hay chủ nghĩa phát xít ra đời, được rất nhiều người ủng hộ và đi theo là có cái lý của nó. Bây giờ mỗi chúng ta nhìn vào quá khứ, tuổi trẻ của mình, cũng sẽ thấy rất nhiều bài học, rất nhiều cái chưa tốt, thậm chí là ngu muội. Thế nhưng tại thời điểm đó, mỗi quyết định được đưa ra đều có cái lý của nó. Nó là bài học để chúng ta đi tới, hoàn thiện mình. Là đúng hay là sai cũng không thể thay đổi được nữa. Là sai hay đúng thì nếu cho quay lại thời điểm đó, chúng ta vẫn sẽ quyết định vậy thôi.
Rukahn
Nói thật là bạn thớt rảnh v*l ra, đưa 1 nhận định bâng quơ về các chủ đề mang tính chất còn đang tranh cãi cả, chưa biết chốt theo bên nào, mình nghĩ bợn nên làm việc gì có ích hơn là viết thế. Vì sao ư, bởi có gõ nát phím căn bản mỗi bên vẫn chả có gì thay đổi về quan điểm, thật vô dụng.
Tôi thấy bạn và nhiều người như bạn j đó đại mạc chỉ thích vin vào dăm bả quan điểm lý thuyết chả có thực tiễn gì để đánh giá nhân vật lịch sử. Lý luận là vật chết, nhân vật là ngưới sống, sao có thể đánh giá 1 cách phiến diện như thế. Thêm nữa nhân vật lịch sử vào giờ khắc kiến tạo sự kiện đâu có quyền nhìn thấy trước kết quả để mà cân nhắc có làm tiếp hay ko? Nếu cứ được nhìn trước thì chắc Hitler đã xác định thôi chôn thân làm lính chứ chả tội gì phải gia nhập đảng quốc xã để rồi có một kết cục bầy nhầy.
Khổng Minh
Cuộc phân tranh chỉ trích đúng sai của lịch sử có ý nghĩa gì? Thuận theo thời thế lấy được lòng dân thì là ý trời, thất bại gọi là mưu phản. Nếu như cầu viện Trung Quốc mà thành công thì nay đã khác. Hoàn cảnh và bản thân là khác nhau, người đời sau cớ sao lại lấy cái nhìn bản thân để đánh giá quân vương đời trước. Người đời sau nên lấy đó rút ra làm 1 kinh nghiệm thì đúng đắn hơn.