Mặc cảm về ngoại hình có đáng sợ như mọi người nghĩ?

  1. Sức khoẻ

Ngày nay, xã hội đang ngày càng có thêm nhiều người đang mắc hội chứng "sợ xấu" này, nghe thật vô lý nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm lo âu, rối loạn tâm lý, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống,... Cứ khoảng 100 người thì sẽ có khoảng 5-6 người bị căn bệnh này, và 15%-20% đã lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ. Vậy căn bệnh này là gì mà nó lại đáng sợ đến như thế?

Từ khóa: 

mặc cảm ngoại hình

,

hội chứng sợ xấu

,

sức khoẻ

Mình nghĩ là có đấy, hồi cấp 3 mình có chơi thân 1 cô bạn 3 năm trời, bây giờ không còn chơi nữa.

Bạn ấy cũng hay bị mặc cảm về ngoại hình lắm, mặc dù mọi thứ rất bình thường, tỉ mỉ đến từng chi tiết và rất hay để ý mọi thứ xung quanh bản thân. Hôm nào chỉ cần mặt nổi 1 cái mụn thôi cũng nghỉ học cả buổi luôn, mình hỏi thì biết lý do. Xong nhiều lúc hay khóc 1 mình vì thấy bản thân mình xấu hơn ngkhac.

Mình cũng từng khuyên nhủ và giúp đỡ rất nhiều nhưng mọi nỗ lực chuyển thành công cốc sau một thời gian. Giờ hai đứa mỗi người một nơi mà mình cũng chẳng có liên hệ qua lại nhiều nữa, không biết giờ này bạn ấy đang ra sao rồi:v

Trả lời

Mình nghĩ là có đấy, hồi cấp 3 mình có chơi thân 1 cô bạn 3 năm trời, bây giờ không còn chơi nữa.

Bạn ấy cũng hay bị mặc cảm về ngoại hình lắm, mặc dù mọi thứ rất bình thường, tỉ mỉ đến từng chi tiết và rất hay để ý mọi thứ xung quanh bản thân. Hôm nào chỉ cần mặt nổi 1 cái mụn thôi cũng nghỉ học cả buổi luôn, mình hỏi thì biết lý do. Xong nhiều lúc hay khóc 1 mình vì thấy bản thân mình xấu hơn ngkhac.

Mình cũng từng khuyên nhủ và giúp đỡ rất nhiều nhưng mọi nỗ lực chuyển thành công cốc sau một thời gian. Giờ hai đứa mỗi người một nơi mà mình cũng chẳng có liên hệ qua lại nhiều nữa, không biết giờ này bạn ấy đang ra sao rồi:v

Trước hết, căn bệnh mặc cảm về ngoài hình này hay có tên gọi khác là BDD (Body Dysmorphic Disorder)một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (sẹo trên mặt, mũi không cao, răng thưa, da không đẹp như người khác…), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại.

VÌ sao nó lại đáng sợ?

Thứ nhất nó làm suy giảm chức năng của xã hội, ảnh hưởng đến công việc và học tập. Một số trường hợp nặng khiến cho bệnh nhân tự cách ly bản thân trong phòng.

Thứ hai, nó xảy ra các triệu chứng như:

  • Nghĩ về khiếm khuyết hàng ngày
  • Soi gương thường xuyên hoặc ngược lại rất ghét soi gương và liên tục sờ, kiểm tra khiếm khuyết
  • Tránh bất kỳ tình huống nào mà họ cảm thấy khiếm khuyết của mình bị chú ý, trong trường hợp nặng nó có thể khiến họ không bao giờ rời khỏi nhà
  • Phiền muộn, lo âu và ở một số trường hợp có ý nghĩ tự sát
  • Hay so sánh mình với người khác
  • Chải chuốt ngoại hình quá mức
  • Tránh xuất hiện nơi đông người
  • Sử dụng quần áo, trang điểm hoặc các cách khác một cách quá mức để che đi phần "thiếu sót"
  • Thường xuyên hỏi người khác đánh giá như thế nào về khiếm khuyết của họ để lấy lại niềm tin, nhưng lại không tin những đánh giá ấy
  • Nghiêm khắc quá mức trong việc ăn kiêng và tập thể dục
  • Khi có điều kiện kinh tế họ muốn thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ngay cả khi các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng không cần thiết