Mã QR có thể cạn kiệt không?

  1. Công nghệ thông tin

QR là vạch ma trận xen kẽ giữa các chấm đen với chấm trắng, nhưng tổng số ô trắng và ô đen là giới hạn vậy có phải số mã QR cũng là giới hạn ko? Rất nhiều loại mã thanh toán được sử dụng và với tốc độ tạo ra hàng loạt trường hợp mã QR mới liên tục như vậy liệu mã QR có cạn kiệt không ?

https://cdn.noron.vn/2023/01/12/1zvji-1673516504_1024.png
Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Có. Vì nó có giới hạn cũng như sự chịu đựng người yêu khi bạn đang cáuuuu vậy :)))
Nhưng mà khi quét và sử dụng tất cả các mã QR, con người chúng ta sẽ phải mất một thời gian dài, rất dài... nhiều tỷ tỷ năm đấy.
Mã QR (QR Code - viết tắt của Quick Response Code)
- mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave của Nhật từ năm 1994. QR xuất phát từ “Quick Response” có nghĩa đáp ứng nhanh, tức là loại mã này được giải mã ở tốc độ cao. Được công nhận là chuẩn quốc tế vào năm 2000. Công ty Denso Wave vẫn giữ bằng sáng chế công nghệ nhưng ai cũng có thể sử dụng mã QR mà không phải trả phí, chỉ cần được dùng theo chuẩn ISO/JIS.
Tôi có tìm hiểu về WeChat và biết rằng họ sử dụng mã thanh toán là ma trận 25 × 25. Mỗi hình vuông như đơn vị ma trận.
Có 25 khối trong mỗi hàng, tổng cộng 25 cột, ngoại trừ khối định vị và khối sửa lỗi dự phòng, còn lại 478 khối. Theo nhị phân, mỗi khối chỉ có hai tùy chọn, đen và trắng, vì vậy 478 khối về mặt lý thuyết có thể kết hợp 2 ^ 478 mã QR.
Mã hai chiều có kích thước 25X25 có thể được tạo ra số lượng mã QR là : 780437137578998057845399307448291576437149535666242787714789239906342934704941405030076525765872992789956732780351737
Bạn có thể đọc được con số trên không ?
Dự kiến WeChat sẽ sử dụng 600 tỷ mã QR mỗi năm. Như vậy cần mất bao nhiêu năm để dùng hết mã QR được tạo bởi kích thước 25X25?
Cùng làm một phép toán 2 ^ 478/600 tỷ = 1.301 × 10 ^ 132 năm (hơn một nghìn tỷ tỷ năm), Với con số này thì có rất nhiều mã QR đủ để loài người sử dụng trong hàng nghìn tỷ năm.
Phép tính này 1.301 × 10 ^ 132/5 = 2.602 x 10 ^ 131 năm (nhiều tỷ tỷ năm)
Nếu dùng mã QR để quét các hành tinh trong vũ trụ của chúng ta thì sao ?
Các nhà khoa học dự tính có khoảng (7x10 ^ 22)
Phương trình Drake là công thức xác suất toán học do nhà thiên văn học Frank Drake đề xuất, dùng để ước tính số lượng nền văn minh ngoài Trái Đất trong Ngân Hà.
Người ta ước tính rằng có khoảng 15600000 hành tinh có sự sống. Giả sử rằng mỗi hành tinh có cùng dân số trên trái đất và cần quét mã QR. Mã số QR thậm chí còn đủ để toàn bộ vũ trụ quét trong nhiều năm.
2.602 x 10 ^ 131/1.56x10 ^ 7 = 1.668x10 ^ 124 năm (nhiều tỷ tỷ năm)
Nguồn: 
https://vn-z.vn/threads/thanh-toan-bang-ma-qr-co-bi-can-kiet.22403/?fbclid=IwAR1HvNGOzRS3_-sONFLal5jzJRQB-mPckv8ePmn7YjlSn6wrDem8LmGBGik
Trả lời
Có. Vì nó có giới hạn cũng như sự chịu đựng người yêu khi bạn đang cáuuuu vậy :)))
Nhưng mà khi quét và sử dụng tất cả các mã QR, con người chúng ta sẽ phải mất một thời gian dài, rất dài... nhiều tỷ tỷ năm đấy.
Mã QR (QR Code - viết tắt của Quick Response Code)
- mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave của Nhật từ năm 1994. QR xuất phát từ “Quick Response” có nghĩa đáp ứng nhanh, tức là loại mã này được giải mã ở tốc độ cao. Được công nhận là chuẩn quốc tế vào năm 2000. Công ty Denso Wave vẫn giữ bằng sáng chế công nghệ nhưng ai cũng có thể sử dụng mã QR mà không phải trả phí, chỉ cần được dùng theo chuẩn ISO/JIS.
Tôi có tìm hiểu về WeChat và biết rằng họ sử dụng mã thanh toán là ma trận 25 × 25. Mỗi hình vuông như đơn vị ma trận.
Có 25 khối trong mỗi hàng, tổng cộng 25 cột, ngoại trừ khối định vị và khối sửa lỗi dự phòng, còn lại 478 khối. Theo nhị phân, mỗi khối chỉ có hai tùy chọn, đen và trắng, vì vậy 478 khối về mặt lý thuyết có thể kết hợp 2 ^ 478 mã QR.
Mã hai chiều có kích thước 25X25 có thể được tạo ra số lượng mã QR là : 780437137578998057845399307448291576437149535666242787714789239906342934704941405030076525765872992789956732780351737
Bạn có thể đọc được con số trên không ?
Dự kiến WeChat sẽ sử dụng 600 tỷ mã QR mỗi năm. Như vậy cần mất bao nhiêu năm để dùng hết mã QR được tạo bởi kích thước 25X25?
Cùng làm một phép toán 2 ^ 478/600 tỷ = 1.301 × 10 ^ 132 năm (hơn một nghìn tỷ tỷ năm), Với con số này thì có rất nhiều mã QR đủ để loài người sử dụng trong hàng nghìn tỷ năm.
Phép tính này 1.301 × 10 ^ 132/5 = 2.602 x 10 ^ 131 năm (nhiều tỷ tỷ năm)
Nếu dùng mã QR để quét các hành tinh trong vũ trụ của chúng ta thì sao ?
Các nhà khoa học dự tính có khoảng (7x10 ^ 22)
Phương trình Drake là công thức xác suất toán học do nhà thiên văn học Frank Drake đề xuất, dùng để ước tính số lượng nền văn minh ngoài Trái Đất trong Ngân Hà.
Người ta ước tính rằng có khoảng 15600000 hành tinh có sự sống. Giả sử rằng mỗi hành tinh có cùng dân số trên trái đất và cần quét mã QR. Mã số QR thậm chí còn đủ để toàn bộ vũ trụ quét trong nhiều năm.
2.602 x 10 ^ 131/1.56x10 ^ 7 = 1.668x10 ^ 124 năm (nhiều tỷ tỷ năm)
Nguồn: 
https://vn-z.vn/threads/thanh-toan-bang-ma-qr-co-bi-can-kiet.22403/?fbclid=IwAR1HvNGOzRS3_-sONFLal5jzJRQB-mPckv8ePmn7YjlSn6wrDem8LmGBGik
Theo mình biết thì mã QR như 1 ngôn ngữ thôi, nó dành cho máy đọc và tùy loại có thể mã hóa đc đến 7.089 ký tự số hoặc 4.296 chữ và số. Việc chúng ta sử dụng QR code chỉ đơn thuần là đưa 1 dòng văn bản vào đó mà thôi, nên miễn dưới các mức trên, bạn có thể đưa vào đó bất cứ câu chữ gì. Nên nó sẽ ko cạn kiệt vì nếu dòng văn bản của bạn giống ng khác thì QR code của bạn sẽ giống của ng ta. 
Do vậy QR chỉ bị giới hạn ở việc chỉ mã hóa đc 1 lệnh có độ dài tối đa. Nhưng nó ko quan trọng lắm khi QR thường dùng để điều hướng đến 1 trang web với 1 lượng dữ liệu khổng lồ, nhưng đường dẫn thì chỉ cỡ 100 ký tự đã là rất nhiều rồi.
Nên dù có giới hạn, nhưng QR chắc sẽ rất khó để cạn kiệt. Và khi cạn kiệt ư? Có lẽ lúc đó con người ko cần đến nó nữa hoặc theo mình có thể chỉ cần làm nó to lên để thêm 1 số module mới, và cập nhật các thiết bị đọc là xong. 

 Trong bài toán để thóc lên bàn cờ 9x9 ô, ô đầu tiên 1 hạt, ô thứ 2 4 hạt, cứ thế gấp đôi lên. Đến ô thứ 81 số hạt thóc cần thiết có thể phủ khắp bề mặt trái đất.

Như vậy để biết sức mạnh khủng khiếp của cấp số nhân. Ở đây bài toán cũng tương tự. Nếu 177x177 thì tổng các phiên bản khả dĩ là siêu lớn, không phải 2^81 nữa mà 2^31329.

Kết quả gần đúng là 9x10^9430. Tức là 9 tỉ tỉ .......tỉ tỉ (1000 chữ tỉ).

Một con số quá khổng lồ để cạn kiệt.

Tuy nhiên QR cũng có các quy tắc của nó, dẫn ra thì dài dong, nhưng chúng ta có thể thấy ô đen luôn xấp xỉ bằng ô trắng và sự phân bổ của nó tương đối đồng đều. Nhưng vì số lượng quá khổng lồ nên nó có thêm nhiều quy tắc vào cũng còn rất lớn. Người ta bắt đầu nghĩ cách để mã QR có thể tự sửa lỗi. Tức là nếu cái mã được in lên một mặt cong, nhăn, mất góc, nó vẫn cho phép suy ra được thông tin còn thiếu. Tất nhiên họ cũng không làm được 100%. Chỉ đâu đó dưới 20%.

Một cách nôm na như vậy để hiểu cơ bản về mã QR. Và giả sử đến một lúc nào đó nó cạn, thì chỉ cần tăng số ô lên, hoặc thêm màu sắc thay vì chỉ đen và trắng. Ví dụ thêm 1 màu thôi. Số lượng sẽ là 5x10^14947.

Xin lũi mn, tui dở toán tui đọc giải thích của mn tui lú dữ thần luôn kkk.
Mà thú zị lắm.
Cảm ơn mn đã đóng góp 🤣🤣